Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2020

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 66


Đoạn Trường Sầu Ly (5)

“Có hay yếm thắm xuân đào
Năm canh trằn trọc nghẹn ngào cái thân
Hồn theo cánh hạc đằng vân
Đêm thường bay đến Giang Tân tìm người“


Ngày xưa phụ nữ Việt Nam hay mặc yếm đào, bằng một thứ lụa hay vải mềm mại để tránh cọ xát da thịt, bộ ngực của mình nhất là hai bộ vú người ta quen gọi là nhũ hoa, trong văn chương thi phú thì gọi là hai trái đào tiên hay gò bồng đảo. Các chị, các cô, các thím, các bà vợ lính thường tự xoa bóp bộ nhũ hoa của mình, cũng có thể do có con mọn, tuyến sữa cương cứng chèn ép mạch máu mà đau nhức không thể chịu được, cũng là biện pháp hữu hiệu cấp tốc giải tỏa phần nào nỗi nhớ nhung.

Bà Đoàn Thị Điểm miêu tả người vợ lính:
“Chồi lan nọ trước sân đã hái,
Ngọn tần kia bên bãi đưa hương.
Sửa xiêm dạo bước tiền đường,
Ngửa trông xem vẻ thiên chương thẩn thờ”

Phụ nữ mặc yếm bên trong, ngày nay hiện đại hơn may hình cái bát úp có thanh sắt uốn cong độn vào trong để tạo khuân, bên ngoài mặc quần áo thắt nhỏ gọi là xiêm thắt do cơ thể gày gò mảnh mai vì quá nhớ chồng. Nàng chỉ còn biết dựa vào các giấc mơ hóa thành chim hạc theo làn gió thổi đêm đêm đi tìm chồng, cụ thể là bến Giang Tân. Giang Tân là một quận trực thuộc Trùng Khánh. Quận này nằm ở bên bờ sông Trường Giang

“Lối Dương Đài, thuở dong chơi
Rủ về Tương Phố nụ cười say xưa
Lên thuyền dìu dặt gió đưa
Lả lơi mấy chốc lưa thưa gió lùa

Giật mình lốc cốc mõ khua
Giấc mơ ngắn ngủi bóng câu dãi dề
Giận thân sao chẳng gần kề
Cầm tay chàng để tỉ tê chuyện trò“

Đoạn thơ này có vẻ liêu trai. Dương Đài tên một ngọn núi mà vua Sở Tương Vương gặp thần nữ Vu Sơn ở đó và hai người ân ái với nhau suốt đêm.
Tương Phố, Hợp Phố là những địa danh thường có trong thơ ca. Điển tích:
 "Châu về Hợp  Phố" ý nói trùng phùng hội ngộ, vợ chồng đoàn tụ lại.
Hợp Phố xưa thuộc tỉnh Giao Châu, nay là Quảng Đông. Vào thời Bắc thuộc, miền bể ấy có rất nhiều ngọc châu hay gọi nôm là ngọc trai. Thái  thú Tàu cứ bắt dân phải đi mò và nộp cống. Các ngọc châu vì vậy bỏ đi nơi khác.
Mãi sau này có một người tên là Mạnh Thường về làm quan. Mạnh Thường thanh liêm chính trực thương kẻ nghèo khó. Những ngọc trai tự nhiên lại trở về Hợp Phố lấy nước giếng Hợp Phố rửa thì ngọc sáng vô cùng.

“Việc nhà chồng chất ai lo
Gặp chàng bến Lũng con đò thành Quan
Sum vầy lại tiếc canh tàn
Nam kha đàn kiến muôn vàn vắng teo

Cành hòe hiu hắt trăng treo
Giọt sương thánh thót trong veo ngõ buồn
Lòng theo gió biển mưa nguồn
Người đâu chẳng thấy lệ tuôn đôi hàng“

Bến Lũng con đò thành Quan là những địa điểm vùng đất bên Tàu hay của nước Đại Việt, Lạc Việt cổ xưa cả vùng Quảng Đông bao la. Nam Kha là giấc mộng vinh hoa phú quý của Thuần Vu Phần dưới gốc cây hòe bên cạnh hốc kiến lửa.

“Bánh xe lăn lóc phũ phàng
Bến Nam trước mặt bẽ bàng ngàn xanh
Cỏ non mơn mởn cũng đành
Một đàn cò đậu mong manh liễu hờn

Xôn xao bướm trắng chập chờn
Vẳng nghe tiếng địch véo von trên lầu
Đường về nẻo Bắc thanh lâu
Phồn hoa phố thị công hầu thảnh thơi“

Tiếng địch là một nhạc cụ một loại kèn làm bằng đất nung, theo tôi có nguồn gốc từ nước Sở. Ngày xưa Trương Lương bày kế cho Lưu Bang thổi thứ kèn này để làm tan ra quân đôi của Sở Bá Vương Hạng Võ, chiến tranh tâm lý binh vận.
Ngu Cơ vợ Hạng Võ than rằng:
“Hán binh dĩ lược địa,
Tứ diện Sở ca thanh.
Đại vương ý khí tận,
Tiện thiếp hà liêu sinh?”
Nghĩa là:
Quân Hán lấy hết đất,
Khúc Sở vang bốn bề.
Đại vương chí lớn cạn,
Tiện thiếp sống làm chi?

“Xa trông nghi ngút ngàn khơi
Mênh mông khói tỏa chơi vơi nỗi niềm
Cánh chim bạt gió nhiều thêm
Lạc loài kêu khóc quanh thềm mộ hoang

Thê lương đàn quạ khăn tang
Ngổn ngang gò đống khói nhang mịt mù
Côn trùng thảo mộc âm u
Dể giun tấu nhạc tiếng tù và xa“

Đoạn này mô tả cảnh cảnh chết chóc điêu tàn do chiến tranh gây ra. Đọc lên là hiểu. Người chậm hiểu, đầu óc nông cạn đến đâu đọc lên cũng có thể tưởng tượng ra, tôi không cần phải bình luận dài dòng trái ngược với đoạn thơ trên miêu tả cảnh thanh bình ở nơi đế đô còn yên ổn, nơi bọn nhà giàu quyền quý con cái là các vương tôn công tử, kể cả hoàng tộc trốn quân dịch, trốn lính ăn chơi phè phỡn, phố thị phồn hoa nhà lầu, nhà chứa sa hoa trụy lạc. Trái lại đoạn dưới là các vùng sảy ra chiến sự xa cách kinh thành thật là khủng kiếp. Tù và làm bằng sừng trâu hay sừng bò. Tiếng vang rất xa khi thổi. Đọc trong sử sách hay cựu ước mô tả quân đội Do Thái ngày xưa quen dùng tù và đặt ra các trạm cách xa nhau và thổi báo động chuyền tin khi có giặc đến, dù cách xa hàng nghìn vạn dặm trong một khoảng khắc là toàn quốc bi ết tin.

Ngổn ngang gò đống là cánh đồng đầy mồ mả, giống như cảnh chị em Vương Thúy Kiều đi tảo mộ hóa vàng, nhưng đây không phải là tiết thanh minh trong bầu không khí hòa bình mà tôi cũng từng miêu tả trong tập trường ca Tài Mệnh Tương Đố:

“Xuân con én thiều quang chín chục
Ngoài sáu mươi thúc giục chi trời
Cỏ non xanh mướt chơi vơi
Tháng ba tảo mộ lòng người xốn xang

Cành lê trắng sẵn sàng điểm nụ
Tiết thanh minh mới rủ chị em
Ngựa xa trẩy hội buông rèm
Trai thanh gái lịch thòm thèm ngó nhau

Đồ vàng mã nhạt màu tro biếc
Ngả về tây nuối tiếc bóng chiều
Ngẩn ngơ thơ thẩn bao nhiêu
Dan tay thong thả mĩ miều hoàng hôn…

Xem phong cảnh bồn chồn xao động
Ngọn tiểu khê tiếng trống thu ba
Bâng khuâng sáo trúc ngân nga
Lập lòe đom đóm sập sà mả hoang

Cầu tre nhỏ bắc ngang dòng suối
Khí âm u lùa tới vây quanh
Vương Quan mới kể ngọn ngành
Đạm Tiên diễm lệ tài danh uổng đời

Biết bao kẻ một thời mến mộ
Chốn quần thoa rượu đổ thâu canh
Vương tôn công tử yến anh
Hồng nhan bạc mệnh mong manh ái tình

Có người khách ôm hình gấm lụa
Tìm tới nơi giàn dụa thương đau
Phấn son hương sắc phai màu
Bình tan trâm gãy nát nhàu cỏ cây

Khói hương lạnh bấy chầy năm tháng
Kiều nghe ra cay đắng xót xa
Thương nàng kỹ nữ tài hoa
Vân cười chị khéo nhạt nhòa lệ rơi

Dư nước mắt khóc người thiên hạ
Thắp nén hương từ tạ khói bay
Chắp tay khấn nguyện nào hay
Phũ phàng chi kiếp tỉnh say mặn nồng

Đời mòn mỏi má hồng son phấn
Vẫn trắng tay tủi hận đêm trường
Không chồng tiếp khách thập phương
Thác đày âm phủ thê lương não nùng”

Cảnh chết chóc thật là thê lương não nùng dù bất cứ hoàn cảnh nào chiến tranh hay hoà bình. Nhưng đối với người vợ lính khi nhìn thấy những nấm mồ càng thê thảm hơn khi nghĩ tới người chồng của mình hiện đang ở đâu, vùng chiến thuật chiến trường nào?

“Lũng Tây nước cuốn bao la
Trên không nhạn lượn xế tà thuyền câu
Thiếp tôi ướt thấm mái đầu
Vi lô lau lách người đâu chẳng về

Chân mây thấp thoáng bốn bề
Ngược xuôi chen chúc sơn khê trập trùng
Hỏi thăm dè dặt ngại ngùng
Từ miền chinh chiến hãi hùng Ngọc Quan“

Lũng Tây tôi muốn kể là Lũng Tây sầm núi nhỏ cao vút, vùng lũng tây vực thẳm cheo leo nước cuốn thắc chảy sông suối bao la. Ngọc Quan tức là Ngọc Môn quan, một cửa ải hoang vu giáp giới với Tây Vực. Người ta thường nói anh hùng đa hoạn nạn, ngu si hưởng thái bình. Cảnh ngộ người lính chiến chả may lạc đội ngũ vào chốn rừng sâu ma thiêng nước độc có khác chi cảnh chàng Lục Vân Tiên mà tôi mô tả trong tập trường ca “Trung Hiếu Nghĩa Hiệp“

“Nơi trống trải đồng không mông quạnh
Ếch nhái kêu lau lách vướng chân
Tiên càng khô héo ruột gan
Bước đi uể oải toàn thân đau nhừ

Mắt nhức nhối như từ giao hữu
Với Trịnh Hâm chẳng hiểu vì sao?
Vân Tiên thổn thức nghẹn ngào
Lòng chàng rầu rĩ ứa trào mạch tương

May gặp khách qua đường mới hỏi
Cứ lần theo lối sỏi vào làng
Có ông thày thuốc Triệu Ngang
Giỏi khoa chữa mắt mấy thang xin thầy

Lão huênh hoang chốn nầy bậc nhất
Cả ba đời thành thật hành nghề
Nội kinh sản phụ miễn chê
Bạc còn hai lạng mọi bề lạy van

Ngân hải tinh vi nan thọ thế
Thứ cầu đông cang tễ thiếu gì
Thập toàn bát vị nhâm nhi
Có tiền mọi sự tức thì chữa ngay

Chú tiểu đồng chẳng hay lang rỏm
Dốc hết tiền lão tóm bạc ròng
Mười ngày thấp thỏm trông mong
Bệnh không thuyên giảm tiền hòng đòi thêm

Lão chống chế khi đêm nằm mộng
Có tiên sư đánh trống chiêm bao
Qủy thần ở tận trên cao
Hung hăng đòi mạng thét gào đầu trâu

Tiểu đồng hãy qua cầu thày bói
Mé tây viên ông nói nghe coi
Có tên đày tớ cọc còi
Gỉa vờ đóng kịch để moi tiền người

Lục Vân Tiên tuổi đời mười sáu
Còn thơ ngây đinh mão năm nay
Hèn chi giáp tí cho hay
Mạng kim cang hỏa ngày này chẳng an

Số giàu sang an nhàn qúy phái
Tiểu đồng kêu oan trái xót xa
Ông còn riễu cợt chủ ta
Một giao hai sách lại ba hào trùng

Trang thành quẻ lục xung tôn tử
Du hồn người phụ mẫu tang gia
Đau thương nước mắt đầm đìa
Thất điên bát đảo bên rìa rừng hoang

Tìm thày pháp trấn ngang ma quỷ
Thôn Trà Hương đạo sĩ cao tay
Tiểu đồng vội chạy đi ngay
Nhà trong khấp khởi mừng thay món hời“

Sau khi dẫn dắt các bạn gần xa muôn nẻo trích dẫn các đoạn thơ làm minh chứng ví dụ. Tôi xin bình giảng tiếp:

“Gậy kia rút đất khôn ngoan
Khăn giao cầu đảo nồng nàn thấy tiên
Vọng phu hóa đá cũng nên
Ôm con mà khóc thuyền quyên má hồng

Ngậm ngùi ngọn cỏ non bồng
Chàng còn tham phú tước phong công hầu
Tiền Đường sóng nát ngọc châu
Trách ai xa cách nhịp cầu tương giao“

Gậy rút đất là theo tích chuyện Phí Trường Phòng học được thuật rút đất, hễ dùng cái gậy trỏ xuống đất thì nghìn dặm đường cũng thu lại ở trước mắt, cũng như anh chàng thần hành thái bảo Đái Tôn trong Truyện Thủy Hử có bốn giáp bùa mã, chàng buộc hai giáp bùa mã một ngày đi được tám trăm dặm, nếu buộc cả bốn giáp vào hai đùi có thể đi nhanh hơn ngựa xích thố của Lã Bố hay Quan Vân Trường.

Khăn gieo cầu là theo tích Thôi Sinh vào núi lấy được tiên nữ làm vợ, học được phép tàng hình. Chàng lẻn vào cung để tinh nghịch sờ soạng tất cả từ hoàng hậu, quý phi, cung nữ không chừa một ai. Chàng bị đạo sĩ pháp thuật cao đuổi bắt. Chàng chạy về núi, còn cách một con sông. Nhưng may quá có tiên nữ là người vợ hiền thương chồng không trách tính dâm dê của chồng cơm nhà tiên nữ mà không ăn lại đi ăn phở ngoài dù có là hoàng hậu, quí phi cũng chỉ là thứ phàm trần túi da xác thịt hôi thối mà thôi.Vợ tiên mới hóa phép ném cái khăn biến thành nhịp cầu ngũ sắc để cho Thôi Sinh chạy qua.

Người vợ ôm con nhớ chồng hóa thành đá là theo tích Việt Nam về nàng Tô Thị ở Đồng Đăng thuộc tỉnh Lạng Sơn.
Tiền Đường là nơi nàng Kiều tự tử để thủ tiết với Từ Hải. Chuyện này tôi đã mô tả kỹ lưỡng trong tập Tài Mệnh Tương Đố:

“Nắm xương tàn bơ vơ chẳng biết
Gửi chốn nào thảm thiết non sông
Tình không ý nghĩa mặn nồng
Giết chồng mà lại lấy chồng nhục thay

Càng trằn trọc đắng cay thểu não
Một giấc mơ hư ảo vàng son
Mảnh trăng rầu rĩ héo hon
Đá tan ngọc nát ta còn tiếc chi?

Nghe gió thổi ầm ỳ sóng dữ
Ngọn thủy triều gầm rú điên cuồng
Lênh đênh một giải mênh mông
Hỏi ra mới biết là sông Tiền Đường

Lời thần mộng đoạn trường xóa kiếp
Nàng Đạm Tiên đón tiếp ta ngay
Hẹn thì đợi ở dưới này
Chị em hội ngộ vui vày bên nhau

Thư tuyệt mệnh về sau sẽ biết
Kéo rèm châu thảm thiết bao la
Từ công luôn hậu đãi ta
Tham lam phú quý mà ra phụ chàng

Mặt nào nữa bẽ bàng son phấn
Trong cõi đời oán hận ngàn thu
Trăng sao mây gió vi vu
Thôi thì một thác ngao du với chàng

Đôi hạc trắng thênh thang trời đất
Dây tơ hồng thắt chặt thêm đây
Thủy cung ân ái tràn đầy
Loan bồng phượng bế canh chầy nỉ non

Vui chi nữa mà còn dai dẳng
Kết thúc nhanh cay đắng khổ đau
Kiều lao đầu xuống dòng sâu
Trường giang chảy xiết nhuốm màu trần gian“

Nhịp cầu tương giao, ý tôi muốn dùng điển tích bài thơ Khuê Oán của Vương Xương Linh

“Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu,
Xuân nhật ngưng trang thướng thuý lâu.
Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc,
Hối giao phu tế mịch phong hầu“
Nghĩa người thiếu phụ nơi phòng khuê không biết buồn, không biết lo xa nông cạn. Ngày xuân trang điểm đẹp đẽ bước lên lầu ngà xanh biêng biếc. Chợt thấy màu dương liễu tốt tươi ở đầu ngõ. Bỗng hối hận đã tham mùi phú quý để chồng đi tòng quân ra chiến trường nay sống mai chết.

“Hướng dương tình thiếp nôn nao
Cuốc kêu khắc khoải nghẹn nào mạch tương
Tỳ bà réo rắt thê lương
Ngựa hồ hí gió Vương Tường lệ rơi

Buồn trông cửa biển ngàn khơi
Cánh buồm thấp thoáng chơi vơi cuối trời
Sen tàn cúc rớm làn hơi
Thu sầu gió bấc lẻ loi kiếp người“

Ngựa hồ là giống ngựa phương Bắc thuộc vùng đất rợ Hung Nô hay Mông Cổ ngày nay, được mang về Hán Trung hay Trung Nguyên và các nước Đông Nam thuần dưỡng, mỗi khi thấy làn gió từ phương Bắc thổi đến thì hí lên vì nhớ đến quê hương nơi có những đồng cỏ bao la. Vương Tường tức nàng Vương Chiêu Quân vì tính tình ngay thẳng không chịu đút lót cho tên họa sĩ Mao Diên Thọ mà y cố ý chấm một giọt mực thành cái nốt ruồi . Sau bị cống đi Hung Nô làm Hoàng Hậu cho Thuyền Vu mới buồn quá  khi đến biên giới mới gảy đàn tỳ bà, xé mảnh lụa đào viết thư cho Hán Nguyên Đế, nàng buộc phong thư vào con chim nhạn bay về cố quốc.

“Buồn trông cửa biển ngàn khơi
Cánh buồm thấp thoáng chơi vơi cuối trời
Sen tàn cúc rớm làn hơi
Thu sầu gió bấc lẻ loi kiếp người

Ngân Hà lấp ló sáng soi
Chuôi sao Bắc Đẩu thôi đòi hướng Đông
Ngả Đoài đồng ruộng mênh mông
Trăng vàng nuối tiếc dòng sông ân tình

Đèn khuya chiếc bóng in hình
Trên tường con hỏi là mình với ta
Đêm đêm cha lại về nhà
 Đĩa dầu hao cạn canh gà nỉ non

Sâm thương đôi ngả héo mòn
Mỉa mai chèo bẻo lon ton hót hoài
Nỗi lòng thiếp chẳng nguôi ngoai
Tùng quân giong ruổi mãi ngoài ải xa“

Mấy khổ thơ này miêu tả cảnh phòng khuê đơn chiếc một mình một bóng với ngọn đèn dầu tù mù, vì ngày xưa không có đèn điện như ngày nay. Đọc lên là hiểu ngay tôi không muốn dẫn dắt các bạn vào ma trận ngôn ngữ như đám sương mù khói tỏa vô tận mà chẳng có ý nghĩa gì như một số các nhà bình thơ vẫn phạm phải. Đọc mấy câu thơ họ bình thật là tủn mủn nghèo nàn như cơm nguội dù cho bài thơ đó có thể là do các thi sĩ Việt Nam có sừng có mỏ từng làm như Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Vũ Hoàng Chương v.v… từng làm. Thơ chỉ có bấy nhiêu nhưng cố tô son trát phấn dùng những từ ngữ đao to búa lớn, từ ngữ thậm xưng, tâng bốc quá đáng cốt để mọi người khen văn mình hay nào trần động thiên nhai, đỉnh cao trí tuệ, dài dòng văn tự phân tích tâm lý, cài cắm tác giả vào những thứ lan man vô nghĩa do mình tưởng tượng ra. Tôi phải ngạc nhiên trong văn giới diễn đàn thi ca nhiều người bàn luân rôm rả, trong đó có vị là giáo sư là nhà bình thơ bảo là nổi tiếng khen bài thơ con cóc hay nhất. Khi mọi người hỏi vì sao thì vị giáo sư đó thản nhiên trả lời nó hay là vì ai cũng biết cũng thuộc lòng. Thật là buồn cho nền văn chương đến thời mạt vận, không còn gì để viết, để bàn mới dỗi hơi mang chuyện bài thơ con cóc trong hang ra để tranh luận phân tích mổ sẻ, chỉ là câu chuyện mang tính ngụ ngôn diễu cợt những kẻ ngu dốt và lười biếng như chàng Đại Lãn há miệng chờ sung.
“Con cóc nhảy ra
Con cóc nhảy ra
Con cóc ngồi đó
Con cóc ngồi đó
Con cóc nhảy đi...“

Tôi chỉ xin mọi người lưu ý cho câu thơ có liên quan đến một điển tích của Việt Nam chính là “Thiếu Phụ Nam Xương“
Ở huyện Nam Xương tỉnh Hà Nam, miền Bắc, ngày xưa có một người con gái tên là Vũ Thị Thiết, chồng là Trương Sinh, người cùng làng. Hai vợ chồng rất yêu nhau. Chỉ có một điều là Trương Sinh hay đa nghi. Ăn ở với nhau chưa được bao lâu thì Trương Sinh bị gọi đi lính. Vợ chàng có thai sắp đến ngày sinh. Một nách con mọn, lại có mẹ chồng già, nàng thay chồng làm đủ mọi việc. Mẹ chồng ốm nặng, nhưng bà cụ không qua khỏi được. Nàng làm ma cho mẹ chồng rất chu tất, xóm làng ai cũng khen.
Khi Trương Sinh về thì đứa con trai đã bập bẹ nói. Trương giơ tay bế con thì thằng bé không chịu theo.
Anh hỏi nó:
– Bố đây mà, sao con lại không cho bế?
Thằng bé bập bẹ nói:
– Bố đến tối mới đến kia.
Trương Sinh tính đa nghi, trong lòng bực tức, nhưng không nói ra. Ðợi khi đứa bé ngồi một mình, chàng gạn hỏi thì thằng bé lại nói:
– Ðến tối, bố mới đến. Hễ mẹ đi, bố cũng đi theo sau; mẹ ngồi, bố cũng ngồi…
Nghe con nói, Trương Sinh yên trí vợ mình đã tằng tịu với một kẻ nào trong khi mình đi vắng và kẻ ấy rất say mê vợ mình, nên mới không rời được ra như thế! Trương tra hỏi vợ và giữ kín là không phải do con nói. Nàng một mực chối cãi; nhưng chàng không tin, mắng nhiếc đánh đập vợ dã man.
Làng xóm, họ hàng biết chuyện đều đến can ngăn, Sinh vẫn định không nghe,
Người thiếu phụ phẫn uất quá, ôm con khóc nức nở, rồi thừa lúc chồng sang hàng xóm, chị đặt con xuống giường, chạy ra sông đâm đầu xuống dòng nước chảy xiết tự vẫn
Chồng về, biết sự chẳng lành, vội chạy ra sông, nhưng mò mãi không tìm thấy xác vợ. Ðến tối đứa trẻ khóc, Trương bế con, thắp đèn dỗ cho nó nín. Thốt nhiên đứa trẻ chỉ vào cái bóng của Trương trên vách và nói:
– Bố kia kìa!
Thì ra trong những ngày Trương đi vắng, buổi tối đứa trẻ hay hỏi mẹ: “Bố đâu?”, người thiếu phụ thường chỉ vào cái bóng của mình trên vách, nói đùa với con: “Bố kia kìa!”.
Bấy giờ người chồng mới hiểu lời con nói, nhận ra ngay sự ngu muội bởi tính đa nghi của mình đã giết mất người hiền thủy chung. Đến đời hậu Lê, Vua Lê Thái Tôn có dịp đi ngang qua, thấy cái miếu và nghe kể về câu chuyện thương tâm đó bèn ứng khẩu một bài thơ truyền khẩu đến ngày nay:

“Nghi ngút đầu ghềnh tỏa khói hương,
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương.
Ngọn đèn dầu nhắn đừng nghe trẻ,
Làn nước chi cho lụy đến nàng.
Chứng quả có đôi vầng nhật nguyệt,
Giải oan chi mượn đến đàn tràng.
Qua đây mới biết nguồn cơn ấy,
Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng.“

11.11.2019 Lu Hà



















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét