Thứ Ba, 16 tháng 7, 2019

CHƯƠNG VIII. Trở Về Việt Nam (1)


Truyện kể của Lu Hà phần 1

Thời hạn học nghề hóa chất dẻo này của tôi là 3 năm, nhưng do tình hình chiến tranh biên giới, giao thông đường sắt bị ứ tắc. Nhà nước Việt Nam bị Tàu cộng nện cho một đòn bất ngờ choáng váng, tí nữa là mất phăng teo luôn cả Hà Nội. Quân đội Liên Xô áp sát biên giới Trung – Nga vả lại Đặng Tiểu Bình như đã thỏa thuận với Hoa Kỳ chỉ dạy cho Việt Nam một bài học.


 Riêng tôi chỉ tiếc hai cái xe đạp cũng bị mất hút luôn. Không biết thằng nào lấy, Nga, Tàu hay Đức? Mỗi chiếc xe trị giá khoảng 300 đến 400 0st-Mark kể cả cước phí vận chuyển và một ít phụ tùng cồn, phốt, xích, líp bó vào cùng khung xe tính ra cũng khoảng trên 1.000 Ost-Mark hơn cả 7 tháng lương học nghề rồi còn gì? Tôi cứ ngẩn ngơ tiếc mãi hoài. Mỗi đứa học sinh học nghề theo quy định thỏa thuận giữa hai nhà nước Việt- Đức hàng tháng nhận 140 Ost- Mark để ăn uống sắm sửa tư trang. Số tiền tôi kiếm được là sức lao động chân chính của tôi từ hai bàn tay, tôi phải thức khuya dậy sớm, tắm nắng gió gội sương trời, đổ mồ hôi trán dán mồ hôi lưng ra mà bỗng dưng một trong ba nước Nga, Tàu, Đức đã cướp trắng của tôi để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhưng tôi cũng may  mắn được ở thêm 6 tháng nữa sẽ ra sân bay về nước. Tôi lặn lội đi đến cả những vùng núi hẻo lánh mua vải vóc giảm giá, rồi vào nhà máy mua từng cuộn ni lông có sắc màu sặc sỡ, sản phẩm loại 2 theo giá khuyến mại, vừa bán vừa cho.

Thời gian cuối cùng tôi lo toan gấp rút đóng hòm nên không có thời gian đến thăm cô em gái Đức và bà mẹ. Trong đội không có thằng nào đóng hòm riêng mà cứ hai thằng đóng chung 1 hòm. Lớp tôi có 10 thằng thì nhà máy thuê thợ đóng cho 5 cái hòm. Tôi đóng chung với thằng Cường, tôi mang về một xe máy Simson Mokick màu đỏ chóe, thằng Cường cũng có một xe máy Simson động cơ hai kỳ loại 50 phân khối. Mỗi lần nổ máy chân đạp cật lực mà còn phải pha thêm tí dầu nhớt vào  bình săng mới chạy được. Tôi mua thêm 4 cái xe đạp nữa, vì số hàng của tôi nhiều nên tôi đồng ý chịu hai phần ba tiền hòm tiền cước phí vận chuyển, thằng Cường chỉ chịu một phần nhỏ thôi. Thực ra tôi thừa sức đóng riêng cho mình một hòm nhưng tôi lo ngại tụi Việt Nam bạn học sẽ có thằng bẩn tính, nó ghen tỵ, nửa đêm khi mọi người ngủ cả, nó bí mật đổ axit hay rắc muối vào khe hở trên mặt hòm,  để khi về Việt Nam tôi chỉ còn một đống sắt rỉ. Vì tôi quá lo xa nên mới chịu đóng chung hòm với thằng Cường này.

Nhưng khi hàng về Việt Nam tôi và thằng Cường ra cảng Hải Phòng  để bổ hòm, trong lúc nhộm nhoạm nó lấy luôn của tôi một cái lưỡi cưa sẻ. Bố tôi dặn mua để khi về hưu tranh thủ làm thợ mộc. Tôi phải đến tại nhà mếu máo kêu nài hai anh trai nó tên là anh Nam và anh Bắc. Hai anh nó phải khuyên mãi, nó mới chịu trả cho tôi. Thằng Cường này sau này tô lại gặp nó cùng đi lao động hợp tác làm nghề thợ may ở Schwerin. Chúng tôi lại sang Đức lần thứ 2, nó yêu một cô gái Đức khá xinh dong dỏng cao thuộc loại chân dài, thằng Cường cũng rất đẹp trai nhưng nó tỏ ra khinh tôi ra mặt, vì nó học được bằng lái xe ô tô, còn tôi vẫn trắng tay nghèo rớt mồng tơi. Nó mua được một chiếc xe Lada cũ rích có 4 chỗ ngồi, nó khoe sẽ mua rèm che chắn cho sang trọng. Thời đó cộng hòa dân chủ Đức còn có loại xe Tranbant mà dân Đông Đức rất tự hào vỏ xe làm bằng giấy nện cứng. Họ coi xe họ sản xuất tốc độ tối đa 100 km/ giờ là vệ tinh của trái đất, giống như mặt trăng vậy “Der Mond ist ein Trabant der Erde”.  Người cộng sản Đông Đức thật hóm hỉnh giống như ông Trạng Quỳnh nhà ta vậy. Khi Quỳnh mời chúa Trịnh ăn cơm nguội chỉ có một lọ tương thôi cũng ghi là Đại Phong. Chúa Trịnh trong khi chờ Trạng hầm canh mầm đá lâu quá nên đói không chịu nổi. Sau này Trịnh hỏi Quỳnh Đại Phong có ý nghĩa gì? Ông Cống Quỳnh mới giải thích: Đại Phong nghĩa là gió to, gió to làm đổ chùa, đổ chùa thì tượng lo. Tượng lo tức là lọ tương. Vậy chữ  Trabant cũng có nghĩa là Nga Xô là trái đất, là tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Cộng hòa dân chủ Đức, Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa là vệ tinh quay xung quanh. Thằng Cường mua cái La Đa lớn hơn hẳn Trabant một bực. Chắc hẳn còn tự hào hơn gấp bội? Trabant không có hệ thống sưởi ấm, mùa đông ngồi trong đó có khác chi ngồi trong cái tủ lạnh bằng hộp giấy cat tông. Loại xa sỉ nhất của Đông Đức có lẽ là Wartburg Kombi trông như cái hòm đưa đám ma không biết có hệ thống lò sưởi không?

 Thằng Cường nở mày nở mặt vì chỉ có nó là người Việt Nam đầu tiên có bằng lái xe con. Nhưng cái của ấy của nó bị điếc, pháo mãi mà không có con. Vậy kế hoạch có con để được ở lại Đức của nó liệu có trôi chảy không? Hay nó tìm đại một đứa con nuôi rồi bảo là con mình đẻ ra thì ai biết đó là đâu? Liệu bệnh viện có chịu thụ thai nhân tạo lấy tinh trùng của nó bơm vào hĩm người yêu nó không? Chả may tinh trùng cụt đuôi thì các bác sĩ Đông Đức cũng bó tay thôi.
 Hiện nay tôi không hề biết tung tích nó đang ở Việt Nam hay cũng may mắn sau khi bức tường tây Bá Linh sụp đổ và cũng được định cư tại Đức?

Hòm xiểng đóng xong, đúng kỳ han chất hàng vào rồi xe cần cẩu đến bốc tất cả 5 cái hòm đi ra bến cảng, theo đường thủy về Việt Nam. Ông Wagner chạy đôn chạy tháo, sốt sắng lo toan nhưng khi tính tiền cước phí nhiều đứa nấn ná không chịu trả. Chỉ có tôi là trả sớm nhất, ngang bướng nhất là thằng đội trưởng nó cứ trây ra và vin cớ nó sẽ không về Việt Nam, nó ở lại và sẽ trả sau. Nó còn bế cả con nó lên đại sứ quán để kêu ca. Nó hy vọng các chú các bác rủ lòng thương cho nó ở lại. Ông Wagner đành phải bỏ tiền túi hay tiền của nhà máy ra ứng trước trả tiền cước phí vận chuyển cho chúng nó. Ông rất buồn tìm tôi để tâm sự phàn nàn kêu ca về thằng đội trưởng suốt cả buổi chiều tối cho tới khi những giọt sương sa ướt đẫm mái đầu. Ông nhận thấy ngày xưa bọn tiểu nhân trong đội hay cười cợt chế diễu tôi với ông về sự cô đơn của tôi là một sự vô liêm sỉ đểu cáng, vì ngôn ngữ bất đồng mà bà thư ký của ông hiểu lầm về tôi. Ông rất hối hận và ông thấy chỉ có tôi mới là một con người đàng hoàng tử tế, rất sòng phẳng về chuyện tiền nong.

5.7.2019 Lu Hà



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét