Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

Hiện Tượng Thơ Rỏm Hoàng Quang Thuận Phần 1



 
 Tôi rất bất bình trước việc ông Hoàng quang Thuận đạo thơ văn từ cuốn sách mua ở chùa Trúc Lâm Yên Tử. Nhưng Thuận lại biạ ra chuyện kim xà báo mộng. Theo lời Thuận kể như thể kim xà là thân mạng của đức vua Trần nhân Tông vì nhớ ơn cứu mạng của Thuận. Thuận kể lể là do nhân một buổi đi chuà cùng với một phái đoàn Phật Tử miền Nam ra Bắc có mua lại con rắn mào đỏ của anh chàng dân tộc cha ky chú kiết nào đó, sau đó Thuận làm việc rất nhân đức phóng sinh con rắn đó đi.


Cốt truyện huyền bí ma quái này rất giống như truyện bà Nguyễn thị Anh là hoàng hậu hờ, vợ vua Lê Thái Tông vu khống cho Bà Nguyễn Thị Lộ là oan hồn con rắn, để có cớ hạ nhục và tru di cả ba họ nhà ông Nguyễn Trãi. Nhưng cốt truyện của Thuận mang màu sắc ân đức. Nên vua Trần đã nhập mộng đọc thơ cho Thuận? Không biết có phải Thuận đã sao chép từ đời nảo đời nao, tích cóp từng bài rồi thêm thắt mắm muối riềng mẻ vào? Nhưng Thuận qủa quyết là đã có một nhà thơ nửa muà nào đó làm chứng cho Thuận. Chuyện đuôi co củ hành củ tỏi dấm dớ hội tề này tôi không để ý đến, tôi chỉ khảo sát cụ thể từng bài thơ nhập thần đồng cốt cuả Thuận để tìm ra sự thật và bí mật của phi vụ làm ăn này Thuận và các chiến hữu cùng vây cánh trong chuyện làm ăn kinh tế, lấy cớ moi tiền của công quỹ, thuế dân và danh tiếng hão huyền theo bản chất thâm căn cố đế cuả người cộng sản có truyền thống từ thời ông Hồ Chí Minh.

Trích: Tháp Báo Thiên
" Báo thiên tháp đá cạnh đền Lê
Sương khói ngàn xưa vẫn tụ về
Vua Đinh tế lễ cầu an nước
Phảng PHẤT người xưa giưã SƠN khê"

Đây là bài thơ không đúng luật tứ tuyệt như vua Trần từng làm. Chữ Sơn vần bằng là sai luật. Câu 2 không niêm với câu 4 theo luật đường thi. Về luật đường thi thì câu 3 và 4 phải đối với nhau.
Bài thơ này có thể gọi là thơ viết theo lối mới phá cách như thời tiền chiến, nhưng Thuận viết vẻn vẹn chỉ có 4 câu thì ngay cả thơ mới cũng khó chấp nhận được. Nhưng theo nền mạo hoá Marxít Lê Ninít, Maoít, Hồ Chí Mít vẫn có thể châm chước được với thời hiện đại nói theo giọng lưỡi mít đặc là cải tiến sáng tạo để khỏa lấp đi cái ngu dốt thâm căn cố đế vẫn hiện hành, hiện nay ở Việt Nam. Nhưng gán cho đức vua Trần thì chỉ càng làm tủi hổ cho Ngài mà thôi. Một bài thơ vô hồn vô nghĩa chẳng gây ra cảm xúc ấn tượng gì.

Ai đã từng đọc lịch sử Phật Giáo Việt Nam chắc hẳn cũng biết vần thơ trắc tuyệt của Ngài thiền sư Mãn Giác:
" Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai"

Có người dịch ra rất sát:
" Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai"

Hay thơ của Ngài Huyền Quang thiền sư là bạn thân của đức vua Trần Nhân Tông:

Thu Phong ngọ dạ phất thiềm nha
Sơn vũ tiêu nhiên chẩm lục la
Dĩ hĩ thành thiền tâm nhất phiến
Cung thanh tức tức vị thùy đa"

Thấy chưa? Đây là thơ tứ tuyệt luật bằng câu 1 niêm với câu 4 và câu 2 niêm với câu 3. Ông Thuận muốn làm thơ phải thuộc bảng niêm và hiểu luật đường thi là gì?

Vì vậy tôi xin nhân đó cảm tác ra thành:

Tháp Báo Ân Đức Thánh Hoàng

Trụ đá hiên ngang giữa đất trời
Ngàn thu vằng vặc ánh trăng soi
Đinh Tiên Hoàng Đế vì non nước
Thấp thoáng rừng gươm tiếng khóc cười...

Tiếng thét quân vang rợp núi đèo
Hùm beo rờn rợn lá thông reo
Rừng thiêng vượn hú hồn thê thảm
Phảng phất trong mưa gió lặt lèo

Du khách thập phương đến viếng an
Cầu xin đức Phật rủ lòng ban
Bốn muà gió thuận vườn hoa trái
Quốc thái dân an suối nước ngàn

Văng vẳng chuông chuà hỡi cố nhân
Phượng hoàng khổng tước gọi muôn dân
Nâu sầu áo vải tình non nước
Con cháu nhớ ơn đức Thánh Trần

thơ làm nhân ân đọc từ 4 câu thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Tháp Báo Thiên
15.8.2012 Lu Hà

Trụ đá là hình ảnh kiên cường gai góc cuả dân tộc ta chống giặc ngoại xâm. Cái trụ đá là nguyên mẫu cuả tháp báo hoàng ân. Hay gọi là tháp báo ơn trời. Thời gian phôi pha nhưng tháp vẫn hiên ngang dưới đất trời. Công ơn dựng nước và cứu nước cuả tiền nhân vằng vặc như ánh trăng soi...

Đinh Tiên Hoàng hay là Đinh Bộ Lĩnh xuất thân từ một đưá trẻ chăn trâu, dựng cờ lau tập trận. Thấp thoáng rừng gươm tiếng khóc cười là ảo ảnh vô thức cuả tiềm thức siêu hình...
Có lẽ tôi không nên quá đà tự bình giải về ý nghĩa thơ mình nó cũng không hợp lý cho lắm vì mục đích của tôi là khảo sát thơ Hoàng quang Thuận. Những câu sau sẽ tự các bạn đọc và tự cảm nhận thấy. Hay hoặc không hay là tùy cảm giác tùy trình độ cuả mỗi người. Tất nhiên người cộng sản hay cánh bồi bút họ sẽ hằn học chửi bới thơ tôi không hay không vần, thơ con cóc vân vân và vân vân... Chỉ có thơ ông Hoàng quang Thuận mới hay, mới giàu trí sáng tạo theo theo kiểu nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nhưng thơ tôi không hay vô lý sai vần sai luật ở chỗ nào thì họ chịu cứng. Đại để cứ chửi đổng lăng mạ lên cho nó sướng cái mồm cho hả giận hả căm tức mà thôi. Đời là như vậy và cũng đừng nên tốn phí nhiều thời gian với những cái mồm của bọn tiểu nhân và bọn a dua ăn theo.

Trích: Thành Đô

" Hoa LƯ kinh thành cuả ĐẾ Vương
Mây bay phủ núi lụy biên cương
Hoàng Long dậy sóng ngàn năm ngủ
Long mã truy phong thượng đạo đường

Thiên TÔN sư tử phục HƯỚNG Đông
Văng vẳng trời Nam sáo mục đồng
Cờ LAU thuở ẤY còn SOI bóng
Rồng VÀNG lượn SÓNG giưã THINH không "

8 câu này gieo vần rất đẹp giống như bài Đánh Đu của bà Hồ Xuân Hương: Vương, cương, đường v. v.... Nhưng không phải thơ thất ngôn bát cú theo luật đường. Đây là một bài thơ loạn xí ngầu không phải là thơ đường cả thất ngôn bát cú hay tứ tuyệt. Tôi cố ý viết chữ to ra để bạn đọc dễ chú ý. Tôi không có thời gian phân tích cụ thể thơ theo giải số hay luật đường thi, sai niêm phá luật ở chỗ nào?

Hoa Lư là kinh thành do vua nhà Đinh lập ra, sau đó truyền cho vua Lê tức Lê Hoàn. Hoa Lư sao lại dính với biên cương? Biên cương phiá bắc là ải Nam Quan kia mà. Theo tôi đất Hoa Lư là vùng Hoà Bình, hay Thái Bình ngày nay? Một câu thơ tối nghĩa không phân định rõ lãnh thổ, đúng là trò đạo văn ghép vần. Chả là trên vương thì dưới phải là cương?
Hoàng Long dậy sóng? Không rõ nghĩa Hoàng Long là rồng hay là sông? Nếu là sông thì được nhưng sau lại ngàn năm ngủ? Nếu là rồng thì là con rồng đất ươn hèn chứ bá vương, đế vương cái quái gì? Một câu tối nghĩa vô cùng

Long mã truy phong tức là ngưạ rồng rong ruổi nhưng sao lại là thượng đạo đường? Thượng là trên, đạo là có thể là chính danh trên con đường lớn. Câu thơ vẫn bế tắc không có cảm xúc tâm hồn gì chỉ là chữ nghĩa cầu kỳ diêm duá rất trái với tài năng trí tưởng tượng của vua Trần.

Cả 4 câu sau cũng chẳng có cảm xúc quái gì đặc biệt. Thơ chỉ là thơ chữ nghĩa tung ra gò ép cố lấy vần tưởng thông thoáng bởi những chữ: vương, cương, đường, đông, đồng, không. Nhưng loạn xí ngầu hổ lốn chả ăn nhập gì với nhau. Bài thơ này chỉ nên giành cho mấy thày trong ban tuyên huấn Đảng ngâm nga gật gù với nhau. Tôi yêu cầu ông Thuận đừng treo thơ này lên tượng thờ đức vua Trần mà làm tủi nhục vong linh Ngài, làm ô uế cho cả lịch sử Phật Giáo Việt Nam vốn dĩ rất oai hùng trong chiều dài tồn vong dựng nước và giữ nước của tổ tiên người Việt Nam.

Tôi cũng nhân dịp này càng oán trách ông Thuận bao nhiêu thì lại càng thương cảm xót xa cho đức vua Trần bấy nhiêu mà có thơ sau:

Thành Cổ Loa

Khởi bá Hoa Lư nghiệp đế vương
Ngàn mây sương phủ lẽ vô thường
Khí núi linh thiêng về hội tụ
Anh hùng sĩ khí khắp muôn phương

Sóng dậy triều dâng lập kỷ cương
Rồng vàng cất cánh gọi Thăng Long
Đại La đất thánh gây cơ nghiệp
Vua Lý nhìn xa lập thế cường

Tiếng gió vi vu sáo mục đồng
Điạ nhân linh kiệt cõi trời đông
Thân vương nổi loạn giành ngôi báu
Máu lệ điêu tàn thảm núi sông

Thành cổ còn đây vạn cốt khô
Ngàn thu vằng vặc ánh trăng sao
Kià ai lững thững bên bờ suối
Có phải thương sầu nhớ cố đô...?

Con cháu ngày nay chẳng lãng quên
Công ơn gây dựng lẽ ưu phiền
Xương máu đổ ra từng tấc đất
Giang sơn lãnh thổ cảnh thần tiên...

Thơ làm nhân đọc 8 câu thơ tự do của Hoàng quang Thuận: Thành Đô
15.8.2012 Lu Hà


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét