Thứ Tư, 5 tháng 4, 2017

Bình Thơ Hiền Châu Và Lu Hà



Trích: “Đêm ơi đừng rẻ rúm trăng..
Đừng đay nghiến gió..đừng chằm vằm mưa.
Giống đời méo ghét tròn ưa..
Trăng thanh gió mát cho vừa lòng nhau..

Biển kia ai khoét mà sâu..
Lấp gian,liếm dối nguyệt đau rụng rời..
Chỉ vì mắt nhắm môi cười..
Thơ ngây dẫn lối mê đời cuồng quay..


Sa chân vực thẳm ban ngày..
Mật tình uống một lần say muôn đời..
Đông này tim hóa mồ côi
Hồn xin thác gửi về nơi đất lành...!!!“

Hiền Châu


Đêm gió trăng mưa và nỗi sầu thiếu phụ là chuyện kim cổ thường tình là lẽ tự nhiên của tạo hóa là tấm lòng trái tim yêu thương của con người. Đêm và trăng là một cặp song tình là đôi bạn ân ái với nhau cho suốt cả cuộc đời người ta hay cho hàng thiên niên kỷ của vũ trụ thiên hà. Nếu đêm mà không có trăng thì thiên nhiên trở nên vô vị thừa thãi, con người cũng trở nên lạc lõng tối tăm.

Khi người ta buồn thì người ta hay nghĩ tới trăng. Trăng của một người tràn trề hạnh phúc khác với trăng của một người bất hạnh. Trăng huy hoàng của một chiến tướng thắng trận khác với vầng trăng ảm đạm mờ nhạt của một bại tướng lên lầu. Đêm trăng của Từ Hải và Lã Bố khi gặp nàng Vương Thúy Kiều hay nàng Điêu Thuyền khác với trăng của chàng thi sĩ Hàn Mạc Tử ốm yếu xanh xao vàng vọt thổ ra từng đống huyết….

Vì hiểu cái ý nghĩa thâm tình của đêm và trăng nên nữ sĩ Hiền Châu đã kêu lên: “Đêm ơi đừng rẻ rúm trăng“. Tại sao là rẻ rúm mà không rẻ rúng? Nữ sĩ viết lên chữ rúm quả thật tao nhân cao siêu vô cùng để khẳng định trăng và đêm đã trải qua bao cuộc tình ân ái thăng trầm bể dâu chìm nổi. Trăng âu yếm làm sáng tỏ màn đêm, trăng yêu thương trần thế con người. Trăng không làm gì nên tội lỗi đớn hèn mà lẽ nào đêm nỡ rẻ rúng trăng? Vậy nàng phân giải, giãi bầy rằng lòng nàng trái tim nàng yêu trăng mãi mãi chung thủy cho suốt cả bốn mùa dù trăng tròn, trăng khuyết, trăng lưởi liềm, trăng tròn hay méo là hiện tượng của tự nhiên chứ không phải là tại lòng nàng. Dù trăng tròn hay trăng rúm ró thì trăng vẫn là trăng.

Cả khi trăng không tròn không sáng thì cũng đừng vì thế mà đay nghiến lây sang cả gió mây và ruồng rẫy ghét bỏ chằm vằm mưa…

Cõi nhân gian hay nhân tình thế thái  thường ưa thích hình thức vẻ ngoài mà bỏ mất cái phần tinh túy qúy gía là nội tâm, nhân phẩm, và họ không chấp nhận quy luật vô thườngcủa tạo hóa mong trăng lúc nào cũng phải tròn trịạ.

“Giống đời méo ghét tròn ưa..
Trăng thanh gió mát cho vừa lòng nhau…“

“Biển kia ai khoét mà sâu..
Lấp gian,liếm dối nguyệt đau rụng rời…“

Tình người thiếu phụ với đêm và trăng là như vậy. Đẹp vô cùng bao la vị tha và khuyên nhủ đêm không nên bạc bẽo quên tình sâu nghĩa năng của trăng. Nhưng lại còn biển nữa thì làm sao đây? Ban đêm thì thường là biển động, là giông tố phũ phàng, là tai họa khủng khiếp là gian dối lấp liếm và biển cũng muốn nhấn chìm cả nàng trăng, cho nguyệt đau rụng rời, lòng người thiếu phụ chơi vơi… Trái tim thục nữ sa vào tuyệt vọng, vũng lầy bùn sình bi ai…

Câu thơ mang tính tượng trưng biểu tượng thật là siêu nhiên siêu việt trác tuyệt vô biên. Dùng biển để mô tả sự trắng trợn vô tâm bất nghĩa của thế nhân.

Con người có tâm hồn trong trắng thơ ngây dại khờ trót tin vào biển mà chèo lái con thuyền tình của mình đắm say với làn sóng mơn man mà mất phương hướng không tìm ra bến bờ… Một tình yêu biển mù quáng quên trăng quên cà vầng thái dương mà sinh ra bất hạnh rủi ro…Thật đau đớn biết chừng nào!

“Chỉ vì mắt nhắm môi cười..
Thơ ngây dẫn lối mê đời cuồng quay…“

Trời đêm den tối mờ mịt, biển đã lợi dụng sự mênh mông bao la giàu có tài nguyên chân trâu bảo vật để dẫn dụ lòng người trái tim yêu mảnh hồn thơ ngây non nớt chưa từng trải vào cạm bẫy thác ghềnh san hô đá ngầm của mình . Thật là mưu mô thủ đoạn vô cùng, để cả khi vầng thái dương, mặt trời xuất hiện mà con người vẫn không làm sao vùng vẩy thoát ra khỏi những cơn sóng tình hoang dại dối trá của biển

“Sa chân vực thẳm ban ngày..
Mật tình uống một lần say muôn đời…“

Người thiếu phụ, người nữ sĩ chỉ còn tự biết an ủi động viên mình hãy cắn răng để mà chịu thiệt, và vững gót sống làm người trên quãng đường đầy chông gai . Mỉm cười làm người  nghĩ tới ngày mai. Hồn mơ về nơi đất lành trong mùa đông gía lạnh tháng 12 này.

“Đông này tim hóa mồ côi
Hồn xin thác gửi về nơi đất lành...!!! “

Lu Hà rất xúc động trước nỗi niềm tâm sự của nữ sĩ nên đã đối đáp thuận cảnh thuận tình bằng hai bài thơ liên tiếp một là lục bát và một bài song thất lục bát. Hiền Châu thì cảm ngộ rưng rưng ngấn lệ tấm tắc khen hay. Trong khi đó thì có kẻ vô duyên không quen biết gì dấu mặt chỉ lấy một cái nick hình đại diện là em bé đội mũ bảo hiểm, nhảy vào phá quấy chê bai dè bửu linh tinh. Vậy Lu Hà đành phải dùng chút ít thời gian bình giảng ý nghĩa, tôi chọn bài song thất lục bát mà phân tích ý nghĩa cái hay cái thâm thúy tao nhân đặng cho kẻ ngu dốt tối tăm như ngã vô học này bừng tỉnh sáng mắt ra bỏ chỗ tôi tăm về về quy thuân lương tâm nhân phẩm tình người liêm sỉ và ánh sáng. Bớt cười hô hố ha ha như con khỉ trong hang tối mê mẩn cái bóng của mình thành thói quen mà không dám dời bỏ hang.

Hiền Châu: Hai bài thơ liên tiếp được anh tặng đã chứng tỏ tấm lòng quan tâm, lo lắng của thi sĩ dành cho HC, khiến HC vô cùng xúc động và quý mến. Cảm ơn Lu Hà thật nhiều. Bấy nhiêu đó đã an ủi trái tim,tâm hồn của HC.
Lời thơ dịu dàng,thấu tỏ sâu sắc. Rất hay!

Đặng Huy Nam: Thơ Lu Hà nghe nặng ảnh hưởng của Cung oán ngâm và Chinh phụ ngâm Hiền Châu nhỉ. Chẳng có gì đặc sắc cả. Mình thích đọc thơ Hiền Châu hơn. Hô hô hô. Văn thơ cũng rất cần phong cách, không phải nhiều chữ là hay đâu.
Ha ha. Thơ đó bạn nào mới đọc chắc sẽ ấn tượng bởi câu chữ. Thực ra chẳng có ý nghĩa gì. Chẳng nói nên được cái gì cụ thể. Kiểu như khoe vốn từ, khoe điển tích. Hahaha. Xin lỗi Lu Hà nhé, mình đọc phát hiện ra ngay.

Có gì Hiền Châu thông cảm nhé
Kha kha kha

Thật là một ngã mất lịch sự vô học , chẳng biết quái gì về thơ phú cũng nhảy vào dở ngô dở ngọng tức cười.

Thơ song thất lục bát mà nặng ảnh hưởng của cung oán ngâm khúc của đại quan Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều và bà Đoàn Thị Điểm với những câu như sau thì tuyệt vời rồi. Cổ kim xưa nay dễ mấy ai làm được?

“Trải vách quế gió vàng hiu hắt,
Mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng,
Oán chi những khách tiêu phòng,
Mà xui phận bạc nằm trong má đào.“

hay là:“  Thuở trời đất nổi cơn gió bụi,
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên.
Xanh kia thăm thẳm tầng trên,
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này ?“

Theo  cảm nghĩ của tôi: Thì Ôn Như Hầu uyên bác qúa. Dù cho có hàng nghìn bài song thất lục bát tôi cũng không thể viết chuẩn mực cao thủ như ngài. Còn bà Đoàn Thị Đểm có thẻ gọi là tao nhân mặc khách tri âm tri kỷ. Tôi không muốn mê man lạc vào mê hồn trận phân tích tài nghệ của hai vị này mà dành thời gian cho chính bài thơ của tôi chia sẻ với nữ sĩ Hiền Châu. Hy vọng mở mắt khai phóng cho những kẻ ngu dốt tăm tối. Đặng học được chút nào chăng? Các bạn thi nhân tao nhã cũng nhân dịp này mà thưởng lãm cho vui.

Đêm Mưa
Chia sẻ nỗi buồn với Hiền Châu

Nghe gió hú mưa sầu bể thảm
Qụa kêu sương ảm đạm sông trăng
Tương tư thấu cảm cung Hằng
Đêm đông lạnh lẽo võ vàng lá rơi!

Người thiếu phụ than đời bạc bẽo
Ôm gối loan lảo đảo hồn mây
Xuân thì tình ái ngất ngây
Bóng ai mờ nhạt canh chầy chơi vơi…

Bao kỷ niệm một thời vùi lấp
Mắt môi cười dồn dập men say
Bồ hòn ngậm đắng nuốt cay
Hồng nhan kim cổ trả vay phận mình

Sâu thăm thẳm biển tình vùng vẫy
Dở cung đàn lộng lẫy đài trang
Sen vàng lãng đãng mơ màng
Bàng hoàng tỉnh giấc bẽ bàng lược gương

Tóc biếng trải chán chường yếm thắm
Phấn hương thừa lấm tấm hơi sương
Chau mày khóe hạnh vấn vương
Má đào phơn phớt đoạn trường phôi pha…

Lòng nguội lạnh tiếng gà xao xác
Trái tim côi phờ phạc nét ngài
Giận hờn trần thế bi ai
Bâng khuâng trằn trọc canh dài châu sa!

3.12.2015 Lu Hà

Bài thơ chỉ có 6 đoạn 24 câu có gì mà dài? Các câu chữ liên kết với nhau xoắn xuýt nhịp nhàng uyển chuyển theo một trình tư lô rich. Không thừa không thiếu có thể gọi là một tác phẩm thiên cổ hoài văn tâm tư sầu thảm cho nõi lòng người cô phụ. Không ai làm thơ tự khen mình nhưng Lu Hà cảm thấy hay vì làm xong bài thơ này tự rưng ứa nước mắt ra mà thương cô Hiền Châu là một thuyền quyên thục nữ tài sắc vẹn toàn mà lại chịu cảnh cô phụ. Cô phụ cũng giống như quả phụ góa phụ là đều không chồng một mình một bóng đơn côi lẻ loi.

Người cô phụ giữa đêm đông mưa gió đầu tháng 12 cũng giống như chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn từ bản tiếng Hán mà bà Đoàn Thị Điểm diễn nôm ra song thất lục bát. Nỗi lòng nàng Hiền Châu có khác chi các nàng cung nữ trong lầu vàng của Vua, con chim trong lồng vàng, có khác chi người vợ nhớ thương chồng ra trận gọi là chinh phụ. Chinh phụ ngâm có hình thức là một lời độc thoại nội tâm mà vai chính, cũng là vai duy nhất đứng ra độc thoại trong truyện là một người vợ có chồng tham gia cuộc chiến do triều đình phong kiến chủ xướng, kể về nỗi khổ, nỗi cô đơn buồn tủi phải xa chồng. Tác phẩm mở đầu với khung cảnh của chiến tranh ác liệt và nhà vua truyền hịch kêu gọi mọi người tham gia chiến cuộc. Trong bối cảnh này, nàng chinh phụ hình dung cảnh chồng nàng lên đường phò vua giúp nước, ra đi với quyết tâm giành hàng loạt thành trì dâng vua, hùng dũng trong chiếc chiến bào thắm đỏ và cưỡi con ngựa sắc trắng như tuyết.

“Nghe gió hú mưa sầu bể thảm
Qụa kêu sương ảm đạm sông trăng”


Còn gì buồn thảm hơn là một thiếu phụ trẻ măng hồng nhan phơi phới trong đêm Sài Gòn hoa lệ, một năm chỉ có hai mùa mưa nắng. Nắng thì cháy mặt cháy da, mưa thì lạnh thấu xương. Nàng nằm mà lòng cô quạnh heo may chỉ nghe tiếng gió hú, dòng Cửu Long cuồn cuộn sóng trào, cửa biển Sài Gòn giông tố ảm đạm phũ phàng thê lương, tiếng gào thét lồng lộn điên cuồng, rồi tiếng quạ ăn đêm kêu sương, khóc sương thật là não nùng… bên dòng sông trăng lờ mờ ánh đèn le lói…

Nổi niềm này trần ai thông cảm hồn mây lên tận cung Hằng mà thủ thỉ cùng Hằng Nga nghìn thu bạc bão vì người chồng tàn bạo vũ phu là chàng Hậu Nghệ, một mình một bóng với gốc đa cành quế, còn chàng cuội thì ù lỳ nông dân chất phát chẳng hiểu chữ ái tình là gì? Ngoài vườn thì từng chiếc lá vàng rơi như đếm từng tuổi xuân tàn lụi héo úa dần dần…

“Tương tư thấu cảm cung Hằng
Đêm đông lạnh lẽo võ vàng lá rơi!“


Còn biết trách ai nữa? Không lẽ trách trời gìa cay nghiệt, ông Tơ bà Nguyệt chẳng thuơng mình hay trách người đời tham phú phụ bần, ăn ở hai lòng đam mê vật chất, say đắm rượu chè cờ bạc, trí tuệ kém cỏi? Trách phận mình hẩm hiu không gặp ý trung nhân phong lưu đàn hạc chung thủy chung tình. Nàng chỉ còn biết thuơng nhớ tới người bạn tình thơ mà chỉ là mối tình tâm linh huyền hoặc lờ mờ nhân ảnh mà có những câu những vần xé ruột bào gan

“Người thiếu phụ than đời bạc bẽo
Ôm gối loan lảo đảo hồn mây
Xuân thì tình ái ngất ngây
Bóng ai mờ nhạt canh chầy chơi vơi…“

Rồi nàng bỗng nhớ tới thuở xa xưa khi mình còn là con gái. Mái tóc xanh xanh vẫn chưa tròn búi vẫn thường hay một mình…Mà vẫn sợ những ai dò xét, niềm riêng tư ấp ủ kín trong lòng. Bạn gái trêu đùa trọc ghẹo xa xôi thì thẹn đỏ mặt bỏ chạy đi… Mà nay thì đêm mưa rầu rĩ  mà nghĩ tới câu: Hồng nhan bạc mệnh.

“Bao kỷ niệm một thời vùi lấp
Mắt môi cười dồn dập men say
Bồ hòn ngậm đắng nuốt cay
Hồng nhan kim cổ trả vay phận mình“

Cõi người ta như biển sâu thăm thẳm, lòng người còn sâu hơn thước nào mà đo dò được? Nàng vùng vẫy trong ái tình tuyệt vọng như con thuyền mất lái giữa chốn trùng khơi. … Nuối tiếc cung dàn dang dở ái ân đứt quãng mà thở vắn than dài ứa lệ trào ra… Lạc vào cõi vô thức của thơ như một giấc mộng Nam Kha tỉnh dậy ngỡ ngàng bàng hoàng như Thuần Vu Phần say rượu nằm dưới gốc cây hoè mà mơ nước Hòe An. Nàng nữ sĩ chán chường mà chẳng thiết gì mà trải tóc soi gương

“Sâu thăm thẳm biển tình vùng vẫy
Dở cung đàn lộng lẫy đài trang
Sen vàng lãng đãng mơ màng
Bàng hoàng tỉnh giấc bẽ bàng lược gương“

Làm thơ mà biết dùng điển tích lấy truyện đời xưa mà liên hệ so sánh với đời nay chỉ có các bậc thi nhân học gỉa uyên thâm chữ nghĩa tinh hoa cổ học cỡ như Nguyễn Du hay Nguyễn Gia Thiều mới có đủ khả năng làm được. Còn tụi cá tra đầu gỗ trí tuệ kém cỏi ngu si nên làm thơ thực dụng theo kiểu mỳ ăn liền hay thơ tuyên truyền cổ động xách động xưng tụng cá nhân thần thánh rỏm hay thổi ống đu đủ bịt mũi khen thơ hút thuốc lào vặt như tay cha ky chú kiết nào đó dấu mặt thật của mình nhày vào hàm hồ lếu láo nhăng cuội tôi đã kể tên trên

“Tóc biếng trải chán chường yếm thắm
Phấn hương thừa lấm tấm hơi sương
Chau mày khóe hạnh vấn vương
Má đào phơn phớt đoạn trường phôi pha…“

Nghĩ mà ứa nước mắt ra, hình ảnh một kiều nữ có thể sánh với thập đại mỹ nhân tuyệt thế hoa khôi của thế giới mà khổ hạnh như vậy.
Ngay từ xa xưa, người Trung Hoa và các nước đồng văn Đông Á đều dùng cụm ngữ "Trầm ngư lạc nhạn, bế nguyệt tu hoa" (Cá lặn chim sa, nguyệt thẹn hoa nhường) để mô tả hình dung về mỹ nhân. Nghĩ tới nữ sĩ Hiền Châu hay cô em là Trần Hiền Châu, tôi đều xếp vào nhóm mỹ nhân. Đặc biệt không chỉ xinh đẹp mà còn có tài làm thơ. Có nguời không chỉ khen các cô đẹp và còn khen thơ hay. Nhưng thơ các cô hay ở chỗ nào viết hẳn một bài bình thơ khang trang đàng hoàng thì thụt lưỡi lại sinh ra hằn học cay cú với ai hay làm thơ đối đáp với các cô mà buông lời khiếm nhã cú diều ra mà xỉ nhục hòng hạ thấp nguời ta cho hả dạ. Chính vì vậy mà tôi phải bỏ thời gian ra viết bài bình giảng này cho ra lẽ. Xin các bạn đọc thêm 4 câu kết thiết tưởng cũng đủ nói lên tấm lòng tâm trạng ái mộ của tôi với nữ sĩ Hiền Châu

“Lòng nguội lạnh tiếng gà xao xác
Trái tim côi phờ phạc nét ngài
Giận hờn trần thế bi ai
Bâng khuâng trằn trọc canh dài châu sa!“

Tôi viết tặng Hiền Châu cả thảy 3 bài. Mỗi bài mỗi vẻ lục bát, song thất lục bát và thơ 8 chữ. Vậy tôi xin chọn tự bình giảng bài song thất lục bát này

Tịnh thổ tràng can. Mời các bạn xa gần hảo tâm ái mộ vô tư biết tôn trọng người làm thơ và có lòng tự trọng nhân cách của mình, không nên vô cớ vì ghen ghét mà manh tâm thóa mạ xúc xiểm người khác ghé thăm chơi!

5.12.2015 Lu Hà












Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét