Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

Tâm Sự Thơ Nhạc Với Ca Sĩ Lệ Hải



 








Cảm tác từ một bức ảnh

 Rừng Rực Lửa Thiêu

Mắt nhìn rừng rực lửa thiêu
Trái tim nóng bỏng yêu kiều mĩ nhân
Quỳnh giao say đắm vô vàn
Bướm ong hoan hỉ cung đàn ngẩn ngơ


Thuyền ai chấp chới hững hờ
Cùng nàng Lệ Hải bơ vơ bến nào?
Thả dòng lá thắm nôn nao
Thơ đề ước hẹn má đào Diệu Hoa

Giai nhân tứ hải nhạt nhòa
Phong lưu vọng nguyệt Lu Hà kém ai
Ân cần đón rước cả hai
Một nền Đồng Tước chương đài nỉ non

Bồ đào mĩ tửu trào cơn
Đuốc hoa lầu ngọc mộng hồn ly tao
Canh năm gà gáy xôn xao
Điệp hồ xao xuyến nghẹn ngào Nam Kha

Chị em từ tạ quan hà
Nghê thường vũ điệu la đà bồng lai
Mình ta ở lại trần ai
Bâng khuâng bóng liễu u hoài sầu vương!

viết tặng hai chị em Lệ Hải Và Trương Diệu Hoa
17.1.2014 Lu Hà 


Người ta bảo con mắt là cửa sổ của tâm hồn hẳn cũng không sai. Ngắm nhìn Lệ Hải có một vẻ đẹp thanh tao ma l
c đầy quyến rũ, đôi mắt rực lửa ái tình đầy sức sống, nhưngvương vấn một nỗi buồn thăm thẳm. Hắn cuộc đời của người nữ sị tài hoa này có bao điều trắc trở trầm luân. Vậy nàng chỉ còn biết gắng gượng đứng lên để mang lời ca tiếng hát để phục vụ công chúng làm đẹp cho đời.

Chỉ ngắm nhìn đôi mắt thôi mà tâm hồn tôi cũng đã bay bổng vươn tới các vì sao, muốn luận bàn với các vị chư tiên về cõi trần gian nhân thế. Tại sao trời lại đày nàng tiên Lệ Hải xuống để cam chịu cảnh đời đầy oan trái trần tục?

Cứ miên man như vậy, hồn lạc vào chốn hư vô mà tôi viết ra thành bài thơ:


Giọt Lệ Ly Tao

Mắt buồn đượm vẻ ly tao
Thương nàng Lệ Hải liễu đào trần ai
Bâng khuâng dạo gót chương đài
Phong ba cổ lụy u hoài ngàn thu

Giai không tứ đại tình thù
Cung đàn ân ái vi vu gió sầu
Mưa sa cá lội chân cầu
Tóc mây lõa xõa giang đầu nỉ non

Ngậm ngùi thệ hải minh sơn
Tơ lòng sen ngó nguồn cơn tủi hờn
Mấy ai hiểu được tâm hồn
Thuyền quyên thục nữ lệ tuôn đôi hàng

Hằng Nga cung Quảng lỡ làng
Trần gian lạnh lẽo dở dang bến nào?
Trúc mai ong bướm xôn xao
Từng thu lá rụng nghẹn ngào giai nhân!

cảm tác từ bức ảnh ca sĩ Lệ Hải

17.1.2014 Lu Hà 

 

Chuyện Xưa Nay

Ngày xưa có Khổng Qúy Tần
Sắc hương nghiêng nước bần thần trần gian
Ngày nay Lệ Hải chứa chan
Diệu Hoa băng tuyết nồng nàn giai nhân

Tây Thi kìa Trác Văn Quân
Ngẩn ngơ Lý Bạch Dương Hoàn là đây
Lu Hà mộng tưởng đắm say
Thoảng nghe khúc nhạc ngất ngây vì tình

Bóng ai tha thướt biên đình
Bướm ong dìu dặt cô mình ta ơi!
Dừng chân tôi hỏi đôi lời
Liễu xanh tươi thắm góc trời Tràng An?

Đường lên đỉnh núi Vu Thần
Bên đầm Vân Mộng mưa ngàn gió thương
Mặn nồng cùng Sở Trang Vương
Phụng long quấn quít mây hồng nhởn nhơ.

viết tặng Lệ Hải và Trương Diệu Hoa
18.1.2014 Lu Hà

Bài thơ lục bát này chỉ có 4 khổ 16 câu thôi. Nhưng muốn hiểu hết ý nghĩa của bài thơ này tôi nghĩ không đơn giản chút nào? Chưa nói là hiểu nhầm hiểu sai rồi miệt thị tác giả làm ra bài thơ này? Tôi khuyên các bạn trẻ phải đọc nhiều sách vở kinh luân tạm đủ may ra mới hiểu hết được, mới cảm thụ được cái hay thi vị của nó, chứ không thì các  bạn chỉ coi  như là cỏ rác mà thôi. Tiếc lắm thay! Tiếc lắm thay! Vì chỉ có 16 câu thơ ngắn ngủi mà tôi đã dùng đến 6 điển tích để viết tặng hai nàng Lệ Hải và Trương Diệu Hoa.

Lệ Hải và Trương Diệu Hoa giống như hai nàng Khổng Quý Tần và Trương Lệ Hoa đời nhà Tùy hay gọi là Hậu Trần. Không biết Lu Hà tớ có phải thân mạng của ông vua phong lưu Trần thúc Bảo không nhỉ? Mà kiếp này cứ tức cảnh sinh tình làm thơ về Lệ Hải và Trương Diệu Hoa.

Ngày xưa không có các nốt nhạc đồ rê mi son xí gì đó... như ngày nay. Phần lớn thơ làm ra đã được hát theo các cung đàn hoà tấu thành những khúc nhạc cung đình gọi là Hậu Đình Hoa. Sao nàng Lệ Hải không thể diễn ngâm theo thơ tớ nhỉ? Chờ mãi hoài mong mỏi hoài, mỏi cả mắt đây. Tớ không hiểu gì lắm về âm nhạc hiện đại. Nhưng tớ nghĩ trước kia khi Pháp chưa sang Việt Nam làm gì có chuyện phổ nhạc vào thơ? Tự thơ đã là một bản nhạc rồi cứ thế mà ngâm mà đàn hát trống phách gọi là hát ả đào.

Các thi sĩ ngày xưa có thói quen làm ra một bài thơ lại đến các phố ả đào nhờ các cô kiểu nữ ca sĩ hát theo thơ mình và các chàng gõ phách ngâm nga bên chén rượu để hưởng cái thú trí tuệ thanh tao.

Lu Hà tôi không hiểu về tân nhạc lắm nào là nhạc Roc, nhạc sến, nhạc nhẹ, vân vân và vân vân.... Và cũng chả có thời gian đâu để nghiên cứu mấy thứ đó, cả đời đến rạp hát chỉ có vài ba lần thôi. Đời người thì lại quá ngắn ngủi, dù cho có sống được 100 năm thì có gì là nhiều nhặn? Nhưng có điều Lu Hà thấy không ổn nếu quá phụ thuộc vào các nốt nhạc để hát thì sẽ có tình trạng lạm dụng. Ví dụ rất nhiều bài hát nhạc sĩ bất cần ý nghĩa nội dung cứ gò đại nốt nhạc vào đó để các nàng ca sĩ uốn éo giọng trầm bổng véo von lên xuống miễn vừa tai người nghe là được rồi. Từ đó dẫn đến tình trạng cảm tình hư danh các nhạc sĩ chỉ thích phổ nhạc cho người thân bạn bè thân thích để lấy tiếng lấy chút hư vị mà không coi trọng giá trị nhân văn, chưa nói là lèo lái sang lĩnh vực chính trị, nhạc phản chiến, binh vận, kiều vận văn công vận v. v... mục đích chỉ để moi tiền thiên hạ và tìm kiếm hàng vạn hàng triệu các fun vô học Chí Phèo thị Nở làm nòng cốt cổ động cổ vũ.

Lệ Hải thử bàn với các bạn ca sĩ khác có thể trở lại truyền thống xa xưa của dân tộc là cứ thơ của ai đó làm ra và ta cứ hát theo các làn điệu, dân ca, trống quân, vọng cổ hoài lang gì đó... chứ không nên phụ thuộc quá nhiều vào nền tân nhạc. Nếu được các nhạc sĩ tử tế phổ nhạc từ thơ có giá trị hay tự sáng tác ra thì không sao. nhưng gặp phải loại nhạc sĩ xôi thịt chỉ thích hư danh và mục đích chính là kiếm tiền thì sao?

Đôi dòng tâm sự muốn được bàn luận công khai trên diễn đàn.

Xin đạ tạ các bạn cùng  có một nỗi lòng trăn trở tràn đầy tâm huyết cho nền văn hoá dân tộc.

18.1.2014 Lu Hà
 




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét