Thứ Ba, 16 tháng 7, 2019

Lăn Lộn Trường Tình (3)


Truyện kể của Lu Hà phần 3

Tôi yêu M và M có yêu tôi không? Có chứ, rất yêu có khi còn hơn cả tôi yêu M. Tôi yêu M vì cái gì? Tôi thấy em rất ngoan, lúc nào cũng thỏ thẻ bên tôi. Còn tôi là một ngã lắm mồm lắm miệng dọc đường ngồi trên xe máy hay trên xe đạp thì nghe tôi kể hết chuyện nọ tới chuyện kia... Thấy tôi khi giao tiếp với những thành phần trí thức thì tỏ ra hào hoa phong nhã, lịch lãm văn chương. Thấy tôi tiếp xúc với đám giang hồ anh chị thì tỏ ra sắc sảo ranh ma. M yêu tôi, chắc chắn không phải chỉ vì tôi mới đi Tây về, mà vì cách ôm ấp vuốt ve cưng nựng, làm dục vong của M cũng nổi lên điên cuồng. Nhưng vì M còn nghe lời mẹ căn dặn mà không dám ăn nằm với tôi cho đã cơn nghiền. M cũng muốn cưới mau mau chứ không để tôi cứ kiểu này mãi thì làm sao mà chịu nổi…? Lợn bị treo cám, thèm lắm mà không được ăn. Có khác chi là một hình phạt tự đày đọa mình cả về tinh thần lẫn thể xác…Con người bằng xương bằng thịt chứ có phải gỗ đá sắt thép đâu?

Lăn Lộn Trường Tình (2)


Truyện kể của Lu Hà phần 2

Con người ta sống không thể không có tình yêu, đỉnh cao của tình yêu là khoái cảm xác thịt nhục dục sau mới đến lý trí. Có người phụ nữ nói thẳng với tôi trên mạng Facebook: Nghe anh nói chuyện sao mà dâm đãng bệnh hoạn vô cùng. Nhưng lạ thay chỉ có một người nói với tôi như vậy, còn đa số lại thích nghe tôi viết văn tả cảnh thác loạn tục tĩu riêng tư với họ. Họ mê man sung sướng rất hạnh phúc nghe một thi sĩ tình thơ kiêm văn sĩ tả cảnh làm tình bằng trỉ tưởng tượng phong phú như vậy như một đặc ân của tạo hoá ban tặng riêng cho họ một cách phiêu linh thầm kín có thanh có tục một cách hài hòa thú vị hấp dẫn vô cùng.

CHƯƠNG IX. Lăn Lộn Trường Tình (1)


Truyện kể của Lu Hà phần 1

Số tôi sinh ra là để long đong lận đận trên trường đời và trường tình. Đời tôi là một chuỗi dài tắm bằng nước mắt của đàn bà. Bố tôi đã giới thiệu nàng cho tôi, chị gái và anh rể cũng muốn vun đắp cho mầm xanh ái tình của tôi và nàng nảy nở. M quả là đẹp thật từ khi sinh ra tôi chưa thấy cô gái nào đẹp như nàng. Nàng có khuân mặt hao hao giống N nhưng nàng trắng trẻo hồng hào toàn thân ngồn ngộn tràn trề nhựa sống hơn N. Người con gái ngaỳ xưa ở bên Đức da ngăm đen, sau vài tháng lại trở nên vàng ệch và tôi đã ngao ngán lặng lẽ bỏ đi không thèm ngoảnh mặt lại nhìn và tôi coi như gái có chồng là thứ không thể xài lại được nữa, dù cho là có xài tạm trong những lúc trái gió trở trời cũng xin miễn cho.

Trở Về Việt Nam (5)


Truyện kể của Lu Hà phần 5

Mong mỏi thấp thỏm mãi cuối cùng chiếc hòm cũng về tới Việt Nam, tàu chở hàng từ cảng Rostock đã cập bến Hải Phòng. Nhận được giấy báo tôi đến ngay nhà thằng Cường có biệt danh là Cường bú tủm. May quá anh trai nó làm nghề lái xe tải. Đúng hẹn hai anh em nó chở bố con tôi đi Hải Phòng. Sau khi làm thủ tục giấy tờ giao nhận hàng xong, chiếc hòm dùng búa dìu bổ ra. Hàng của ai người ấy hối hả bốc lên xe. Số gỗ tôi cho anh em nhà thằng Cường hết, muốn bán đi hay mang về tùy ý.

Trở Về Việt Nam (4)

Truyện kể của Lu Hà phần 4


Trở về Việt Nam bỗng dưng tôi được phong lên một bậc giai cấp, trong lúc Việt Nam bị Hoa Kỳ cấm vận, đàn anh Liên Xô bị sa lầy tại chiến trường Afganistan ở trung nam Á, bị kiệt quệ trong cuộc chạy đua chiến tranh giữa các vì sao với ông Ronald Reagan chỉ còn đủ sức tắc tế cứu đói cho Việt Nam bằng những hạt bo bo vốn cho gia súc ăn. Đàn em Việt Nam cũng bị sa lầy ở Căm Pu Chia, dù cho có diệt được Khơ Me Đỏ con đẻ của Tàu, có vơ vét được hàng tấn vàng, rồi cũng phải nộp lại cho đại ca Nga Ba La Tư, lại bị Đặng Tiểu Bình trở mặt dạy cho một bài học, nền kinh tế bao cấp đang thoi thóp chết dần. Tôi ở Đông Đức mới về coi như mình tự lên một bậc giai cấp. Tôi từ một ngã nhà quê ba linh thôn chuyên mặc quần thắt dải dút trễ rốn bỗng thoắt trở thành một con người hào hoa phong nhã.

Trở Về Việt Nam (3)



Truyện kể của Lu Hà phần 3

Thằng em họ con bà cô ruột tôi đúng là lưng dài vai rộng, nó cao to vạm vỡ quá, chả bù cho bố nó ngày xưa nhỏ con tí xíu. Nó gồng lưng bắp thịt nổi lên cuồn cuộn đèo tôi trên gác ba ga, tôi cũng nặng gần 60 kg, cộng thêm cái va ly 30 kg với cái túi đeo ở cổ mà xe đạp không bị nổ lốp mới lạ? Thằng em này cũng ngót 70 kg. Vậy tổng cộng cái xe đạp thống nhất tàng tàng khổ hạnh phải chở khoảng 60+70+30=160 kg, ấy là tôi không tính thêm cái túi vải đeo ở cổ cho tròn số. Dọc đường nó cứ kể lể thằng B em trai thứ ba của tôi đã vào đại học bách khoa, nay đã to lớn đen thui như Chử Đồng Tử, vạm vỡ như một lực sĩ. Còn thằng thứ hai trắng trẻo giống mẹ thì đi bộ đội, thằng út đang học lớp 7 ở nhà vớt bèo nuôi lợn…

Trở Về Việt Nam (2)


Truyện kể của Lu Hà phần 2

Hình như tôi còn có nhiều duyên phận với căn nhà ở thị trấn Pirna nơi mà bà mẹ và cô em gái nhỏ hay sao? Thiên Chúa đã mách bảo tôi phải gắn bó với họ như trong một gia đình. Phải chăng Ngài đã chọn con làm con rể tương lai cho một dân tộc đã từng chịu nhiều đau khổ, đầy máu và nước mắt trên thế gian này. Tôi có linh cảm như vậy vì thấy họ gần gũi quá đỗi, nhưng không thể nào lý giải nổi hiện tượng tâm linh thần thánh này? Nên những ngày sắp sứa chia ly xa cách tôi thường hay ghi âm những buối trò chuyện với bà mẹ và cô em gái nhỏ…

CHƯƠNG VIII. Trở Về Việt Nam (1)


Truyện kể của Lu Hà phần 1

Thời hạn học nghề hóa chất dẻo này của tôi là 3 năm, nhưng do tình hình chiến tranh biên giới, giao thông đường sắt bị ứ tắc. Nhà nước Việt Nam bị Tàu cộng nện cho một đòn bất ngờ choáng váng, tí nữa là mất phăng teo luôn cả Hà Nội. Quân đội Liên Xô áp sát biên giới Trung – Nga vả lại Đặng Tiểu Bình như đã thỏa thuận với Hoa Kỳ chỉ dạy cho Việt Nam một bài học.

Mùa Xuân Hy Vọng (5)


Truyện kể của Lu Hà phần 5

Căn nhà hai mẹ con đang ở do nhà nước cộng sản phân phối theo tôi là khá rộng cho hai người, còn bà ngoại ở riêng thỉnh thoảng mới đến chơi thôi. Có lẽ ngày xưa trước khi Hitler lên nắm quyền bà và cha mẹ còn ở những căn nhà khang trang rộng lớn lắm. Vì ông ngoại cô gái tôi mới quen làm nghề kinh doanh sắt thép. Người chồng có giá thú của bà đã chết từ sớm, để lại cho bà hai người con, một trai và một gái có gốc gác bên Tiệp Khắc nhưng ông cũng không phải người Tiệp mà lại là một sắc tộc nào đó từ Ungarn tức Hung Ga Ri di cư đến từ hàng trăm năm về trước. Còn từ đâu đến Ungarn thì làm sao mà biết được. Khi hồng quân Liên Xô chiếm được Đông Đức có một viên sĩ quan Ivan ve vãn bà ta, vì bà lúc đó có thể gọi là hoa khôi, thuộc giới quý tộc có cửa hàng buôn bán đồ cổ.

Mùa Xuân Hy Vọng (4)


Truyện kể của Lu Hà phần 4

Hàng ngày tôi tập trì thiền tâm đức của Phật, yêu mến môn tập khí công để nâng cao sức khỏe thần trí, nhưng tôi tin tưởng có một Thiên Chúa toàn năng, Thượng Đế tối cao hơn cả Chúa Jeus và Phật Thích Ca. Ngài là ai không hình không tướng mà chỉ cảm thấy có trong tâm hồn tôi, có trong không gian và thời gian. Tồn tại thực sự trong vũ trụ này và tự mình chiêm nghiệm được trên con đường đời đầy khổ đau, bất hạnh, thất bại và thành công, yêu thương, ruồng bỏ và nhục nhã. Những lời dạy của các bậc thánh nhân hiền triết chỉ đáng để tham khảo kiểm nghiệm. Họ thông thái cái này thì họ lại cực kỳ ngu xuẩn ở cái khác. Cuối cùng họ chỉ là những diễn viên quay cuồng khua môi múa mép cho thiên hạ xem về một tấn trò đời mà thôi. Xin hãy đừng mù quáng mà tin lời họ nói, và cũng đừng bỏ ngoài tai những lời họ dạy. Lời nói chỉ có giá trị khi mình áp dụng vào thấy mình an nhiên tự tại, vui vẻ, vô tư sảng khoái thì lời nói đó, lời dạy đó mới có ý nghĩa.

Mùa Xuân Hy Vọng (3)


Truyện kể của Lu Hà phần 3

Mùa xuân là mùa của ong bướm đa tình, là mùa của trời đất giao thoa mà đơm hoa kết trái, là mùa của không gian vũ trụ vạn vật ngân nga bản tình ca muôn thuở. Lu Hà tôi mừng lắm, N đã về nước và cũng khỏi phải nhìn thấy cả những bộ mặt nhớp nhúa tiểu nhân hãm tài nhưng lại tỏ ra kênh kiệu ta đây. Sẵn có đồng tiền kiếm được từ đôi bàn tay lao động chân chính, chỗ 3 đồng, chỗ 4 đồng có khi gặp may còn được người ta còn trả cho 5 đồng Mark một tiếng. Bản bản tính tôi rất tiết kiệm như bà nội tôi, suy tính đắn đo, chứ không phải như loại bán trời không cần văn tự, hay loại thích đua đòi ăn chơi: Bán nhà đổi lấy cuộc say, bán vườn đổi lấy trận cười phá gia.

Mùa Xuân Hy Vọng (2)



Tôi nghĩ từ khi trái đất này có loài người, ngoài việc ăn uống hít thở khí trời họ được dạy dỗ bởi tâm đức và nhân đức. Tâm đức tuyệt đối chỉ có bởi Chúa Trời và Phật Thích Ca. Còn nhân đức do con người tạo ra. Khổng Tử là người thế nào? Thì hai nghìn năm nay ai cũng bảo là người đức cao trọng vọng. Ông Hồ Chí Minh và ông Mao Trạch Đông là người thế nào? Một nhóm người bảo là rất nhân đức. Hịtler là người thế nào? Thì cũng có nhiều người bảo nhân đức. Vậy cái nhân đức này chỉ đúng với nhóm người này nhưng lại là thất đức, ác đức là tội ác với nhóm người kia. Vậy con người có tâm đức hay không? Hay chỉ toàn là nhân đức thôi? Có chứ cái tâm đức đó tự nằm sâu thăm thẳm trong đáy lòng, trong trái tim mỗi người chúng ta. Chỉ tự cảm nhận mà có thôi, không ai có thể bày bán, hay khoe ra được. Cái tâm đức tuyệt đối chỉ có được nói như ông Mạnh Tử là nhân chi sơ tính bản thiện, tức là chỉ có được từ một đứa trẻ mới sinh ra. Vậy cưỡng bức cả thiên hạ hay con dân một nước học tập nhân đức của một người có phải là một trò hề trí trá không?

CHƯƠNG VII. Mùa Xuân Hy Vọng (1)


Truyện kể của Lu Hà phần 1

N đã về nước, tụi chó đẻ thằng Linh, con Vượng, con Phúc đã về nước, bọn tiểu yêu trong lớp tôi và lớp thằng Hải như rắn mất đầu. Không còn đứa nào muốn tuyên truyền xỉ nhục đấu tố tôi để cô lập tôi với đám công nhân Đức trong nhà máy nữa. Một màn đêm u ám đã xua tan, những đám mây xám xịt đểu giả khốn nạn tiểu nhân bần tiện cũng tiêu tan. N về nước tâm hồn tôi tràn trề hạnh phúc, trái tim tôi hồn thơ tôi lai láng thiết tha, tấm lòng tôi lại rộng mở sảng khoái với tha nhân. Những ngày cuối cùng N dồn dập tấn công tôi với cái trò ái tình câm lặng ở trong bếp, một tình yêu nham nhở chó cắn mèo cào dền dứ với củ khoai hà. Một tình yêu hấp hối giãy chết cũng vĩnh viễn chấm dứt. Tôi cũng có làm thơ để ghi lại tâm trạng khó chịu của mình. Nhưng để tránh cho văn phạm khỏi chồng chéo tôi đã viết riêng ra thành những chuyên mục luận về tình yêu. Ngày cuối cùng khi tất cả lũ lượt lên xe, nhưng N vẫn chạy nhanh tới bếp cố gắng trang điểm son phấn thật lộng lẫy như một diễn viên sắp lên sân khấu, N muốn chào từ biệt tôi nhưng không biết mở miệng nói thế nào, nhớn nhác nhìn quanh. N muốn ghi lại một hình ảnh một ký ức cho tôi như đánh sổ số vậy? Hy vọng sau này trở về Việt Nam tôi còn nhớ tới N. Tôi buộc phải chú ý quan sát, con mắt tôi lộ vẻ hiếu kỳ tò mò và vẫn là im lặng…

Thực Tế Trước Mắt (6)


Truyện kể của Lu Hà phần 6

Cư xá ngày càng trở nên đông đúc, có một lớp con gái Mông Cổ về ở, không nhớ học nghề gì và một lớp các anh em bộ đội xuất ngũ, phục viên khá cao tuổi sang học nghề thợ tiện. Các chú bộ đội tỏ ra rất thích thú các cô gái Mông Cổ. Phải thừa nhận ngồi bên cạnh các cô trong những đêm liên hoan tôi thấy toàn mùi thịt cừu hơi hôi hôi. Có lẽ vì sống trên đồng cỏ thảo mông sa mạc toàn ăn thịt cừu uống sữa dê nên tuyến mồ hôi các cô ấy toàn mùi cừu dê chăng? Không hiểu ngày xưa Thành Cát Tư Hãn, các vị vương phi hoàng hậu có mùi hôi như thế không nhỉ ?

Thực Tế Trước Mắt (5)


Truyện kể của Lu Hà phần 5

Truyện giờ kể tới thằng Phúc điên. Thật ra khi mới sang Đức nó chẳng điên loạn gì, nó to béo như một con trâu mộng. Chỉ vào một buổi sáng, khi nó nhận được thư nhà, biết tin hoàn cảnh gia đình nhà nó rất nghèo khổ thê lương, tang tóc luôn bị đói ăn thiếu mặc. Nó thấy xung quanh nó đa số đều là con ông cháu cha, đứa nào cũng có một vị thần hộ mệnh có bố là tùy viên quân sự  ở các nước như Tàu, Nga, Pháp, Đức, hay là bí thư các quận, viện trưởng viện kiểm sát thành phố Hà Nội. Đứa nào mặt cũng sưng lên vênh vênh váo váo kiêu ngạo khinh người ra mặt vì có bố làm quan to. Nên thằng Phúc này chán đời, mới uống một liều thuốc ngủ cho tới khi mọi người phát hiện ra gọi dậy. Thì than ôi hồn bay phách lạc, nó chỉ còn thiêm thiếp thở ra… Mọi người vội hô hoán gọi xe cấp cứu.

Thực Tế Trước Mắt (4)


Truyện kể của Lu Hà phần 4

Qua vụ ẩu đả đó, tôi thấy N nhìn tôi với ánh mắt thiết tha trìu mến, ngưỡng mộ cảm phục, tôi đã cảm nhận được. Nhưng bỗng thằng Nguyên lớp mới về đội thích chụp ảnh bảo với mấy người trong phòng: Muốn chụp ảnh truyền thần cho N, thì anh Liêm già từng là y tá trong quân đội nhận xét: Con N này có khuân mặt đẹp, nhưng người có nước da chì như vậy chắc hẳn trong người tiềm ẩn một thứ bệnh. Tôi nghe như vậy thấy rùng mình sởn cả da gà. Thôi đúng rồi dạo này thấy cô ấy hay đi khám bệnh, nghỉ ở nhà luôn, bỗng nhiên da chì, da vàng có thể bị bệnh gan hay suy thận. Căn bệnh này từ đâu? Có thể bị nhiễm chất độc hóa học trong nhà máy, có thể bị lây nhiễm bởi chính anh chàng còm làm nghề lột da, chọc tiết thú vật của cô ta. Trong khi hành nghề ba toa đồ tể do sơ ý bị vi trùng từ máu bò dê cừu lợn nhiễm vào một vết xây sát nào đó trên da, nên anh ta bị bệnh gan?

Thực Tế Trước Mắt (3)


Truyện kể của Lu Hà phần 3
Quả thật 3 ngã Đức, Quế, Phong này chỉ là loại ma xó dờ dẫn đi ăn xôi oản các chùa mà thôi, như quạ ăn sương vậy. Cậy thế là cán bộ quản lý sinh viên học sinh, tùy viên quân sự gì đó để xăm xoi các đội xem chúng nó nam nữ có ngủ với nhau không? Về các đội được bọn ma cô đội trưởng cung phụng rượu thịt, lại  chễm trệ ngồi trên ghế chánh án thẩm phán lưu động. Nghe các đội chúng nó kháo nhau tên Phong trong một cuộc hỏi cung một đứa con gái. Hắn khóa trái cửa lại, vặn vẹo con bé thế này thế nọ, phải cởi áo ra chỉ mặc một cái nịt vú, cởi cả quần dài ra  cho thoáng mát, khai báo thật chi tiết để chú ghi biên bản, tùy theo mức độ thành khẩn sẽ được giảm án. Không ngờ cơn động đực, động cái nổi lên chú Phong nứng quá không chỊu nổi, chú sờ soạng chú nài nỉ cháu cho chú được bú tí ti, cho chú được bôi trơn nòng đại bác dầu mỡ của cháu nước táo của cháu đang rỉ ra dàn dụa đầy bàn tay chú đây này. Con bé không chịu được sau này bị người yêu nó mắng mới viết đơn tố cáo lão Phong lên đại sứ quán và Phong bị đuổi về nước. Hình như ông Wagner cũng biết sơ qua chuyện này, ông ấy cứ cười hềnh hệch và gọi Đức Đức Đức… lơ lớ trọ trẹ của một ông tây gọi tên người Việt, mà về phòng tôi phải ôm bụng cười phòi cả cơm rau ra.

Thực Tế Trước Mắt (2)


Truyện kể của Lu Hà phần 2

Cuộc sống thực tế trước mắt đã làm cho tôi trở thành một con sói già đơn độc trong rừng hoang, tuy mới 24 tuổi đời mà tôi đã thực sự lọc lõi chai sạn gai góc hơn hẳn đám người Việt Nam. Lũ chúng nó chỉ là những con gà công nghiệp ngu dại tromg trại xúc vật nhưng lại tỏ ra kiêu hãnh, lúc nào chúng nó cũng nghĩ tôi ngu dại đần độn hơn chúng nó. Chúng nó cười cười, nói nói rỉ tai với bọn công nhân Đức là tôi chỉ là một thằng đần. Bọn công nhân Đức cũng chỉ là những con ngan con ngỗng công nghiệp nên có đứa nhìn tôi với cặp mắt diễu cợt, khinh  bỉ vì khi tới nhà ăn tập thể rất ít khi thấy tụi Việt Nam thích ngồi cạnh tôi và nói chuyện với tôi. Thôi mặc thây  kệ con mẹ chúng mày cả Việt lẫn Đức, tôi cứ sống ngang nhiên, làm việc đúng giờ và chẳng thèm để mắt đến ai, coi tất cả chỉ là liệt sĩ, là không khí vô tri vô giác thì làm gì nổi tôi?

Thứ Hai, 15 tháng 7, 2019

CHƯƠNG VI. Thực Tế Trước Mắt (1)


Truyện kể của Lu Hà phần 1

Nhìn về toàn thể bối cảnh cục diện hồi đó, thì ở Việt Nam sau khi thống nhất đất nước, khối xã hội chủ nghĩa đã hết nghĩa vụ cộng sản quốc tế, Nga Xô và Trung Cộng tranh nhau đòi nợ Việt Nam. Cuộc sống dân tình quá nheo nhóc bi đát cùng cực vô cùng. Tôi sang Đức học nghề không phải vì muốn học một cái nghề, chỉ là cái cớ để được sang đây lao động kiếm tiền là mục đích chính. Thực tế nghề ngỗng chó gì, 3 năm mang tiếng đi học thì một tuần có 5 ngày làm việc thì 3 ngày phải đứng phụ máy chạy như một thứ lao nô, còn 2 ngày người ta thuê giáo viên bên ngoài dạy vài chữ sàm xí đú, học lớt phớt lịch sử xã hội Đông Đức, tính ưu việt của thời kỳ quá độ tiến lên của chủ nghĩa cộng sản. Xét cho cùng là một ruộc, cũng chỉ là một thứ tuyên giáo rẻ tiền, vài bài toán trình độ cho lớp 7 hay lớp 8. Ông Wagner có trình độ của một kỹ sư ngành hóa chất, chuyên sản xuất da nhân tạo và ni lông phụ trách chúng tôi, dạy học, phát tiền lương, tất tần tật ông quán xuyến hết.

Tìm Đường Cứu Đói (7)


Truyện kể của Lu Hà phần 7

Thằng Linh vòng kiềng này cũng chỉ là một đại ma đầu dâm ô. Đội trưởng cán bộ chỉ huy chó gì đêm nào cũng đi tìm gái Đức bạc mặt ra, cả đội ai cũng kêu ca làm cán bộ cán bẹt mà không gương mẫu. Cả thằng Thường cựu đội trưởng ở lớp 1, thằng Linh lớp 2 còn tôi là lớp 3. Nghe nói cả hai thằng Linh- Thường bị nổ ống khói, chắc là tiêm la, hai quy đầu mưng mủ người ta quen gọi là bệnh lậu. Quen thói lăng loàn về Việt Nam săn lùng gái điếm. Hình như những năm 1976 và 1977 chưa thấy xuất hiện bệnh si đa ở Việt Nam? Nên cả hai anh chàng cán bộ này đều bị tuyệt giống, không có khả năng sinh sản. Có thể suốt đời làm thái giám. Còn tôi có tình yêu với cô N đằng hoàng, chỉ vì cô ta nhất thời hấp tấp nghĩ chưa thấu, cảm thấy xấu hổ vì bị hai thằng tiểu nhân tên là Tuấn và Quốc nó rình mò nghe trộm nên cô ta mới te tái đi báo cáo với chúng nó.

Tìm Đường Cứu Đói (6)


Truyện kể của Lu Hà phần 6

Nhà máy chúng tôi học nghề trên đường phố Dimitrov tên một lãnh tụ cộng sản người Bulgaria, bây giờ nước Đức đã thống nhất tôi nghĩ họ đã đổi tên khác rồi? Tôi cũng chẳng thèm quan tâm tên gọi mới là gì nữa. Tôi còn nhớ hai bên đường trồng rất nhiều lê, tôi rất thích ăn lê. Hái lê tự do tuy là tài sản xã hội chủ nghĩa nhưng đám học sinh Việt Nam cứ hái ăn và cũng chẳng có ai hỏi đến?

Tìm Đường Cứu Đói (5)


Truyện kể của Lu Hà phần 5

Nhà máy nơi tôi học nghề có tên gọi là Cowaplast Coswig ngày xưa gọi là VEB tức là nhà máy quốc doanh, ngày nay gọi là GmbH tức là một công ty tư nhân.
Mấy chữ viết tắt này mà người ta phải đổi bằng máu và nước mắt để chuyển từ quốc doanh sang tư nhân, chuyển từ chủ nghĩa xã hội sang chủ nghĩa tư bản đấy.

Tìm Đường Cứu Đói (4)


Truyện kể của Lu Hà phần 4

Bắc Kinh của Tàu là một thành phố rộng ớn lạnh, rất ít bóng người qua lại. Hay người ta chỉ cho chúng tôi đến những nơi theo quy định, đất nước hơn một tỷ dân mà thành phố hoang vu thế này? Tôi thấy cây cối bên đường rất ít, không lẽ người Tàu chỉ cần ăn thôi và không cần khí trời, không cần oxy để hít thở? Đoàn tàu đưa chúng tôi qua Mông Cổ một biển cát mênh mông, có cồn cát như những cái gò nổi. Tới Ulan Bato dừng lại ở nhà ga lớn, tôi thấy xác xơ nghèo nàn, tôi tò mò bước xuống thấy một ngã to béo cầm chai rượu mời tôi, rồi ngã nói huyên thiên, tôi chẳng hiểu ngã nói gì hình như ngã bất mãn chế độ thì phải? Mấy ngày đêm dòng dã sang tới biên giới Liên Xô phải đổi xe lửa. Tàu hỏa của các nước Âu Châu kín gió hơn, không thoáng mát sạch sẽ bóng lộn như của Trung Quốc. Nhà ga bên phía Nga Xô khá sầm uất, tôi ôm cặp đến nhà băng xì những tấm séc hay gọi là Scheck mới đúng. Tôi ký lia lịa và nhận từng từng tập tiền Rúp của chàng Ivan Dubasov vào cặp. Các cô gái Nga như những nàng Bạch Tuyết, da trắng hồng nõn nà, chỉ nhìn thôi mà đã nôn nao cồn cào cả người. Mấy ngày đêm dòng dã tàu qua Ba Lan, rồi cộng hòa dân chủ Đức. Người Đức có thuê xe khách lớn đón chúng tôi. Họ đã chuẩn bị sẵn mấy thùng táo. Táo gì mà to thế lớn gấp 5 gấp 10 những quả táo tàu, táo dai của ta. Hột nhỏ li ti, ăn chỉ thấy có vị ngọt, có thể ăn no được nhưng không thơm ngon có mùi vị như táo của ta.

Tìm Đường Cứu Đói (3)


Truyện kể của Lu Hà phần 3

Có thể mẹ cũng nghe người ta kể Đức ve là một tay anh chị khét tiếng ở phố Khâm Thiên, nhiều lần đánh nhau cả với công an, đã từng phạm án về tội ăn cắp, đột vòm một nhà giàu có. Thằng bạn cùng đi lính một đợt với tôi, khi về phục viên bán nước ở bên vỉa hè kể chuyện: Võ nghệ đại ca Đức rất cao cường, có lần ở trong trại lao động cải tạo mổ bò, người ta định dùng búa đánh vào đầu con bò, nhưng đại ca nhảy lên chỉ 3 quả đấm thôi sơn, con bò đã ngã lăn xuống giãy đành đạch. Tôi hay theo Đức tranh thủ đi làm thêm như phụ thợ xây thợ lợp ngói mái nhà, còn ăn cắp tôi chưa từng thấy. Đức chỉ bảo tôi từng thế trung bình tấn, tập múa hoa quyền v.v…Đức bảo với thằng G bán nước: Chuyến này thằng Hà sắp đi học nghề ở Đức nên tao truyền vội cho nó những thế võ cấp tốc…Biết để mà rèn luyện cơ thể cường tráng mà còn để phòng thân. Năm 1976 là một năm có thể rất đặc biệt đối với tôi: Một là tôi đi học đại học, hai là tôi theo ngành công an, ba là tôi theo Đức ve trong một băng anh chị đất Hà Thành, nếu chả may vận đen xui xẻo, đại học sàm xí đú không và nghề công an chó săn cho cách mạnh cũng không, tôi là quả chanh bị vắt bỏ vỏ tí nữa mất mạng ở nam Lào. Người ta đã đẩy tôi vào bước đường cùng. Cả ba con đường đó, bây giờ ngồi nghĩ lại tôi thấy vẫn không ổn và không có tương lai. Một tương lai mờ mịt meó mó trong một cỗ máy nghiền tôi sẽ không bao giờ trở thành văn nhân thi sĩ, có tâm hồn bao la khoáng đạt, một tình yêu thương tha nhân như ngày nay.

Tìm Đường Cứu Đói (2)


Truyện kể của Lu Hà phần 2

Tôi xuất ngũ trong lúc miền Bắc Việt Nam cuộc sống rất nghèo khó bấp bênh,  vì nền kinh tế bao cấp. Tôi phải thớt mặt sáng sớm tinh mơ, xếp hàng đi mua mấy bìa đậu, vài cân thịt bạc nhạc, từng bát mắm tôm, cũng phải dùng mấy hòn gạch xí chỗ.

CHƯƠNG V. Tìm Đường Cứu Đói (1)


Truyện kể của Lu Hà phần 1

Thôi thế là hết, ước mơ của tôi về đỉnh cao khoa học, con đường cử nghiệp gần như đã tiêu tan, tôi nhìn cuộc đời này như đám tro tàn lơ lửng bay, trong lòng đầy u uất oán hận, nợ đời trả hết nhé từ đây. Tay trắng vẫn hoàn tay trắng mới 23 tuổi đầu còn biết làm gì đây? Chào Lạng Sơn, chào những đồi hoa sim bản làng, chào cả dòng sông Kỳ Cùng nước luôn lờ lợ, rồi lại đỏ ngầu. Thế nhưng người ta vẫn hút vào bể chứa cho các học viên tắm rửa vệ sinh cá nhân. Tôi mua vé xe khách về thẳng Hà Nội, với tờ giấy xuất ngũ và hưởng trợ cấp 6 tháng. Tuy xe chật ních như nêm cối, nhưng tôi cũng thấy vui vui vì có các cô gái đứng cạnh tôi, phía trước phía sau phả hơi nóng vào mặt vào gáy tôi rất nồng nàn, làm cho tâm hồn tôi ngây ngất bay bổng ra ngoài cửa sổ của xe trên những cánh đồng ruộng, nương rẫy, sông nước bao la…

Trở Ra Miền Bắc (5)


Truyện kể của Lu Hà phần 5

Tôi nghi lắm ban giám hiệu nhà trường chắc có họp hội đồng giáo viên, có thể họ đã đã đặt vấn đề về thái độ giác ngộ cách mạng của tôi, họ cho là tôi không có tinh thần xây dựng tập thể không tham gia công tác đoàn thể, ích kỷ cá nhân chỉ lo vào dùi mài kinh sử, học tập chăm chỉ nên cố tình phanh bớt lại, làm giảm đi năng lực học tập của tôi đi? Một hai tháng đầu chính tay thượng úy lớp trưởng còn ca ngợi tôi hết lời, sau đó các sĩ quan và tụi lính tráng học viên trong lớp, ngay cả đám giáo nô cũng nhìn tôi với con mắt lạnh nhạt. Những bài toán khó tôi giải đúng đáp số, hay cả môn hóa học nhưng chỉ nhận có điểm 5 hay 6 thôi. Mỗi sáng ngủ dậy tập thể dục, làm vệ sinh cá nhân, chăn màn phải xếp lại gọn gàng nắn cho vuông thành sắc cạnh. Họ còn lấy dây căng ra ở đầu giường, một dãy dài thẳng tắp lự. Buổi sáng phân công thay nhau đi lấy bánh mỳ, bữa trưa xếp hàng đi đều bước đến nhà ăn. Mấy ngã giáo nô cứ săn văn bên cạnh thằng Tuấn, nó và thằng An học dốt, chuyên bỏ ra ngoài thị trấn Lạng Sơn săn gái nhưng lại được tụi giáo nô ưu ái. Có thể  vì thằng Tuấn có bố làm cỡ cán bộ khủng ở bộ đại học, giáo dục đào tạo để hy vọng nhờ vả sau này nếu tụi giáo nô được xuất ngũ ra khỏi quân đội, còn có chỗ thơm tho cho cái nghề giáo hoc béo bở? Còn thằng An bố nó cũng cùng cỡ đại tá như ông hiệu trưởng của trường, dều là cánh hẩu với nhau.

Trở Ra Miền Bắc (4)


Truyện kể của Lu Hà phần 4

Tôi về quê thăm ông bà chú thím họ mạc hai bên nội ngoại 3 ngày thì trở lại Hà Nội ngay. Tôi bỗng nhớ cô bạn có đôi mắt to bồ câu, từng hớp hồn tôi. Tôi mới ghé thăm nhà nhưng cô lại chê tôi là một ngã nhà quê, bộ đội đen thui lẩn tránh đi không thèm tiếp và đẩy bà mẹ ra nói chuyện bâng quơ với tôi. Tôi thấy ngao ngán tủi thân vô cùng mà rơm rớm nước mắt. Sau này khi tôi đi học nghề hơn 3 năm ở Đức về thì chính cô lại cua xe đạp đón đường tôi mà rơm rớm nước mắt, tôi thấy cô sồ sề quá và tôi lại ngao ngán chán cô, chả có thời gian đâu mà đứng đường nói chuyện dằng dai. Với cô tôi chỉ có một bài thơ ngắn ngủi làm kỷ niệm, tình ta chỉ vỏn vẹn có bấy nhiêu thôi. Dù sao thơ cũng từ đáy lòng tâm hồn thi sĩ của tôi viết ra:

Trở Ra Miền Bắc (3)


Truyện kể của Lu Hà phần 3

Ai cũng bảo tôi giống bố tôi như đúc, từ khuân mặt, ánh mắt, dáng đi. Nhưng bố tôi cao to hơn tôi, dáng dấp của một võ quan hơn tôi là một văn sĩ. Khi tôi lớn lên chừng 2 hay 3 tuổi thì bố tôi đi học ở trường võ bị bên Tàu về, hình như Hoàng Phố thì phải? Bố xé chiếc quần chống rét nơi miền biên cương rừng thẳm tuyết dày may cho tôi một cái áo không biết có phải bằng da thật hay bằng sợi tôi không nhớ nữa. Tôi nhớ hồi đó, tôi ngồi trên một chiếc xe mây bốn bánh, cổ tôi đeo vòng bạc, 2 cổ tay vòng bạc và cả 2 cổ chân cũng vòng bạc. Bây giờ tôi đoán có thể do bà nội bà ngoại và mẹ sợ tôi bị ma bắt đi ? Còn tôi bây giờ nghĩ lại hóa ra lại hay để điều hòa âm dương.

Trở Ra Miền Bắc (2)


Truyện kể của Lu Hà phần 2

Thằng Đức tiễn tôi lên tận trung đoàn, trước khi đi tôi cũng tới lán của Hoa để chào từ biệt, chỉ còn biết nói: Chuyến này ra Bắc non sông cách trở chả biết lúc nào trở lại để làm thơ với Hoa, thôi tùy duyên vậy, nếu có dịp ta lại gặp nhau. Chỉ biết chúc Hoa và các bạn gái một ngày không xa ca khúc khải hoàn trở về quê mẹ. Hiệp định Paris đã ký kết rồi, chắc không còn bom đạn nữa. Tôi không dám hẹn hò với Hoa để cho Hoa hy vọng hụt, nhớ mong tôi. Sau đó ra đi thẳng đến trung đoàn. Tại đây gặp lại anh Mạnh từng là y sĩ bệnh xá, vì can tội trực đêm ngủ gật để chết một ca bệnh nhân sốt rét ác tính nặng, nên bị giáng xuống đại đội làm lính công binh. Sau này có tiến bộ, anh Mạnh lại được điều về trung đoàn. Anh Mạnh cũng thích làm thơ, có trí nhớ kỳ lạ. Anh có tài kể chuyện Tây Du Ký từng chương hồi thao thao bất tuyệt, còn tôi là chuyện Thủy Hử. Tôi có làm thơ rằng:

CHƯƠNG IV. Trở Ra Miền Bắc (1)


Truyện kể của Lu Hà phần 1

Kỷ luật nhà binh thật là hà khắc, nhất là quân đội cộng sản Bắc Việt. Trai gái luôn ở bên nhau, hai phần ba là nữ, một phần ba là nam. Tuy rằng lán nam lán nữ cách nhau một cái sân khá rộng, giữa là ban chỉ huy đại đội, y tá, liên lạc viên kiêm điếu đóm hầu hạ cơm nước cho các thủ trưởng. Chỉ có chiều tối là cánh đàn ông thuộc loại gà trống cựa sang thăm cánh đàn bà thuộc loại gà mái tơ. Nhưng tôi chưa hề thấy gà trống nhảy mái bao giờ. 9 giờ tối ai về lán ấy im ắng lạnh ngắt như tờ. Lính gác đêm rất hiếm khi bắt gặp chàng nào nàng nào nửa đêm giả vờ đi xia để hẹn hò với nhau.

Tôi Đã Trưởng Thành (8)


Truyện kể của Lu Hà phần 8

Có thể lắm linh hồn tôi đã từng lạc xuống dong chơi ở thế giới bên kia, tôi đã đi qua phố chợ, thị trấn xầm uất xa lạ nào đó. Ngày xưa khi còn bé vào năm học lớp 4 tôi đã từng đến nhà thằng Dũng, thằng Trấn con, thằng Du chơi . Mẹ thằng Dũng nhớ mặt tôi, đã xui khiến thằng Dũng khi đến thăm đại đội của tôi, do linh tính thần giao cách cảm, nó không thiết tha gì ăn uống với chuyện yến tiệc linh đình mà hỏi thăm chính trị viên Mười về tôi. Có thể lắm các cụ tổ tiên nhà tôi không cho tôi vào nhà, mà đuổi tôi về ngay dương thế.

Tôi Đã Trưởng Thành (7)


Truyện kể của Lu Hà phần 7

Kể cũng lạ từ khi đặt chân lên mảnh đất nam Lào, anh em đồng đội đều bị bệnh sốt rét cả, nhưng tôi thì không, cứ như nồi đồng cối đá vậy. Nhưng than ôi! Tránh làm sao được mệnh trời, tránh làm sao được các quy luật tự nhiên? Thời khắc đến thì tự nó sẽ đến, đến đá còn chảy mồ hôi huống chi là con người. Rồi một ngày, tôi bỗng thấy sa sẩm mặt mày choáng váng nằm lăn trên giường giữa lúc mùa hè nóng như đổ lửa mà tôi cảm thấy rét run lên cầm cập.

Tôi Đã Trưởng Thành (6)


Truyện kể của Lu Hà phần 6

Tôi ở trung đội công binh độc lập một thời gian khá dài, đời sống của tôi thật là nhàn nhã. Suốt ngày tôi chả phải làm lụng gì vất vả, không phải theo anh em đi sửa đường, phá đá, chặt cây, đắp kè, tôi chỉ có một nhiệm vụ là trau dồi học thêm tiếng Lào. Anh Ngụ nói tiếng Lào rất khá, nhiều lúc hai anh em nói chuyện với nhau bằng tiếng Lào. Anh Ngụ đáng lý ra lên cấp đại đội phó từ lâu, nhưng anh bị kỷ luật vì can tội vào bản đổi  lợn gà vịt ngan ngỗng cho lính tráng ăn, uống rượu say rồi lính tráng đánh nhau. Ngựa theo đường cũ anh Ngụ xử dụng luôn tôi làm công tác giao dịch đổi chác. Nhờ có tôi mà cả trung đội luôn có thịt cá rau xanh, quả ngọt ăn. Sức khỏe anh em trong đơn vị tăng lên rõ rệt, sức chiến đấu cao, hoàn thành nhiệm vụ suất sắc, các tuyến đường trọng yếu luôn được lưu thông. Sau đó tôi lại trở về ngầm K, anh Lưu cũng cho tôi thỉnh thoảng đi vào bản kiếm ăn thêm, tôi được phong quân hàm hạ sĩ.

Tôi Đã Trưởng Thành (5)


Truyện kể của Lu Hà phần 5

Ở ngầm K, hang đá sâu vài tháng thì tôi được chuyển về trung đội lưu động, lính tráng được trang bị ngoài súng đạn còn có cuốc bàn, cuốc chim, sà beng, kíp nổ, dây cháy chậm, thuốc nổ TNT... Chúng tôi đóng quân trong một ngôi chùa bỏ hoang, có hai lính chuyên trách về điện đài đánh rơ móc tặc tè tặc tè.

Tôi Đã Trưởng Thành (4)


Truyện kể của Lu Hà phần 4

Nước Lào có nguồn gốc từ vương quốc Lan Xang, người Việt quen gọi là triệu voi hay vạn tượng. Cái tên Lào là từ chữ Ai Lao mà ra. Lào là một nước trung lập, có biên giới sát với Việt Nam về phía đông, còn phía bắc sát Trung Quốc là hai quốc gia cộng sản tiểu bá và đại bá. Không như Thái Lan có liên minh quân sự với Hoa Kỳ. Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam đã khôn khéo lợi dụng bản tính nhu nhược của Lào mà o ép khống chế họ. Nên mới có con đường mòn Hồ Chí Minh. Đoàn 559 và cả trung đoàn công binh thủ đô đã có mưu đồ toan tính sẽ mở thành đại lộ Hồ Chí Minh, cho xây dựng cầu cống, đổ đá và nhựa để lát đường. Con đường có từ bao giờ tôi không cần biết, cuối năm 1971 đã là môt con đường đất khá rộng có đoạn đủ chỗ cho hai làn xe xuôi chiều và ngược chiều song song với nhau đi lại.

Tôi Đã Trưởng Thành (3)


Truyện kể của Lu Hà phần 3

Sau ba tháng tập tành chúng tôi được bắn đạn thật, tôi bắn 3 viên thì 1 phát trúng bia vòng 10 và 2 phát trúng bia vòng 9. Sau đó đánh bộc phá nằm sát ụ đất giả làm lỗ châu mai, hay hầm ngầm quân địch, tay tôi run lên cầm cập rút dây nụ xòe bộc phá nhét vội vào cái lỗ đất. Trước khi rút dây, trung đội trưởng Huệ bảo làm gì mà run lên cầy sấy thế? Bộc phá nổ tôi nằm lăn ra mấy vòng theo đúng thao tác đã được học. Sau đó tập mang vác nặng, trước cửa đại đội đã có sẵn một đống gạch, lính tráng xếp vào ba lô cho đủ 20 kg, tăng dần từng ngày khi nào đạt được 30 kg thì thôi.

Tôi Đã Trưởng Thành (2)


Truyện kể của Lu Hà phần 2

Cuối năm học lớp 9 một thằng bạn thân của tôi đi bộ đội, nó là lính kiểng gác  cổng sân bay, tôi cũng vừa học xong lớp 9 và nghỉ hè, tôi tranh thủ chơi bời lêu lổng, cố gắng luyện tập võ nghệ theo một tay đàn anh ở phố Khâm Thiên để các miếng võ hiểm móc xương sườn, bẻ quai hàm, các bộ gấu, con khỉ chầu mặt trời, tập các thế trung bình tấn quyết tìm lại thằng du thủ du thực đã đánh tôi, tìm lại thằng Dương thằng Công và cả thằng Trình đù nữa để báo thù.

CHƯƠNG III. Tôi Đã Trưởng Thành (1)


Truyện kể của Lu Hà phần 1

Buổi sáng hôm ấy, tiếng trống trường vang dội, tôi mặc một cái quần nâu thắt dải dút và đi đôi dép cao xu từ Quảng Bình gửi ra, bố tôi lúc đó đang chỉ huy một đơn vị pháo binh độc lập, nhờ một chú bộ đội khéo tay, cắt ra từ một cái lốp xe ô tô, lại nhờ một chú bộ đội khác nghỉ phép tạt qua nhà mang cho.
Tôi đứng xếp hàng để vào lớp 9 B, cô giáo Kim làm chủ nhiệm, cô dạy về môn hóa. Tôi đứng sau hai bạn gái, thấy mặc áo phin nõn màu xanh lơ, cái cóc sê hằn lên bầu vú nhỏ bằng của ổi, quả cam mà lòng tôi cảm thấy xốn xang rạo rực. Con gái Hà Nội có khác hơn hẳn gái quê mình, phèn chua nước mặn đen như củ ấu.

Tôi Đã Hiểu Chuyện (9)


Truyện kể của Lu Hà phần 9

Tuy phải xa ông bà, thím H và các em cùng các bá các dì, anh chị em bên ngoại tôi rất buồn, nhưng tôi thấy về Hà Nội vẫn an toàn hơn. Thằng Uy tức thằng cu giò nó còn rất hận tôi, luôn luôn nuôi chí phục thù theo kiểu Tàu, quân tử trả thù 10 năm cũng chưa muộn. Sự thật tôi có gây thù chuốc oán gì với nó cho cam? Nó đâu đáng mặt quân tử, mà chỉ là loại tiểu nhân nhớ dai, thù vặt.

Tôi Đã Hiểu Chuyện (8)


Truyện kể của Lu Hà phần 8

Thế là tôi sẽ phải dời xa quê hương để về Hà Nội. Tôi rất nhớ ông bà, thím H tôi và các em. Thím tôi là một người phụ nữ nông thôn kiểu mẫu, tôi chưa hề thấy thím tôi và bà nội tôi cãi cọ nhau bao giờ, thím chăm chỉ làm ruộng, là đội trưởng sản xuất. Tối đến căn nhà của ông bà tôi là nơi bà con xã viên tới họp để bình công điểm. Thằng em thứ nhất sinh ra, ông tôi đặt tên chữ cho nó gọi là Dụ, rồi thứ hai là Dị, vì ông giỏi chữ nho, nên ý nghĩa của chữ nho làm sao mà biết được? Bà tôi cười dụ, dị, dù, dì …Thấy tên gọi quái đản nên thím hỏi ý kiến tôi, vì thấy tôi cũng hay chữ nghĩa. Tôi đọc truyện biết Việt Nam vùng miền trung có đèo Hải Vân, ngày xưa thuộc hai châu Ô, Rí của vương quốc Champa còn gọi là Chiêm Thành. Vua Chế Mân cắt cho nhà Trần làm của hồi môn để được cưới công chúa Huyền Trân. Cái tên này hay, vậy gọi nó là thằng Hải thím ạ. Cả đứa em thứ hai của cô tôi, cũng được tôi đặt tên cho gọi là thằng H, đứa em gái đặt tên là con V, hình như hồi đó tôi còn đi khai báo làm giấy khai sinh cho nó, khi cô tôi đang làm việc ở nhà máy gỗ Hà Nội.

Tôi Đã Hiểu Chuyện (7)


Truyện kể của Lu Hà phần 7

Phải nói dân Việt mình hiếu học thật, học để làm gì? Học để ra làm quan, để thoát cảnh nghèo khó ở nông thôn, thoát cảnh xúc đất be bờ đào mương xẻ máng. Nhưng cái học đó bây giờ đâu còn ý nghĩa giá trị gì nữa. Cái tiêu chuẩn số 1 để tuyển chọn hệ thống quan lại, cán bộ lại chính là thành phần lý lịch. Nền móng văn hóa Khổng Tử vẫn còn tiêm nhiễm nặng vào đầu óc dân ta không thể nào tẩy rửa được về cái gọi là rùi mài kinh sử, tu thân, tề gia, trị quốc bình thiên hạ, thật là buồn cười lố bịch. Ngày đó hết lớp 7 thi tốt nghiệp, nếu đỗ thì thi tiếp lên cấp 3, hay đi học sư phạm theo hệ 7+2 để ra làm thày giáo cô giáo. Số tuyển chọn lọt được vào cấp ba là ưu tú, số còn lại dưới ưu tú lại đi theo ngành sư phạm để rồi lại ra làm nghề dạy học. Thày giáo đáng lý phải giỏi thì người ta lại không coi trọng. Vào học cấp 3 để làm gì? Sau khi hết lớp 10  sẽ thi vào đại học. Học đại học để ra làm bác sĩ kỹ sư để có lương bổng đãi ngộ cao. May mắn còn ra làm quan, làm cán sự, trưởng phòng, thứ trưởng, bộ trưởng vân vân…Nhưng vẫn chưa chắc nếu thành phần lý lịch xấu mà người ta cho là xấu, hay không phải là đảng viên. Lắm chuyện rối rắm nhiêu khê phiền phức nhưng người ta vẫn lao vào mới lạ, lao vào như con thiêu thân, như cơn nghiện danh vọng bằng cấp vậy.

Tôi Đã Hiểu Chuyện (6)


Truyện kể của Lu Hà phần 6

Cứ đến kỳ đi mua gạo, là ngày đó đối với tôi vui như trẩy hội. Tôi huýt sáo vang như con chim sáo nhảy trên đường vàng. Tôi được cấp cuốn sổ gạo, và cô tôi dẫn tôi cùng đi mua gạo, cô tôi gánh gạo còn tôi chỉ đi theo làm vệ sĩ tí hon để bảo vệ cái sổ gạo. Ngày đó sổ gạo chỉ được cấp cho cán bộ công nhân viên chức, vì tôi có hộ khẩu ở Hà Nội nên được đong gạo nhà nước. Thày giáo I là hiệu trưởng của trường cấp 2 Minh Tân, vì thày có bệnh đau dạ dày kinh niên nên đáng lý phải mua ngô ăn độn thì thày được nhà nước ưu ái bán cho mấy cân bột mỳ, hình như tiêu chuẩn của thày mỗi tháng là 15 kg kể cả mua độn thêm, chứ không được cả 15 kg gạo trắng. Ví dụ 15 kg thì được mua 10 kg gạo, còn 5 kg ngô, nhưng thày được mua 5 kg bột mỳ, còn tiêu của tôi 13 kg thì được mua 10 kg gạo và 3 kg bột mỳ, vì còn là trẻ em, dạ dầy yếu không thể ăn ngô hay hạt bo bo gì đó. Cái sổ gạo ngày đó quý lắm, nên có câu làm gì mà ngẩn ngơ thẫn thờ như mất sổ gạo.

Tôi Đã Hiểu Chuyện (5)


Truyện kể của Lu Hà Phần 5

Lên cấp 3 bắt đầu vào lớp 8 tôi học rất nhẹ nhàng kết quả các bộ môn rất cao, tôi say sưa giải toán, không bài toán nào trong sách giáo khoa mà tôi không tìm ra đáp số, bài văn nào thày giáo cũng giữ lại làm mẫu, lý hóa cũng rất tốt. Trong khi đó ngày xưa vào vỡ lòng và lớp 1 thuộc diện học sinh kém gần như đội sổ, lớp 2 và lớp 3 chỉ là loại trung bình thường xuyên không thuộc bài nhưng tôi lại ham đọc truyện, lớp 4 và lớp 5 tôi đã nghiền xong 3 tập Thủy Hử, 8 tập Tây Du Ký và 12 tập Tam Quốc Diễn Nghĩa. Tôi kể với bố tôi: Bố ơi ba anh em chúng con là Lưu- Quan-Trương. Bố tôi rất thích thú chỉ cười hề hề

Tôi Đã Hiểu Chuyện (4)


Truyện kể của Lu Hà phần 4

Ở làng  tôi chỉ có thằng Tiến là bạn thân, hàng ngày nó bon bon cái xe đạp thiếu nhi Liên Xô đi đi về về cùng với tôi tới tận trường cấp 3 Đông Phú cách làng tôi ở khoảng 10 cây số. Nó cũng đã học cùng lớp với tôi năm lớp 7 ở trường cấp 2 xã Minh Tân. Nghe nói năm lớp 5 hay lớp 6 nó học giỏi lắm nên được ưu tiên mua một cái xe đạp thiếu nhi Liên Xô.

Tôi Đã Hiểu Chuyện (3)


Truyện kể của Lu Hà phần 3

Tôi rất thích bơi lội, có lẽ tôi sinh vào năm Nhâm Thìn gọi là rồng, giống rồng ưa nước. Nên bất kể sông ngòi hồ ao đầm truông tôi đều thích cả, tôi thích lặn dưới đáy sâu tuy không bằng Yết Kiêu Dã Tượng, gia tướng của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Nhưng mùa nước cạn tôi và thằng Quỳnh có thể bơi vượt qua sông Thao sang bờ bên kia bới trộm khoai, bẻ mía, ngô bắp của người ta, rồi ị một đống mới bơi về. Tôi nhớ năm đó tôi khoảng 12 hay 13 tuổi, tôi bơi lội có thể nói vào loại giỏi sức lực dẻo dai.

Tôi Đã Hiểu Chuyện (2)


Truyện kể của Lu Hà phần 2

Tôi rất mê trồng hoa, nhất là hoa mười giờ, trồng khắp mô đất gianh giới giữa nhà tôi và nhà ông G. Ông G tôi gọi là ông trẻ, ông là vai em, con chú con bác với ông nội tôi. Ông bà G rất đông con, các cô các chú bên nhà dù lớn hơn hay ít tuổi hơn tôi, đúng phép tắc ra tôi đều phải gọi là cô chú và xưng cháu, nhưng mấy người ít tuổi tôi chỉ gọi tên trống không coi như bạn bè. Không hiểu các cụ tiền bối từ lúc nào đã chia phần đất cho hai anh, mỗi người một nửa khá công bằng, nhà nào cũng có vườn trải rộng ra song song đối diện nhau, có hàng rào nứa che chắn.

CHƯƠNG II. Tôi Đã Hiểu Chuyện (1)


Truyện kể của Lu Hà phần 1

Thiết tưởng cũng nên vài nét về ông bà nội của tôi. Bà tôi dáng người dong dỏng cao, thời con gái có thể xếp vào loại chân dài, dáng vẻ phúc hậu, có trí nhớ rất dai và hay kể chuyện, bà hay bảo tôi nhổ tóc sâu và khi bà chải tóc ra mớ tóc rối nào thì bà cuộn lại nhét vào cái hốc gỗ sát ván bên trái bếp, bà thường cho tôi tiền thưởng để mua kẹo, thường là 5 xu một công. Số tóc sâu, tóc rối tôi thường gom của bà, của mẹ hay của cô, tôi đều giữ lại một mình tôi hưởng hết, mỗi khi có ông có bà hàng kẹo kéo đi ngang qua rao lông gà lông vịt tóc rối đổi lấy kẹo đi. Tôi lại hớn hở mang ra cả đống ra đổi lấy kẹo. Họ thu gom những thứ của nợ ấy làm gì tôi cũng chẳng cần biết, miễn có kẹo kéo ăn là được rồi. Sau này lớn lên tôi biết lông gà lông vịt để nhồi vào làm gối, nhưng mớ tóc rối nham nhở đen trắng lẫn lộn để làm gì thì đến bây giờ đã là một lão phu rồi mà tôi cũng chẳng biết. Không lẽ lại làm gối, làm gấu bông búp bê…? Dành cho một ngành công nghiệp, hay thủ công chế biến nào tôi cũng đành chịu không thể nào hiểu nổi.

Tuổi Âú Thơ (7)


Truyện kể của Lu Hà phần 7

Những ngày ở trại trẻ Phú Xuyên Hà Tây đối với tôi là một địa ngục trần gian đày đọa trẻ con chứ có hay ho gì? Bố tôi là một sĩ quan quân đội, là thủ trưởng của một đơn vị hàng ngày có lính tráng cung phụng hầu hạ nịnh bợ làm sao mà bố tôi có thể thấu hiểu hết nỗi khổ của anh em tôi? Bố tôi còn cho tôi chỉ là đứa trẻ cứng đầu cứng cổ không biết nghe lời dạy bảo, bố tôi không coi trọng những suy tư lập luận trẻ thơ của tôi ra gì. Bố cứ ở đâu có đảng thì mọi sự tốt lành cả. Đảng nào đủ sức và có thời gian để quan tâm đến các cháu nhỏ của một công ty vệ sinh, chuyên làm các việc lao công đổ thùng, khuân rác? Anh em chúng tôi đúng ra phải đi theo tiêu chuẩn con cái cán bộ trung cấp và cao cấp bên quân đội, sao lại lạc vào trại trẻ Phú Xuyên?

Tuổi Âú Thơ (6)


Truyện kể của Lu Hà phần 6

Tôi biết bố tôi là một người cộng sản mẫn cán rất trung thành với chủ nghĩa Mác Lê, Mao Trạch Đông, bố tôi từng sang Tàu học, nhưng con đường binh nghiệp của bố tôi vẫn cứ lao đao lận đận, bạn bè cùng cấp hay thuộc cấp thời vệ quốc đoàn đều là cán bộ cao cấp hay tướng lãnh cả nhưng bố tôi cứ cậm cạch mãi là cán bộ trung cấp. Từng là chủ nhiệm chính trị trung đoàn, lúc nào bố tôi cũng lý luận: Vật chất có trước, ý thức có sau, tồn tại xã hội quyết định ý thức tư tưởng con người. Nói thật lòng với số kiến thức triết học chính trị của bố tôi mà so sánh với tôi bây giờ còn kém xa lắm. Tôi chẳng phải là cán bộ cán bẹt chi hết, giáo sư, tiến sĩ, cử nhân chi hết chỉ là một người công nhân lao động bình thường và nay đã nghỉ hưu trí. Gía như bố tôi sinh ra ở miền Nam theo quân đội ông Diệm ông Thiệu thì con đường binh nghiệp của bố tôi chắc sẽ sán lạn hơn. Bố tôi thật là khổ sở điêu đứng cứ mỗi kỳ xét duyệt đề bạt thăng chức thăng quân hàm thì bị cấp trên hãm lại vì có hơi hám thành phần địa chủ, tuy sau cải cách có giảm xuống là thành phần trung nông. Cứ phải là bần nông cốt cán, khố rách áo ôm, ăn mày ăn xin, làm mõ làm thằng ở người ta mới ưu ái nâng đỡ trọng dụng.