Thứ Tư, 5 tháng 4, 2017

Bàn Luận Sự Thật Tinh Thần Không Chối Bỏ Với Paul Nguyễn Hoàng Đức



-Trích: SỰ THẬT TINH THẦN KHÔNG THỂ CHỐI BỎ VỀ DÂN Á-PHI CHẠY TỚI CHÂU ÂU (2)
Paul Nguyễn Hoàng Đức
“Tại sao không thấy người ở Âu - Mỹ “tư bản giãy chết” chạy thục mạng đến Á – Phi? Có phải những quốc gia ông chủ văn minh đâu có chịu bỏ lâu đài để chạy đến cư ngụ trong vài cái lều rách nát lạc hậu của nô lệ?! Mà chỉ thấy
người Á Phi chạy tới Âu Mỹ, trong trường hợp này phương ngôn “đất lành chim đậu” có đúng không?
Tại sao không thấy tác giả Âu Mỹ nào thiết tha các giải thưởng Á – Phi, mà chỉ thấy người Á Phi chiêm ngưỡng các giải thưởng Âu Mỹ? Đó có phải nô tài khát khao giá trị của ông chủ?
Hiện nay trong tất cả các lãnh vực giáo dục, kỹ thuật, người châu Âu đặt ra tiêu chuẩn châu Âu cho Á Phi. Vậy thì họ cao hơn hay thấp hơn?
Tại Việt Nam người ta làm đường xong mới đào lên đặt cống, lát hè xong lại lột lên thay lại, cây đang xanh chặt đi thay cây mới nhú vào… tất cả có phải sự hỗn độn của lý trí thiểu năng tham bát bỏ mâm vụ lợi kiểu tiểu nông với cái nhìn cực ngắn?
Có phải trong các trường phổ thông cho đến đại học có hơn 99% kiến thức là của Tây Âu? Và hiện đại hóa có phải chính xác ra là châu Âu hóa?
Một người phụ nữ thành đạt da đen nói “Để đuổi kịp người da trắng chúng tôi phải cố gắng gấp 8 lần”. Trong khi đó ở Việt Nam vẫn có một số đông tự hào “tôi không cần học, lãnh đạo vẫn ngon”, hay “tớ không học vẫn viết văn, làm thơ, vẽ và sáng tác nhạc”… Thế là cái gì?
Kiến thức Tây Âu từ chính trị lập hiến, đến thể chế cộng hòa, đến dân chủ cho mọi người, đến mọi phương tiện cập nhật giúp ích cho đời sống như ô tô, vi tính, điện thoại, vệ tinh, cho đến những thành tựu siêu vũ trụ đều ưu việt và hơn hẳn châu Á – nơi được mệnh danh là “phương thức sản xuất châu Á”, nghĩa là lạc hậu, tối tăm, không thể minh định nổi ranh giới của các thời kỳ tiến bộ.
Tại Á châu, từ nhà cao cấp đến nhà trung lưu đều gửi con em đi Âu Mỹ học. Đó không phải là hiện thực sờ sờ sao?
Các nhà triết học nói “Hiện thực là cơ sở của chân lý”. Việc hàng vạn người Phi châu bơi thục mạng qua Địa Trung Hải để sống sót làm người nô lệ ở một nơi có ông chủ, chẳng phải là bằng chứng của chân lý sao?!
Mấy ông văn nghệ sĩ, trí thức, trí ngủ, trí lim dim ở Việt Nam đọc được dăm quyển ngũ thư tứ kinh, nói chuyện dây cà ra dây muống, dai như đỉa, không biết đối thoại trong cả cuộc đời, văn bản, cũng như tác phẩm cứ khăng khăng đòi so sánh văn hóa Đông Tây, có khác gì đòi đem xe cút kít đọ ô tô, đem pháo thăng thiên so tầu vũ trụ con thoi?!
Nói thật tình trí tuệ của mấy người ít ỏi và đáng thương lắm. Mấy ông chẳng qua chỉ là thứ đan rổ rá đem bán, thời đại mới có máy rửa rồi, các ông sợ người ta không mua rổ của mình nên cứ ra sức tán hươu tán vượn về rổ rá hay mây tre đan xuất khẩu.
Theo tôi mấy ông hủ nho lạc hậu âm lịch nên nghĩ rằng, một chút kiến thức à uôm ba phải “trong âm có dương, trong dương có âm” của mấy ông không đáng là cái bẹ chuối để bơi qua Địa Trung Hải đến châu Âu đâu? Nếu các ông không biết sống bằng lý trí minh định sáng suốt, cách gì thoát khỏi tì tõm bên bờ ao, để người ta dẫm giày chế riễu “này anh bạn nô tài, anh được trả độc lập bao thập kỷ rồi mà vẫn cứ ôm bẹ chuối hát bài ca hỗn độn đổ nát như vậy?! Hay anh gọi đó là cường quốc thơ?!”

-Lu Hà: Tớ không tin lắm như lời bác Paul khảng định: "Mấy ông văn nghệ sĩ, trí thức, trí ngủ, trí lim dim ở Việt Nam đọc được dăm quyển ngũ thư tứ kinh, nói chuyện dây cà ra dây muống, dai như đỉa, không biết đối thoại trong cả cuộc đời, văn bản, cũng như tác phẩm cứ khăng khăng đòi so sánh văn hóa Đông Tây, có khác gì đòi đem xe cút kít đọ ô tô, đem pháo thăng thiên so tầu vũ trụ con thoi?!"

Nếu quả là có chuyện mấy ông văn nghệ sĩ đọc dăm quyển tứ tư ngũ kinh mà họ hiểu hết lời các Thày Khổng Tử, Mạnh Tử, hay Lão Tử nói thì quả là họ có vốn hiểu biết về tinh hoa cổ học rồi. Học hết các bộ sách này không phải dễ đâu bác Paul ơi! Theo tớ là họ chỉ thuổng dăm ba câu lọ mọ chỗ này chổ kia một tý thiếu hệ thống trình tự. Họ hiểu hết thật sự tứ tư ngũ kinh, trung dung đại học là họ đó có vốn triết học Á Đông cơ bản thì lôgích họ sẽ tấn tới tìm hiểu triết học phương tây và họ sẽ tìm hiểu thánh kinh cũng như triết học cổ đại Platon, Aristotle hay hiện sinh của Kant. Nietzsche, Schoppenhauer v. v... Con đường tư duy triết học không bao dừng cả.

Nếu đám trí ngủ Việt Nam có học Mạnh Tử hiểu thấu đáo câu:" Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh" thì họ không muốn làm bút nô và viết văn làm thơ đàng hoàng rồi. Họ dám đứng lên bênh vực dân oan, chống lại chế độ kiểm duyệt văn thơ báo chí vô lý. Ông Mạnh Tử cũng là người đưa ra thuyết tính thiện của con người rằng con người sinh ra đã là thiện rồi nhân chi sơ bản tính thiện, tư tưởng này đối lập với thuyết tính ác của Tuân Tử rằng nhân chi sơ bản tính ác.

Mạnh Tử kế thừa Khổng Tử vì là học trò Tử Tư cháu nội Khổng Tử nhưng ông Mạnh không chủ trương đề cao vai trò nhà Vua.

Thời Mao Trạch Đông đả phá Khổng, Mạnh, Lão, Phật, chùa chiền phá trụi. Việt Nam cũng rứa. Họ học ra công nhồi nhét Mác Lê . Ngày nay Mác Lê hết thiêng họ lại lôi ông Khổng Tử ra thờ. Họ quên rằng Mạnh Tử là người chủ truơng tự do nhân bản nhân quyền.

Nhưng so sánh cái hiện tại của văn học Việt Nam hay Á Châu nói chung với Tây Âu thì qủa là ễnh ương cố phình hơi so với con voi thì điểm này bác Paul nói có lý. Tại sao Trung Cộng treo giải thưởng mà các nước Châu Âu không văn sĩ nào thèm dự thi và thèm để ý đến giải thưởng mà chỉ toàn là các văn sĩ Châu Á khát khao có giải thưởng Âu Châu? Thì điều này bác Paul phân tích chí lý.

Tại sao tư bản giãy chết bóc lột xấu xa mà dám dân nô lệ Á Phi tranh nhau vượt biển đến xin được bóc lột? Tại sao cộng sản tiến bộ dân chủ ngàn lần tử bản mà ai cũng sợ cũng không muốn đến ở, Ngay cả con cháu cán bộ cộng sản tranh nhau sang học tập tu nghiệp ở các nước tư bản xấu xa mà không muốn trở lại nước nữa để mà hưởng hạnh phúc thiên đường? Điểm này bác Paul phân tích đúng.

Tớ luôn ủng hộ bác Paul về nền triết học phuơng Tây nhất là nền khoa học kỹ thuật tân tiến của họ. Nhưng chê bai triết học phuơng Đông cũng không nên. Các sách trung dung đại học tứ thư ngũ kinh cũng có ích lắm chứ. Thật ra nhiều vấn đề tâm linh tinh thần siêu việt thì phương Tây theo cách luận giải của thánh kinh cựu ước hay tân ước hay triết học cổ điển cũng như các luồng tư tưởng đầu thế kỷ 20 về triết học hiện sinhv. v... Nhiều vấn đề thuộc về tinh thần của con người hay cả phân tâm học của Sigmund Freud vẫn còn mù mờ lắm, không thể lý giải nổi, vẫn phải cần đến nền triết học phương Đông làm cứu cánh. Nhất là chuyện trai gái yêu nhau mà mang tâm bệnh, cứ gần nhau là khỏi liền. Nhiều cô gái sẵn sàng uống thuốc chuột hay dấm chua pha với á phiện để tự tử vì tình, khi cha mẹ ép gả, chết vì người tình để thủ nghĩa. Lại còn dọa xuống tới âm phủ kiện cáo với Diêm Vương những kẻ trên trần gian đã nhẫn tâm chia loan rẽ thúy phá hoại hạnh phúc tào khang của mình, hẹn thề đầu thai chuyển kiếp vợ chồng xum họp. Cái nét đẹp văn hóa tinh thần tâm linh có thể viết thành thợ thành văn kể chuyện thì phương Tây làm sao có được. Sở dĩ nền văn chuơng việt nam lẹt đẹt là do nhà nước cộng sản công an văn hóa cấm đoán chứ đâu có phải là chỉ thuộc thứ thư ngũ kinh luận giải âm dương tương đố như bác Paul nói đâu? Mà ngày nay thật ra văn sĩ Việt Nam có hiểu tứ thư ngũ kinh trung dung Mạnh Tử là mô tê gì đâu? Họ chỉ đọc lác đác xơ xài bằng chữ quốc ngữ thôi.

Triết học phương Đông dạy con người ta ăn ở có điều độ . Như bàn về chữ nhân nghĩa chẳng hạn. Phương Tây vì quyền tư hữu tư bản tự do cá nhân cạnh tranh tất cả vì lợi nhuận xem ra không trọng nhân nghĩa lắm.

Khổng Tử có nói về chữ nhân: Sát thân dĩ thành nhân. Còn Mạnh Tử thì nói về nghĩa: Sá sanh nhi thủ nghĩa. Ngẫm nghĩ cũng rất chí lý.
Nho học so với tây học có thể cổ hủ lỗi thời nhưng một nửa gía trị tinh thần cũng rất đáng trân trọng trong khi tây học không làm được. Đó là tạo ra khí chất quân tử của đấng tu mi nam tử thanh cao chính trực liêm khiết trong xã hội bon chen vật chất kim tiền. Triết học phương tây lại khuyến khích đời sống ganh đua cạnh tranh tiền tài vật chất. Nhưng cái hay là phương Tây ham chuộng người thực tài có năng lực. Trong khi phương đông lề thói cha truyền con nối nên mới có nạn xu nịnh mua quan bán tước trái với đạo lý quân tử nho. Vậy thật mà khó mà phân định tây đông ai hơn ai?

Đối với tớ đều coi trọng cả Tây lẫn Đông. Nhưng tớ thiên về Đông hơn Tây. Triết học phương Tây dạy người ta sống can đảm tự tin vào bản thân mình, dám dấn thân đấu tranh cho một nền công bằng, đỉnh cao là xã hội tự do dân chủ . Còn phương Đông thì vẫn tin vào mệnh trời:
Ngẫm hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao

Có phải vì vậy mà phuơng Đông thành hủ nho, chậm phát triển sau phương Tây? Con người á Đông sống ủy mỵ hèn mọn không dám đấu tranh vì nỗi bất công. Con gái phải đi làm đĩ để trả hiếu? Tam tòng tứ đức hủy diệt bao đời con gái? Phuợng Tây thì không vậy chủ nghĩa cá nhân tự do đã kiên quyết đấu tranh quyền làm người , quyền sống, quyền lao động. Ở Phuơng Tây ít có chuyện con gái phải đi làm đĩ bán thân nuôi mẹ dưỡng cha.

Nhưng phương Đông luật nhân qủa của Phật cũng rất đáng trân trọng gìn giữ. Thật khó mà nói Đông và Tây ai hơn ai? Về kỹ thuật khoa học tớ thích Tây Phương nhưng tâm linh siêu hình vi vô tớ vẫn chuộng phương Đông nhất là Lão Tử thuận theo tự nhiên. Giống như diễn biến hòa bình là một hiện tượng của tự nhiên. Ngăn cản quá trình diễn biến hòa bình là trái với đạo trời cũng như quy luật tự nhiên. Hãy để cho máy trời vận hành đừng mó tay vào là hỏng, như nhà nước cộng sản mang công an quân đội đàn áp khủng bố quyền ăn quyền nói quyền viết lách bày tỏ suy nghĩ của con người là trái với tự nhiên của Lão Tử.

6.2.2016 Lu Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét