Hôm nay tôi nhận được ý kiến phản hồi của một
cô thi sĩ, ca sĩ sinh đẹp một câu nói hơi cường điệu theo kiểu con gái miền Nam
Bình Định quê ta. Đại để:
“ Úi trời ơi! Đọc thơ Anh Lu Hà buồn quá, nếu
phải ăn cháo mà đọc thơ này thì sầu cảm và chết bệnh luôn.“
Lu Hà: Cám ơn Truc Hoang Le ( tên gọi trên
Facebook ), trình độ của một nữ thi sĩ ca sĩ mà nói vậy là chia sẻ tri âm rất
nhiều với tôi đó. Lu Hà sẽ tiếp thục soạn hết thơ tình dài cho vào chùm cho
ngăn nắp. Mới soạn đến chùm 70 thôi. Khả năng phải là 150 hay 160 chùm mới
xong? Cô Truc Hoang Le cứ thong thả nhẩn nha thưởng lãm chắc còn nhiều bài buồn
nẫu ruột ra. Phần những chùm thơ ngắn dài không quá 22 câu tôi đã soạn xong rồi
cô ạ.
-“Đây cũng là một phonh cách riêng, quan trọng
của tay bút là phải tạo được cho mình sự chú ý của bạn đọc...chúc thành công Hà
Lu ( Lu Hà ) nhé!“
Lu Hà: Cái chính không phải là tạo ra sự
chú ý điểm tô cho cá nhân. Đây là ý chí hùng cường, một sự dấn thân để được hiện
sinh chứ không phải sinh tồn.
Tôi đã từng viết một bài thơ: " Vì Sao
Ta Phải Làm Thơ " và một bài luận những yếu tố cần và đủ cho một hồn thơ.
Làm thơ mà có ý nghĩ sẽ nổi danh hay chỉ cần
vài ba bài hy vọng lưu danh thiên cổ là cách nghĩ của những kẻ tầm thường chả
có gì đáng để nói cả và y suốt đời chỉ nuôi khát vọng và sự hằn học, y cũng làm
thơ, nhưng không bao giờ lưu danh thiên cổ. Hữu Loan thực ra không biết làm thơ
chỉ bày tỏ cảm xúc, xúc động nhất thời truớc cái chết của người vợ trẻ mà khóc
bằng những câu chữ có vần, theo kiểu thơ tự do mà cũng gọi là lưu danh thiên cổ.
Ông cũng không ngờ cho cái bài Màu Tím Hoa Sim lại là bài thơ tình hay như vậy.
Vậy ta hãy sống hết mình yêu thương căm giận
hỉ nộ ố ái đủ cả, hãy thật với lòng mình. Làm thơ còn là sự truyền bá tư tưởng
yêu thương giúp cho con nguời ta sống lành mạnh hơn, bớt hận thù ghen tỵ đố kỵ.
Một việc làm cặm cụi khổ hạnh tốn thời gian lắm và phải có cả niềm đam mê nữa,
tuy chẳng bổng lộc lợi nhuận gì mà chỉ là gửi những tấm thông điệp những tín hiệu
nhấp nháy cho những tâm hồn đồng điệu xích lại gần nhau hơn xoa dịu cho nhau những
nỗi đau bất hạnh cô đơn và sưởi ấm trái tim nhau.
Vậy Lu Hà tôi làm một bài thơ tặng Truc
Hoang Le và cũng hy vọng được Truc Hoang Le đáp lại tấm thịnh tình bằng một bài
thơ êm dịu mát mẻ hay sôi nổi nóng bỏng tùy hứng cảm nhé:
Gương Coi Bóng Mờ
viết tặng Truc Hoang Le
Nhân sinh trong cõi trần gian
Xót xa bát cháo ruột gan cấu cào
Hồn mây ai oán khi nào
Tình yêu rạn vỡ nghẹn ngào khổ đau
No cơm ngây ngất sang giàu
Cần chi thơ phú âu sầu lệ rơi!
Nắng mưa là bệnh của trời
Hoài lang dạ cổ rã rời vành tang
Thẫn thờ hoa bước sang ngang
Giai không tứ đại dở dang lỡ làng
Củ khoai rau sắn mơ màng
Tiếng thu nức nở bóng chàng lìa xa
Thơ cay khoé hạnh sa bà
Vẳng nghe gió hú ngân hà mờ soi
Sân ga kêu thét tiéng còi
Giật mình ngồi dậy gương coi bóng mờ...!
2.9.2014 Lu Hà
-“Hà Lu ( Lu Hà ) ơi! Sao thơ luôn buồn quá
vậy? “
Lu Hà: Cám ơn Truc Hoang Le. Thơ buồn là đạt
đúng chỉ tiêu của người cầm bút rồi đó. Tất nhiên cũng có thơ vui, nhưng thơ
tình phải buồn cô ạ, càng buồn càng tốt. Đọc thơ tình mà rớm lệ là thi sĩ hởi
lòng hởi dạ rồi.
Thiên hạ từ năm 1932 đến nay ngày nay mới
chỉ có mấy câu buồn được coi là qúy gía trong kho tàng thơ tình, tình thơ của
dân tộc:
“Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
Trời ơi, người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng “
hay : Đời vắng em rồi say với ai?
Hay câu:“ Nhưng không chết người trai khói
lửa
Mà chết người gái nhỏ hậu phương
Má tôi ngồi bên mộ con
Đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
Thành bình hương
Tàn lạnh vây quanh ...“
Hay câu “ Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười “
Lời thơ theo tôi là tầm thường ngôn ngữ giản
dị rất dân gian mà lại khoan sâu vào trái tim người.
Đó là những câu có nguồn gốc tâm lý sâu xa
của một nước nông nghiệp lạc hậu, hợp quần chòm xóm. Chịu ảnh hưởng lâu đồi bởi
luân lý tam giáo hòa đồng: Lão,Phật, Khổng rất đậm nét trong văn thơ Việt Nam.
Còn Ki tô giáo là theo văn học phương Tây, loáng thoáng trong thơ Hàn Mạc Tử
cũng rất buồn.
Hãy nên tìm hiểu qua cuộc đời ông Hoài
Thanh là một tấn bi kịch. Ông chủ truơng nghệ thuật vị nghệ thuật và ông đã viết
cuốn Thi nhân Việt Nam trong phong trào thơ mới 1932 – 1941.
Theo tôi là hay nhất thời đó, khi văn
chương Việt Nam mới chập chững những bước đi đầu tiên khi đã thành thạo chữ quốc
ngữ. Sau đó lại chính ông Hoài Thanh nguyền rủa phỉ nhổ nó, lên án tố cáo nó.
Trường hợp Hoài Thanh rất giống Xuân Diệu tự đốt thơ mình mà mong thiên hạ đừng
nhắc đến những bài thơ tình buồn của ông ta nữa. Thực ra có cái quái gì đáng gọi
là buồn ghê gớm đâu mà anh nghe theo Đảng tự chụp mũ cho mình?
Theo quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật của
ông Hoài Thanh thơ tình phải buồn nhưng sau cách mạng tháng 8 nhất là từ năm
1950 ông quay ngoắt lại 180 độ ông đả phá chính tác phẩm của ông kịch liệt mà
Thi nhân Việt Nam có gì ghê gớm đâu chỉ tuyển chọn chừng 160 bài thơ lác đác của
40 tác gỉa. Có người thời đó làm thơ nhiều tối đa khoảng 200 bài như Xuân Diệu,
Nguyễn Bính, Tản Đà, Hàn Mạc Tử có người cả đời chỉ tủn mủn một hai bài ông
cũng đưa vào. Ông cho là thơ tiểu tư sản, là ủy mị ôm chân đế quốc. Tuy chưa
dám gọi là phản động. Nên sau này về già có người mỉa mai chê ông :
“Vị nghệ thuật một nửa đời
Nửa đời còn lại vị người cấp trên
"Thi nhân" còn một chút duyên
Chẳng cầm cho vững lại lèn cho đau...“
Và Hoài Thanh sượng sùng trả lời tự bào chữa
cho mình: Tay này nó biết mình mê Kiều nên nó dùng lối lẩy Kiều để vẽ chân dung
thì khéo thật. Tuy vậy câu thứ hai nói oan và nói ác quá. Có không ít người
nghĩ như thế về tôi.
Một đời làm văn tôi chỉ tìm cái hay cái đẹp
để bình. Đó là điều ham muốn của tôi. Vậy mà tôi đã vấp phải khối chuyện phiền:
kẻ yêu, người ghét. Thậm chí tôi còn bị vu cáo, bị nói oan. Tôi biết vậy nhưng
không thể sống khác, viết khác cái tạng của mình. Điều mà tôi có thể hoàn toàn
yên tâm và tự hào trước lúc đi xa là tôi đã sống và viết hoàn toàn trung thực.
Thật là buồn cho ông Hoài Thanh vì bát cơm
manh áo sẵn sàng khom lưng làm tôi tớ cho Trường Chinh, Hải Triều, Tố Hữu là
phái nghệ thuật vị nhân sinh. Trong thơ phải có sắt thép, có lửa, có chém giết
để phục vụ cách mạng theo quan điểm đấu tranh giai cấp. Phần lớn những nhà thơ
tình thời vàng son 1932 - 1941 đều bị ông Hoài Thanh và Tố Hữu trừng trị sát phạt
trừ Xuân Diệu và Cù Huy cận là hai tay cộng sản cộm cán có thế lực trong Đảng.
Theo Lu Hà tôi, thơ tình buồn sẽ có tình
thương, có tình thương sẽ không có hận thù giai cấp và sẽ thủ tiêu đấu tranh
giai cấp là tư tưởng tư do dân chủ mà những người như cô Truc Hoang Le hay như
tôi đây đang muốn sống như vậy đó. Tôi nói như vậy có đúng không cô? Chắc chắn
cô sẽ đồng tình như vậy rồi. Vì cô cũng hay hát những bài ca rất buồn về nỗi
đau nỗi oan khuất của đồng bào và dân tộc mình mà?
Trước đây khi Trúc chưa vào facebook tôi có
quen một nữ thi sĩ.Tôi quý mến vô cùng vì cô em này làm thơ rất hay. Cô ấy đối
đáp với tôi rất tài tình. Tôi biết ngoài cô ta ra không ai có khả năng thiên bẩm
này.
Tôi hừng hực trái tim bốc lửa hăng say làm
thơ với cô ta, luôn bênh vực nâng đỡ cô ta chằm chặp như nguời em gái thơ mến
yêu có một không hai này. Nhưng một số kẻ tâm địa nhỏ nhen xấu xa bẩn thỉu muốn
ly gián chúng tôi, theo kiểu khai thác mâu thuẫn phân hóa nội bộ. Họ ào ạt xung
phong nhận làm bạn thơ với cô ta cứ huynh huynh muội muội, chú chú cháu cháu,
thày trò, cha con rôm rả thân tình lắm. Sau đó họ lợi dụng Email của cô ta ồ ạt
tấn công tôi. Tôi suy nghĩ thực chất là họ muốn tiêu diệt nguồn cảm hứng của cô
ta. Họ không muốn cô ta là một thi sĩ thơ tình đúng nghĩa, nếu cứ mải mê quấn
quít với Lu Hà. Cô ta phải là người của họ, của Đảng và ông bác Hồ gì đó
Họ muốn cô ta, hãy giao du với họ thơ họ
hay tài tử hơn tôi. Hãy cùng họ đứng dưới lá kỳ của Đảng: Nghệ thuật vị nhân
sinh.Trong tình thương yêu, bác ái hòa đồng bao la để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
trên đỉnh cao vinh quang của trí tuệ và thơ ca. Tô vẽ thêm cho thềm thảm thơ
nhung lụa của dân tộc…
Họ ra rả phận tích với cô ta về tôi nào là:
kiêu ngạo, khinh người hay lên giọng dạy đời. Họ thừa văn chương cổ kim Âu Á
tinh hoa cổ học, nhưng họ khiêm tốn mà không thèm viết đó thôi. Họ nhờ vả cô ta
vì họ vì tình huynh muội, tỉ muội chú cháu, hãy khuyên nhủ tôi làm thơ viết văn
sao cho đươc mọi người qúy mến kính trọng. Nghĩa là nghệ thuật vị nhân sinh.
Cô ta có biết đâu nói nhiều quá với tôi là
thừa thãi, kh ông biết mình chỉ làm đầu sai cho kẻ khác mà vẫn nghĩ là mình quảng
đại. Quen biết lâu mà cô ta vẫn không hiểu tôi là ai. Mới chỉ là người đâu mà
thật thà vậy, chẳng tế nhị chút nào, vẫn nghĩ là tôi luôn có xung đột có tính
chất cá nhân riêng tư, tính cách gì đó khác với thiên hạ mà không biết hòa bình
dĩ hòa vi qúy trong tình thương yêu vì chúng mình cùng là người Việt cả, cùng
là văn thi sĩ cả.
Tôi nghĩ bụng: Nào tôi có biết họ là ai
đâu? Ông A, bà B, anh Kèo chị Cột nào đâu? Thơ văn tôi làm ra là nỗi lòng của
tôi chứ có phải vì ai, vìcái quái gì đâu? Ai thích thì đọc, không thích đọc thì
bước xéo, cút xéo đi. Cô ấy bảo: Bạn bè văn thơ chí thân của cô là bạn chứ
không phải là bè, họ đều gọi tôi là thằng có chứng bệnh: epilepsie, nghĩa là có
vấn đề về triêu chứng thần kinh. Tôi ngán quá, biết thừa cô ấy trúng bẫy trúng
mưu ly gián, chúng muốn triệt niềm vui và sáng tạo của chính cô ta với tôi.
Nhưng cô ta cứ khăng khăng gọi họ là tỉ muội, huynh muội gì đó chú cháu thân mật
tin tưởng lắm mà nghi ngờ cả sự chân thành của tôi và còn khuyên nhủ cả tôi nên
bỏ tính cách cá nhân bẩm sinh đi. Lại còn bóng gió: Ở đời thật bất hạnh cho những
ai sống không có niềm tin vào con người. Đại ý: Tôi là một ngã Tào Tháo bạ ai
cũng nghi là dư luận viên là cộng sản.
Có thể thời gian đó họ đánh hơi thấy cô ta
muốn làm thơ về cảnh tỵ nạn vượt biên vượt biển gì đó. Vì cô ta tự viết ý tưởng
này lên mạng Facebook. Họ muốn chặn đứng ngay lập tức bằng mọi cách, không lẽ bảo
hiền muội đừng viết nữa, hay cháu gái ngoan của bác của chú đừng viết nữa và họ
giở chiêu giả vờ mâu thuẫn với tôi về văn thơ, về tính cách tôi thiếu tế nhị
trong giao tiếp xã hội, bạn bè facebook. Tôi hay làm thơ nhạo báng đời, dạy đời
khoe học vấn. Đúng vậy tôi hay viết văn phê phán cộng sản và đã từng khuyên nhủ
một cô gái là học sinh có thể là đoàn viên thanh niên cộng sản hay dư luận viên
gì đó. Và họ nhân đà đó tấn công tôi thông qua cô thi sĩ mến yêu của tôi. Tất
nhiên là tôi sẽ ngán và quan hệ với cô ta không còn thân mật nữa.
Thằng đàn ông là thi sĩ nó thích đàn bà con
gái ở 3 điểm: Xinh đẹp, làm thơ hay, biết hát và ngâm thơ. Nghĩa là trong đầu
nó phải tạo ra hình ảnh đẹp về người đó để nó cảm hứng sáng tạo.
Xét cho cùng người bị thiệt truớc tiên là cô
nữ thi sĩ ngây thơ đó và tôi vẫn là tôi. Tôi có làm gì trái với luơng tâm đâu?
Tôi đơn giản chỉ là văn sĩ viết ra những gì tự lòng mình cảm thấy, chẳng chống
cá nhân ai và ai động đến danh dự của tôi một cách vô lý thì tôi phải nói cho họ
hiểu. Hôm nay, rất vui có quen bạn thơ chí khí và có hiểu biết như Truc Hoang
Le.
Đôi dòng tâm sự với Truc Hoang Le và cả những
ai thật lòng có thiện chí muốn đọc muốn học hỏi để trau dồi kiến thức kinh nghiệm
cuộc sống và văn thơ.
Trong văn chương sáng tạo lấy ngòi bút tờ
giấy làm phương tiện, ngày nay là máy tính. Không thể bảo tôi biết tất cả,
nhưng tôi khiêm tốn, tôi không thèm viết. Viết lách nhiều như Lu Hà tràng giang
đại hải là khoe khoang là xấu. Vậy khiêm tốn đạo đức như ông Hồ Chí Minh mà
cũng lén lút viết cuốn Vừa đi đường vừa kể chuyện thì không xấu à? Loại người dốt
nát miệng câm như hến vào fabook chỉ để chửi bậy phá bĩnh hay nhấn chuột khen
vuốt đuôi ai đó có đáng gọi là khiêm tốn không? Chuyện nhấn chuột like khen ai
đó là tùy lòng mình nếu như lòng mình thật sư thích. Nhưng cái trò gửi Email để
công kích người khác mà người ta chẳng biết mình là ai, là cách hành xử của bọn
vô học, vô lại, tiểu nhân, vô tri, vô giác, rác rưởi cặn bã chứ văn thi sĩ quái
gì.
Tiếng Đức có từ: Volksverhetzung,
Menschenwürde. Để chỉ những kẻ hay dùng Email, điện thoại, nặc danh, ném đá dấu
tay, nói xấu sau lưng, mượn tiếng phê bình giúp đỡ để bí mật chống ai đó. Theo
Lu Hà nghĩ là lũ vô lại, mất dạy chứ văn thi sĩ gì đám rẻ rách này?
Lu Hà tôi xưa nay rất ghét cái trò ném đá dấu
tay, nặc danh . Lu Hà tôi rất ngạc nhiên cô thi sĩ này thông minh vô cùng mà lại
ngây thơ như vậy? Có thể là do tình cảm lấn át lý trí, vì cái tình cảm huynh muội,
tỉ muội, chú cháu, cô cháu, thày trò mù mờ làm cô ta loá mắt đi chăng, mất đi
khả năng phân tích, suy luận của một trí tuệ văn nhân hoàn hảo? Thật là đáng tiếc
cho một nhân tài, một tấm lòng lương thiện, một tâm hồn trong sáng với thơ văn
nghệ thuật mà lại để kẻ khác lơi dụng và làm hại ngay chính bản thân mình bởi
những câu chữ tỉ tê trên mạng: Em gái thân thương của chị ơi! Cháu gái tài ba
hiền thục của bác của chú ơi! Muội muội của huynh ơi! ….
Lu Hà viết như vậy chả có ý gì công kích với
cô ta, Lu Hà rất thuơng nhớ cô ta, cũng chỉ xin cầu Chúa hãy bảo vệ cô ta, mà
muốn nhân đó để làm cái vốn kinh nghiệm cho các bạn trẻ khi vào facebook, muốn
cho mọi người nên suy nghĩ lời tâm sự của tôi có gía trị nhân văn, văn học
không? Có chân thành ngay thẳng không?
Tôi cũng muốn nhấn mạnh một điều thế nào là
nghệ thuật vị nghệ thuật là hãy viết ra những gì mà mình cảm thấy yêu thấy
thích. Cái đáng yêu nói là yêu, cái đáng ghét nói là ghét. Như vẽ một bức tranh
theo ý mình mà chả ai mua dù có phải sống nghèo khó hay là vẽ bức tranh để chiều
lòng người, để có tiếng khen ngợi kính trọng ngưỡng mộ và bán ra nhiều tiền mà
tự mình phải sống giả dối với chính mình? Vì trong thâm tâm mình có thích nó
đâu? Mình chỉ thích bức tranh mà riêng mình thích mà thôi và thiên hạ lại ghét
bỏ phỉ nhổ nó.
Ngược lại là nghệ thuật vị nhân sinh như kiểu
cô thi sĩ nọ khuyên tôi nên viết văn làm thơ cho mọi người ta qúy trọng dù đó
là bọn cam dư luận viên hay bọn lưu manh vô học gỉa trá tự nhận là văn thi sĩ?
Các bạn, hãy viết gì chân thật ngay thẳng
cho chính mình đọc và vì mình chứ không phải vì ai khác hay vì mấy cái like nhấn
chuột của thiên hạ khen mình? Van God phải tự bắn vào đầu mình vì tranh vẽ
không ai mua. Nhưng ông là một thiên tài của nghệ thuật hội họa hàng trăm năm
sau người ta mới hiểu và qúy trọng ông và tranh của ông.
Cái đểu cáng là bọn chúng nó rất tinh quái
khi chúng nó đọc trên mạng facebook và nó biết tôi rất thương qúy cô ấy và
chúng nó lăn xả vào để làm quen với vài bài thơ bỏ túi xã giao qua lại bóng
bàn… Sau khi tạo ra sự cảm tình thân thiện, tin tưởng vững chắc rồi thì chúng
nó mới xử dụng cô ta như một con bài, một công cụ để khuyên răn lung lạc Lu Hà
tôi. Chúng nó cố tạo ra những mâu thuẫn vớ vẩn với Lu Hà vì chúng biết Lu Hà
này rất ngay thẳng, rất nóng tính với những bất công xã hội, với những câu hỏi
ngu xuẩn đâm hông và Lu Hà sẽ phản pháo ngay với những lời lẽ nặng nề.
Sau đó chúng nó sẽ thừa cơ vu khống Lu Hà
này mất lịch sự, khinh người. Vì Lu Hà có mặt ở trong trang của cô ta mà chúng
phải bỏ chạy. Trong khi đó chúng viết lách gì thì Lu Hà này mặc thây cái con mẹ
chúng nó. Miễn là chúng nó nên lờ Lu Hà này đi. Lu Hà viết gì thì mặc xác Lu Hà
là xong. Nhưng bản chất lưu manh, bất tài, tiểu nhân bần tiện chúng nó có chịu
ngồi yên đâu cứ suy luận lời Lu Hà viết theo kiểu đầu gà óc bã đậu mới khổ kia
chứ? Đến mức cô ta buộc phải lập ra hai trang: Một dành riêng cho Lu Hà và một
trang dành riêng cho chúng nó.
Một khi cô Thi Sĩ đó cũng cảm thấy Lu Hà
này ngạo mạn thật khi đụng đến vấn đề chính trị ý thức hệ. Cô ấy thì chả chính
trị chính em quái gì, và cô ấy cũng chẳng cần quan tâm làm quái gì, không đọc
không hiểu Lu Hà viết gì mà chỉ nghe chúng nó nói và cảm thấy Lu Hà này to mồm,
coi bạn cô ta chả ra gì. Khi đạt đươc sự đồng cảm hiểu lầm của cô ta là lúc
chúng thông báo cho nhau ồ ạt cùng một lúc gửi Email vào cho cô ta đọc đống thư
rác, cùng chung một ý kiến công kích Lu Hà và cô ta sẽ không chịu nổi thương cho
đại ca Lu Hà của cô ta, cho ông anh gìa mà cô ta rất cảm mến ngưỡng mộ mà lại bị
đám
bạn bè gìa có trẻ có mà cô ta lầm tưởng là
tử tế lại công kích tôi như vậy? Cô ta đau lòng buộc phải viết cho tôi, hy vọng
tôi nhận ra khuyết điểm của mình mà sửa chữa. Cô ta cho là tính cách tôi như vậy
là do quá khứ đau thương về gia cảnh về sự nghiệp vân vân và vân v ân… Cũng lại
là một kiểu suy luận ngây thơ ấu trĩ. Nhưng thần phép nào mà lại làm thơ rất
hay? Kể cũng lạ thật?
Tính cách cái con khỉ gì mà phải sửa chữa?
Chính cô ta bị chúng nó lợi dụng tình cảm, chúng nó xỏ mũi dắt đi trên mạng
Facebook mà không biết. Vì vậy tôi phải viết cho cô em hiểu, thiên hạ hiểu, bọn
lưu manh chó ghẻ này nó hiểu. Để chúng không còn khả năng tác yêu tác quái làm
hại người khác nữa.
Lu Hà này viết vậy các bạn hãy coi như là
tinh đời thừa biết thủ đoạn lưu manh của bọn văn thi sĩ hút thuốc lào vặt đánh
rắm rong đi. Nhưng cô ta thì không mà còn ngưỡng mộ tụi nó mới chết . Ví dụ như
với vài bài thơ đường thuận nghịch đảo chữ chơi chữ gì đó mà tưởng hay ho lắm
tài cao trí rộng lắm. Hay thủ đoạn thơ hoạ tếu táo bông đùa rẻ tiền chả có niêm
luật quái gì rồi cười ha hả hay quá là hay….
Có thể tụi cộng sản ở ban tuyên giáo trung
ương rất tinh quái mà có kế họach ru ngủ thi sĩ yêu thơ chỉ quẩn quanh với vài
chữ như kiểu làm thơ đường thuận nghịch mà quên đi những sáng tạo rộng rãi,
quên đi nhiệm vụ kẻ sĩ là lên án những bất công trong xã hội? Tất nhiên làm thơ
đường thuận nghịch để rèn luyện tính kiên trì, kiên nhẫn cũng tốt, giảm bớt quá
trình ung thư xơ não hóa cũng tốt thôi, nhưng không được lôi cuốn người khác
như một chiêu bài làm mất thời gian của người ta và gửi Email để chống đối người
thứ 3, cấm nặc danh, cấm lén lút dùng Email làm phương tiện khủng bố tâm linh
tình cảm người khác. Còn tự mình không có khả năng phân biệt trắng đen mà cứ
lăn vào đọc đống thu rác đó thì mình phải tự chịu khổ hạnh mà thôi, ai gánh vác
thay cho đây?
Trên Facebook nguyên tắc sân chơi quen ai
thì biết nguời đó cấm dây dưa củ hành củ tỏi sang người khác, Ai tốt ai xấu nên
mặc xác người ta, đừng dây vào mà nên giữ thái độ trung lập, không để ai lợi dụng
mình nhắn tin gì đó cho người thứ 3. Tôi nói như vậy có đúng không?
3.9.2014 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét