Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2020

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 69


Đoạn Trường Sầu Ly (8) và (9)

Đoạn Trường Sầu Ly mà tôi cảm xúc từ tập thơ Chinh Phụ Ngâm của cố thi sĩ Đặng Trần Côn và nữ sĩ Đoàn Thị Điểm được nghệ sĩ Thu Hà ngâm đến video số 7 thì dừng lại. Tiếng thơ ngâm tưởng lịm đi trong tâm hôn của tôi và các bạn theo không gian và thời gian. Bỗng hôm nay lại nổi lên với video số 8 và số 9. Tôi rất mừng và cảm động vô cùng trước tấm lòng say mê nghệ thuật và bảo tồn văn hoá ngôn ngữ trong sáng của tiếng Việt Nam ta. Để tri ân sự cố gắng của nghệ sĩ Thu Hà, tôi viết tiếp bình giảng thơ diễn ngâm.


Thu Hà đã rút kinh nghiệm, nên lần này mỗi video được ngâm ngắn khoảng 24 câu thôi. Ngâm như vậy nghệ sĩ sẽ không mệt mỏi và tôi cũng bớt vất vả phải gồng mình lên để viết những trang bình giảng dài dằng dặc.

“ Ba trăm năm lại vấn vương
Oan khiên thiếu phụ tuyết sương vô thường
Có người ngâm khúc đoạn trường
Sầu ly ai oán thê lương não nùng“

Chinh phụ ngâm,  lời than vãn của người phụ nữ có chồng ra mặt trận, còn có tên khác là Chinh phụ ngâm khúc là tác phẩm Hán văn viết theo lối trường đoản cú, loại cổ phong giống như thể hành trong bài Hồ Trường của Nguyễn Bá Trác. Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn, ra đời trong khoảng năm 1741 giai đoạn sơ kỳ Cảnh Hưng và về sau được nhiều người dịch ra thơ Nôm. Tiêu biểu nhất là bản song thất lục bát của bà Đoàn Thị Điểm. Thật ra chưa đến 300 năm để có Đoạn Trường Sầu Ly của Lu Hà tôi. Tôi bỗng nhớ đến bài  Độc Tiểu Thanh Ký của cụ Nguyễn Du.

Độc Tiểu Thanh ký

“Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.
Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh luỵ phần dư.
Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kỳ oan ngã tự cư.
Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?“

Khi cụ Nguyễn Du đi thăm mả nàng Tiểu Thanh bên Tàu mà thương xót cho cuộc đời của một nữ sĩ tài hoa hồng nhan bạc mệnh. Cụ ứa nước mắt mà hỏi tự hỏi ở hai câu kết trong bài thất ngôn bát cú của mình:
“Chẳng biết ba trăm năm sau nữa,
Thiên hạ có ai khóc Tố Như ta?“

Nhưng chưa phải chờ đến 300 năm mới chỉ có 278 năm thôi mà Lu Hà tôi và nghệ sĩ Thu Hà đã khóc hai vị Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm bằng tập trường ca bi ai: Đoạn Trường Sầu Ly. Người thiếu phụ thật là oan ức phải chịu cảnh vò võ sương mai, buồng the cô quạnh bên song cứa sổ, gió đông hiu hắt bàn tay tê cóng đợi chồng hết ngày lại đêm vần xoay bốn mùa xuân hạ thu đông theo quy luật của tự nhiên mà trong nhà Phật gọi là vô thường. Còn vô ngã là những biến cố thương đau từ nơi khác, từ ngoại cảnh hay từ người khác mang đến cho mình như nhìn thấy cảnh vợ lính khăn sô áo trắng, cánh đồng quạ đen cờ tang nghi ngút khói hương, tiếng cuốc kêu thường, bướm bay chập chờn, đom đóm dật dờ lúc xế chiều. Buổi hoàng hôn lúc đàn gà con chiêm chiếp tìm mẹ lên chuồng…Tất cả đều làm cho người phụ nữ se sắt trái tim, lòng mình tím lại.


“Nỗi niềm chinh phụ hãi hùng
Rừng sâu núi thẳm rợn rùng chinh nhân
Chinh phu gió Sở mây Tần
Thương người vợ trẻ bần thần nhớ nhung

Đường xa heo hút mịt mùng
Phong ba bão tố chập chùng biển khơi
Tần ngần chẳng nói nên lời
Tri ân nghệ sĩ cuối trời mây bay“

Cả hai chúng tôi đã đồng cảm đồng tâm thương xót cho người vợ lính còm cõi ở nhà đợi chồng, kẻ ngâm thơ người bình giảng thật là ăn ý tuyệt vời.

Sở, Tần là hai nước lớn ngày xưa. Nước Sở ở vào vùng Hồ Bắc, Hồ Nam; Tần ở vào địa phận Tân Châu. Hai nước này cùng 5 nước: Yên, Tề, Triệu, Nguỵ, Hàn đời xuân thu  chiến quốc cũng gọi là Thất hùng, tranh đánh nhau mưu lấy quyền bá chủ. Nước nào cũng tìm người tạo lấy vi cánh, xây dựng thế lực. Do đó, phát sinh một hạng người khi bỏ nước này sang đầu nước khác để lập công danh, có kẻ lừng chừng nên có câu:
“Bỏ Sở về Tần theo Tề e Sở giận
Bỏ Tần chán Tề về Sở  thì lại ngại Tần hay Tề ghen“

 Ðối với kẻ sĩ có liêm sỉ hay chán đời, sống cảnh an nhàn thích văn chương thơ phú thì tủi hận:
“Mặc ai sớm Sở chiều Tần
Riêng mình nào biết có xuân là gì!“

Tâm trạng người thiếu phụ người chinh phụ cũng tiến thoái lưỡng nan như vậy- Muốn chồng về với mình sớm tối có nhau cùng con cái cha mẹ. Nhưng lại e ngại có giặc tràn qua biên cương và xâm lăng quê hương mình thì biết ai ra chống giữ bảo vệ sự bình an? Tóm lại chiến tranh là đổ máu tang thương.

“Giai nhân tài tử đắm say
Thơ ca tiếng Việt càng day dứt tình
Ngàn sao lấp lánh hành tinh
Vầng trăng sáng tỏ sân đình làng ta

Cuốc kêu khắc khoải chiều tà
Quê hương thầm gọi Hằng Nga mộng hồn
Vuốt ve cành trúc gió hôn
Sâm thương đôi ngả đuổi dồn đông tây“

Người thiếu phụ mơ ước chiến tranh sớm kết thúc cầu mong an lạc thái bình  đã có từng hàng trăm năm nay. Biết bao bài thơ bản nhạc lời hát tiếng ngâm bằng tiếng Việt dù chữ nôm hay chữ quốc ngữ. Mơ cảnh vợ chồng ân ái hạnh phúc sau khi ca khúc khải hoàn trở về người chồng lên lon, ngực đeo đầy huân huy chương mề đay,là sĩ quan quân đội cộng hòa thì người vợ được gọi theo cấp bậc của chồng là bà thiếu úy, bà trung tá, nếu là bộ đội thì mặc áo bốn túi và được gọi là bà thủ trưởng. Đấy chỉ là mơ ước thôi, thực tế thì vợ chồng như hai vì sao sâm thương chả bao giờ gặp được nhau. Giấc mơ thì vẫn là giấc mơ lúc nửa đêm gà gáy, vợ chồng gặp nhau, lúc bình minh rạng sáng thì vợ chồng lại chia ly biền biệt.
“Nửa đêm chén rượu ngất ngây
Non thần đỉnh giáp vui vầy dở dang
Cầm tay bịn rịn thiếp chàng
Ngựa pha sương tuyết mơ màng công danh“

Bây giờ tôi xin tiếp tục bình giảng video cuối Thu Hà diễn ngâm. Đoạn Trường Sầu Ly (9)

“Bắc Nam ngăn cách sông Gianh
Hai nhà Trịnh Nguyễn tranh giành đất đai
Chuyện Tàu  dã sử bi ai
Đặng Trần Côn, viết tuyền đài khổ đau“

Chinh Phụ Ngâm là mượn chuyện bên Tàu , thi nhân không dám viết thẳng chuyện Việt Nam hai nhà Trịnh- Nguyễn phân tranh, vì quyền lợi cá nhân hoàng tộc để cho dân tình điêu đứng vì lý do chính trị. Còn tôi là hậu sinh là vạn bối khi đọc thơ của tiền bối, gần 300 năm sau lại viết trong tập trường ca lục bát về sông Gianh cảm thông cho nỗi khổ đau của văn sĩ Đặng Trần Côn dưới nơi tuyền đài, nơi cửu tuyền. Người chinh phụ Tàu đau khổ chờ chồng cũng không bằng nỗi khổ của người vợ lính Việt Nam với cuộc chiến tranh kéo dài 200 năm tức hai thế kỷ đằng đẵng của hai lãnh chúa đất đai Trịnh và Nguyễn. Cuộc chiến tranh giành đất giành đàn bà bên Tàu theo tôi có lẽ dai dẳng nhất là thời Tam Quốc khoảng 50 năm bởi ông Gia Cát Lượng cố đấm ăn xôi vị nể tình Lưu Bị mà muốn khôi phục lại nhà Hán vốn dĩ đã thổi rữa mục nát. Ông Lưu Bị chỉ là ngã đan chiếu bán dép dám phịa ra mình là tôn thất nhà Hán là cháu 5 đời của Lưu Thắng Trung Sơn Tĩnh Vương Lưu Cảnh Đế gì đó mà đạo sĩ Gia Cát Lượng cũng tin xái cổ

“Bà Đoàn Thị Điểm theo sau
Diễn nôm để lại nhuốm màu khói hương
Nghìn năm bia đá tang thương
Một rừng xương cốt biên cương thét gào

Tiếng thơ nức nở nghẹn ngào
Mủi lòng cát sĩ ứa trào lệ rơi!
Bút hoa để lại cho đời
Miệt mài bình giảng trọn lời nước non

Cung đàn dìu dặt véo von
Năm canh vò võ héo hon tấc lòng
Ngược xuôi chinh chiến long đong
Chắp tay thiếp lại cầu mong chàng về

Đất trời nhỏ lệ dãi dề
Mưa sa ngọn cỏ sơn khê núi rừng
Đợi hoài phố xá tưng bừng
Khải hoàn khúc hát rượu mừng chiến công ?

Nếu chỉ là bản chữ Hán thì Chinh Phụ Ngâm sẽ xếp xó trong kho tàng Hán Việt. May thay các bậc tiền bối hay chữ và có tinh thần dân tộc đã sáng tạo ra chữ Nôm để có thể phát âm đúng tiếng Việt mà viết ra thơ lục bát như cụ Nguyễn Du cụ Nguyễn Đình Chiểu hay song thất lục bát như cụ Nguyền Gia Thiều và nữ sĩ Đoàn Thị Điểm. Nhờ có Đoàn Thị Điểm mà Lu Hà tôi mới có cơ hội viết ra bản trường ca bi ai Đoạn Trường Sầu Ly và được nghệ sĩ Thu Hà diễn ngâm trọn vẹn.
Tôi là ai, nghệ sĩ Thu Hà là ai từ tiền kiếp? Nhưng tôi tin có sự luân hồi chuyển kiếp và có các vị thần linh, giống như một cậu bé người Nga tự nhận mình là người trên sao hỏa cách đây hàng tỉ năm. Cậu rất am hiểu về khoa học không gian và vũ trụ. Cậu nhỏ tuổi nhưng đã làm cho các nhà khoa học phải sửng sốt trầm trồ tán thưởng về tri thức của cậu bé đó. Cậu ta kể lại trên sao hỏa đã có một thời kỳ con người văn minh sống trên đó và sảy ra một cuộc chiến tranh nguyên tử và sự sống bị hủy diệt, chỉ còn vài người sống xót và họ di cư lên trái đất này cây cối hoa quả xinh tươi và loài người phải tập thở bằng oxy để duy trì cuộc sống tạm thời có giới hạn về tuổi thọ. Thở bằng oxy làm cho loài người chóng già và phải tuân theo quy luật sinh lão bệnh tử. Còn người trên sao hỏa như cậu bé đó nhớ lại không thở bằng khí oxy mà bằng khí gì thì chỉ có các nhà khoa học mới có thể trả lời được. Theo cậu vũ khí nguyên tử rất đáng sợ nhưng sự tôn thờ lệ thuộc vào vật chất tiện nghi khoa học kỹ thuật còn đáng sợ hơn, loài người rồi sẽ lại tự mình bị hủy diệt sự sống của mình. Tôi làm thơ, bình giảng hay Thu Hà ngâm thơ là để đề cao những giá trị tinh thần.

17.11.2019 Lu Hà
























Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét