Thứ Tư, 5 tháng 4, 2017

Bàn Luận Với Bác Paul Nguyễn Hoàng Đức Về Thơ Văn Phải Có Nhân Vật




Trích : NHÂN VẬT – MẶC CẢM ĐỊNH MỆNH
CỦA VĂN THƠ VIỆT (2)
“Hành động bao giờ cũng xuất phát từ tư tưởng, và nhắm đạt hiệu quả của tư tưởng!
Trời ơi, thật thiên khó vạn nan, hầu hết các nhà thơ Việt mới chỉ ngâm nga mấy cảm xúc tức thời, làm sao để có tư tưởng đây?

Chưa nói đến tư tưởng, như phương ngôn “Đạo đức là thói quen của điều thiện”. Muốn có đạo đức thì người ta phải tập thành điều thiện. Tập thành trong tư duy tức là suy luận để phân biệt đúng – sai, tốt – xấu, hay – dở, sau đó thực hành ở ngoài đời. Nhưng trí tuệ người Việt thường chỉ dừng ở mức khôn ngoan nước đôi “người khôn ăn nói nửa chừng”, vì thế tốt xấu lẫn lộn, thường theo đuổi cái có lợi mà ít theo đuổi cái tốt.
Ngoài sự yếu ớt về trí tuệ ra, người ta còn sợ trách nhiệm về thiện ác của mình. Một người sống trung tính làm sao có thể để người thiện nói thế này, người ác đáp lại thế kia. Nghĩa là người ta không dám phơi ra quan điểm của mình về cái tốt và cái xấu, chính nghĩa và phi nghĩa, lương thiện và gian tà, khôn ngoan và trí trá.
Nhưng tóm lại, các nhà thơ đã không đủ trí tuệ để tư duy phân biệt thiện – ác, tốt – xấu. Hơn thế người ta không chịu thực hành đạo dức như thói quen của điều thiện, cây nào quả nấy, con người nào văn học nấy, không thực hành bài học thiện – ác, thì làm sao có thể viết về thiện – ác?! Trong sáng tạo mới chỉ có vài mẩu cảm xúc nhỏ lẻ làm sao có thể viết nổi trường thiên?
Không một con người nào vĩ đại nếu không trở thành kiến trúc sư. Đấng Sáng tạo ra vũ trụ vĩ đại vì Ngài đã kiến trúc ra thế giới huyền nhiệm này. Nhà thơ không thể lớn nếu không phải người có kiến trúc sáng tạo. Triết gia Hegel nói, mọi chiếc kèo phải ăn khớp với cột. Muốn làm cái lều nhỏ thôi, người ta đã phải lắp giáp vì kèo vào cột. Kiến trúc nông nghiệp phổ biến của Việt Nam là gì? Thời phong kiến làm nhà hai tầng đã phạm thượng, vì chỉ có cung điện của triều đình mới làm hai tầng ( quả là yếu hèn), nhà dân thì chủ yếu nằm dài một gian hai trái hay ba gian hai trái, hoặc dù có kéo dài bao nhiêu thì phần vì kèo là giống nhau. Ngay đền chùa là những kiến trúc thiêng liêng cũng mang bóng dáng của nhà kéo dài một gian hai trái…
Kiến trúc nhỏ lại sao chép nhau y nguyên đã tạo ra thể tạng nghèo nàn và yếu ớt cho người Việt. Nhưng cho dù kiến trúc đó có bé vẫn to lớn hơn hẳn thể tạng các nhà thơ. Tại sao? Bởi lẽ kiến trúc đó còn có vì kèo. Một cái lều có cột chính chống xuống đất là nhân vật chính của truyện, còn kèo là những nhân vật phụ làm cấu trúc ngang vững chãi… trong khi đó thơ thì sao? Như các nghệ sĩ chèo diễn tả “chiếu chèo”, với tầm vóc không thể trở thành hài kịch, chính kịch hay bi kịch, thơ với cảm xúc tức thời chỉ có tầm vóc nhỏ bé vụn vặt như manh chiếu trải giữa sân ngắm trăng rồi suýt xoa mà thôi.“

-Lu Hà: Bác Paul nói trúng ý tớ. Các nhà thơ Việt Nam chẳng có quái gì đáng gọi là tư tưởng hết. Hơn nữa họ lại là người Việt Nam mất quyền tự chủ được suy tư sáng tạo. Các lãnh tụ cộng sản trừ Các Mác ra có thể gọi là một nhà tư tưởng. Lê Nin, Mao Trạch Đông, Stalin chỉ là những kẻ mò mẫm nói leo học đòi làm theo tư tưởng hoang tưởng của Mác mỗi người độc tài một kiểu mà thôi.

Tư tưởng chỉ có trong triết học và thế giới loài người đã có từ Jesus, Phật, Lão, Khổng Mạnh, Platon, Aristotle , Kant, Nierzsche v.v…

Các triết gia danh tiếng có những luồng suy tư khác nhau theo một lô gích, biện chứng mạch lạc gọi là ý thức hệ hay hệ tư tưởng. Hệ thống các mục đích và quan niệm giúp điều chỉnh mục tiêu, dự tính và hành động của con người. Một ý thức hệ có thể hiểu như một tầm nhìn bao quát, như cách thức để xem xét sự vật.

Ông Hồ Chí Minh cũng là loại người a dua nói leo học mót. Ngay đến Mao Trạch Đông chỉ là một nhà độc tài thủ cựu tàn bạo ngu dốt nhưng ông Hồ vẫn bảo: “Bác Mao nói có bao giờ sai.“

Nói về thơ văn lại càng hư đốn hơn. Ban tuyên huấn công an văn hóa đảng rình mò soi mói lên án vu khống từng câu từng chữ để đầy đọa bắt bò hạ nhục người ta. Họ mê muội cuồng dại mê sảng đến mức lấy chủ nghĩa Mác Lê Nin làm kim chỉ nam soi sáng cho từng suy nghĩ hành động của mình. Chủ nghĩa Mác Lê Nin là gì? Một hệ thống tư tưởng mờ mịt tắc tỵ tăm tối.

Ai là đảng viên cộng sản, đoàn viên thanh niên cộng sản là tự nguyện chui vào cái biển tăm tối tự mua dây xích buộc cổ, tự chụp lên đầu mình cái vòng kim cô đảng tính và giai cấp tính. Họ kiểm soát suy nghĩ con ngươì ta chặt chẽ lắm. Có tổ tam tam, cứ 3 người thành một tổ. Nhiều tổ thành chi bộ, đảng bộ… Họp hành liên miên chỉ để sát phạt đấu tố nhau, nguời nọ kìm chế người kia. Họ gọi là phê bình và tự phê bình là động lực trói buộc con người ta vào vòng nô lê tư tưởng nhưng phét lác là phát triển đảng gìn giữ khối thống nhất qúy như con ngươi của mắt mình. Mục đích dơn giản huỵch toẹt ra: Mày đã thề nguyện theo chúng tao một tổ chức hội kín ăn cướp thì mày phải biết nghe lời lão đại bố gìa. Mày phải trung thành với lãnh tụ bảo sao nghe vậy, sai đâu đánh đấy, chỉ đâu chửi đấy. Nếu phạm tội giết người cũng không sao miễn là có lợi cho đảng.
Có trung thành cẩn cẩn thì sẽ thưởng công:“ Biết bao lợi quyền ắt qua tay mình.”

Bị o bế tinh thần như vậy thì làm quái gì có tư tưởng riêng kia chứ? Không được nghe lời Chúa Jesus dạy, Phật Thích Ca dạy, Lão Tử, Mạnh Tử, Platon, Aristotle, Hegel, Kant v. v… cấm đọc mà chỉ được phép tụng kinh Mác thôi.

Thơ văn là thơ văn bồi bút nhằm xưng tụng lãnh tụ, xưng tụng đảng tán hươu tán vuợn phét lác ba hoa xích thố những câu ngót gần thế kỷ nay cứ nhai đi nhai lại nhàm chán: Trung kiên, lập trường giai cấp, ngọn hải đăng, kim chỉ nam, điểm nóng, tế nhị,  đỉnh cao trí tuệ, bước ngoặt sáng tạo, phân hóa nội bộ, khai thác mâu thuẫn toàn, kiện toàn tổ chứcv.v…Toàn là những mỹ từ xảo trá lưu manh có đáng gọi là tư tưởng hay văn chương không hở giời?

"Hành động bao giờ cũng xuất phát từ tư tưởng, và nhắm đạt hiệu quả của tư tưởng! "

Tư tưởng nào thì hành động ấy. Tư tưởng là cái đầu tàu, hành động là cả một dãy những toa tàu cứ nối đuôi nhau mà chạy. Tư tưởng hoang tưởng tăm tối đồi bại thì các toa tàu cũng là những toa tàu sét rỉ chở toàn hành khách là những đống rác rưởi cặn bã chứ qúy báu gì? Đảng cộng sản Việt Nam đến chết vẫn không từ bỏ chủ nghĩa Mác Lê Nin. Vì đảng thành lập là dựa theo tư tưởng đó, dù hoang tưởng tăm tối nguy hiểm thì cũng là một tư tưởng. Từ bỏ chủ nghĩa Mác Lê Nin tức là đảng tư phủ nhận cái chính danh lập đảng, cái chính danh cầm quyền lãnh đạo cả toa tàu đang chở cả dân tộc lao xuống vực thẳm. Nếu có chết hết thì đảng vẫn còn lối thoát là cao chạy xa bay? Tiền của con cháu tẩu tán gửi ra hết nước ngoài. Nếu có chết thì chết cái thân gìa cùng cả dân tộc này thôi. Ông Đỗ Mười vẫn cười sằng sặc: Dù tao có lếu láo ba que mất dạy dẫn dắt chúng mày hàng triệu đảng viên vào chỗ chết thì tao cũng sống đủ rồi, thoả mãn cho cái thân tao muốn gì được ấy. Chúng mày đang cố gắng phấn đấu cho chủ nghĩa cộng sản vu vơ hoang tưởng. Nhưng chúng tao thì hưởng nó từ nửa thế kỷ nay rồi. Cuộc sống thần tiên của tao cùng với các ông Mạnh, Phiêu, Anh, v. v... quả thực là cuộc sống của thiên đàng cộng sản.

Cũng may cho chúng tao lại sinh ra ở Việt Nam, cái đám bần cố nông Chí Phèo Thị Nở ngu lâu lại tham lam a dua theo chân, mà thi nhau đâm chém giết người. Chúng nó ngu nên chúng nó mắc lừa. Thằng khôn lột da đứa dại. Cái đám dân Bắc Kỳ là tham lam dã man mọi rợ nhất lại đồng lòng theo chúng tao hàng triệu đứa chứ có phải vài trăm vài ngàn đâu? Chúng nó hàng chục triệu làm nòng cốt hậu thuẫn cho đảng mạnh. Ngoài ra lại có đám văn thi sĩ cò mồi ca tụng chúng tao. Thành công nhất là vụ lão gìa Hồ tụi tao biết rõ lão ấy sống trụy lạc lắm nhưng nhờ bọn thằng Hữu, Viên, Diệu, và đám bậu xậu bốc thơm cao ngất thành thánh thần nên tụi tao cứ bám theo cái xác lão ấy mà hưởng lộc trời cho.

"Một cái lều có cột chính chống xuống đất là nhân vật chính của truyện, còn kèo là những nhân vật phụ làm cấu trúc ngang vững chãi… trong khi đó thơ thì sao? Như các nghệ sĩ chèo diễn tả “chiếu chèo”, với tầm vóc không thể trở thành hài kịch, chính kịch hay bi kịch, thơ với cảm xúc tức thời chỉ có tầm vóc nhỏ bé vụn vặt như manh chiếu trải giữa sân ngắm trăng rồi suýt xoa mà thôi."

Đơn giản viết văn như dựng một cái lều mà không có cột chính vững chãi cột lều là mấy cọng rau muống cột kèo không ăn khớp xiêu vẹo méo mó thì sao gọi là lều? Viết văn không có nhân vật chính phụ có cốt truyện chặt chẽ thì làm sao gọi là một bài văn hoàn hảo? Động cái gì cũng phạm húy, nói xấu chế độ tuyên truyền chống đảng. Lại đồng hóa đảng và nhà nước là một. Chống đảng là chống nhà nước. Chống nhà nước là vi phạm pháp luật và phải bị thẳng thay trừng trị, lý do nguyên cớ mập mờ chẳng có gì đáng gọi là chống đối chỉ kêu oan mất đát, mất nhà, lắm huân chuơng chiến công mà bị cắt gỉam tiêu chuẩn đãi ngộ cũng coi như là chống đối. Bị công an dánh chết tươi trong đồn còn dánh chết một thằng cho trăm thằng dân đen sợ, dánh chết 100 thằng dân oan cho vạn thằng sợ. Chúng nó có biết sợ có khiếp nhược thì chế độ mới ổn định bền vững lâu dài. Vì vậy cần dư luận viên văn sĩ cò mồi viết bài ủng hộ hành dộng dã man của công an dân phòng du côn xã hội đen bức xúc.

Văn đã thối như vậy còn thơ thì chung chung ê a vài vần lục bát ngô ngọng chửi tục nhắng nhít chả có chủ đề chính phụ chung chung nhàm chán. Có tung lên mạng Facebook thì các fun dư luận viên các đồng chí ngu lậu tranh nhau like khen hay qúa là hay

Nhục nhã nhất là thơ chỉ có tầm vóc nhỏ bé vụn vặt như manh chiếu trải giữa sân ngắm trăng rồi suýt xoa mà thôi mà còn đao to búa lớn bàn về tư tưởng lớn của thời đại, văn chương hiện đại hậu hiện đại.

Tớ rất ngao ngán mới đây có nhà bình luận văn chuơng nổi tiếng ở hải ngoại hình như ở Úc là ông Nguyễn Hưng Quốc ca ngợi bài thơ con cóc là bài thơ hay nhất? Lý do là nhiều người biết đến.
Chứng tỏ nhà bình luận nhầm lẫn giữa chất và luợng mà không hiểu: Qúy hồ tinh bất qúy hồ đa.
Các nhà thông thái ngày xưa như Tôn Tử đã dạy:Muốn thắng trận không phải là nhờ có nhiều quân, mà phải có quân và tướng giỏi.

Anh là một giáo sư văn chuơng ngôn ngữ học, anh ở hải ngoại một xứ xở tự do mà ca ngợi bài thơ bị hàng triệu người khinh bỉ coi thuờng nhạo báng, cũng giống như bài vè Thằng Nhác lấy đó làm bài học răn dạy giáo dục nên làm thơ viết văn cho tử tế có tâm hồn trái tim nhân vật thì anh lại bảo là bài thơ hay nhất. Lập luận kiểu này có hơn gì cụ Chí Phèo? Thật ra văn chuơng ông Nguyẽn Hưng Quốc hay lắm, rất đáng để học tập thưởng lãm. Riêng câu nói dớ dẩn của ông khen bài thơ con cóc hay thì tớ phải lên tiếng thôi. Chứ tớ không thề vì qúy mến ông mà ù xọẹ với ông.

7.2.2016 Lu Hà






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét