Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2020

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 63


Đoạn Trường Sầu Ly (2)

“ Xốn xang cá nước mặn mòi
Hậu phương tiền tuyến đầu ngòi cuối sông
Đêm nay trăng sáng mênh mông
Dừng chân tạm nghỉ cánh đồng cỏ tươi


Trong mơ lấy lại nụ cười
Chàng ôm yên ngựa tưởng người mình yêu
Hay vùng cát trắng hoang liêu
Ngủ trên tảng đá mọc nhiều rêu xanh

Chàng từ Hán xuống Bạch Thành
Vượt qua Thanh Hải tiến nhanh Mai Hồ
Hình khe thế núi nhấp nhô
Gần xa đồi trọc cây khô suối nguồn”

Đoạn thơ trên miêu tả người chiến binh hành quân bằng ngựa do trí tưởng tượng của người vợ cũng có thể thông qua bức thư của chồng gửi về hay do nghe thiên hạ đồn đại mà biết được. Lý Bạch có câu thơ:
“Tuấn mã nhược phong phiêu
Minh tiên xuất Vị kiều”
Ngựa khỏe đi nhanh như gió cuốn,ra roi phóng một mạch ra tới sông cầu sông Vị. Dân gian có câu hát: “ Tướng quân tam tiễn định Thiên Sơn, tráng sĩ trường ca nhập Hán quan” có nghĩa là: Ba mũi tên của tướng lấy được núi Thiên Sơn, tráng sĩ, tinh binh hát dài mà hành quân vào cửa ải Hán.
Bạch Thành  là một thị trấn tại tỉnh Cát Lâm,  Bạch Thành giáp Nội Mông và Hắc Long Giang. Bạch Thành có nghĩa là Thành Trắng. Không biết có phải là thành Bạch Đế là nơi Lưu Bị nguy khốn ở đây và đã chết bất đắc kỳ tử? Thanh Hải là miền đất hiểm trở. Đời nhà Đường rợ Thổ Cốc Hồn trấn giữ ở đó. Mai Hồ là một địa danh bên Tàu thuộc tỉnh Hồ Nam, sát với hồ Động Đình. Câu thơ miêu tả đời người chiến binh thật là gian khổ, chàng đã vượt qua những làn tên hòn đạn, chiến tranh thật là tàn khốc làm cho người vợ ở nhà rất lo lắng thấp thỏm đợi chờ.

“Mạch tương rầu rĩ tuôn trào
Thương người áo giáp nỗi buồn làng quê
Gấm thêu phong tuyết dãi dề
Chinh phu nét vẽ sơn khê dặm trường

Xông pha trên những nẻo đường
Giao tranh Hãn Hải chiến trường Tiêu Quan
Xá chi xà hổ gian nan
Trán nhăn tư lự giang san vững bền”

Gấm thêu là lá cờ thêu chữ. Chinh phu là chiến binh.
Mạch tương do chữ tương lệ chỉ giọt nước mắt đàn bà.
Nga Hoàng và Nữ Anh Vợ Vua Thuấn, khi vua đi tuần thú chết ở đất Thương Ngô bên bờ sông Tương. Hai bà đến đó kêu khóc thảm thiết, nước mắt vẩy vào các bụi trúc chung quanh, trúc đều thành sắc lốm đốm nên gọi là "Tương phi trúc"
Nguyễn Du thì viết:
“ Vâng lời khuyên giải thấp cao
Chưa xong điều nghĩ đã dào mạch tương“

Hãn Hải là một chiến trường sa mạc. Tiêu Quan một cửa ải hiểm trở. Thời Đường và Tống  xây lũy đắp đồn chống rợ Thổ Phồn. Xà hổ nghĩa là rằn và hổ.

Ngày xưa ở bên Tàu có các cuộc chinh phạt cưỡng chiếm nước lớn với nước nhỏ luôn sảy ra. Họ dùng mọi thủ đoạn để chinh phục các sắc tộc thiểu số. Nếu ai từng đọc Truyện Tam Quốc hẳn biết chuyện Khổng Minh bắt Mạnh Hoạch 7 lần, cứ bắt rồi lại thả ra đến khi nào Mạnh Hoạch quỳ mọp dưới trướng chịu quy hàng xưng là thần tử mới thôi. Tư Tưởng Độc Trị Độc Của Triệu Võ Linh Vương. Chủ chương phục quốc : " Hồ phục kỵ xạ "

Tôi không biết chữ Hán mà lại dám luận bàn về cái gọi là:" Hồ Phục Kỵ Xạ ", coi đó là tư tưởng độc trị độc của người xưa, qủa thật là liều lĩnh vô cùng cho cái vốn kiến thức hạn hẹp nông cạn của tôi. Chỉ mong được các vị văn bá đàn anh cao minh chỉ giáo thêm cho. Cái tư tưởng độc trị độc này sẽ có giá trị, ích lợi thiết thực gì cho chúng ta ngày nay mà tôi phải đem ra luận bàn trong lĩnh vực văn chương, thi phú, tranh biện, luận giải, phản biện và nghị luận ?

Sau khi tam phân nước Tấn, nước Triệu do Triệu Tương Tử dựng nên từng một thời trở nên lớn mạnh, sau đó lại dần dần suy thoái. Năm 325 trước công nguyên, Triệu Võ Linh Vương lên nối ngôi, đây là một ông vua rất có hoài bão, ông đã hạ quyết tâm cải cách để nhà nước lại trở nên lớn mạnh.

Bấy giờ người Hồ vẫn thường xuyên xuất binh quấy nhiễu biên giới các nước, họ giỏi nghề cung ngựa, mặc áo ngắn, mỗi người một ngựa, trong trận mạc vận động rất linh hoạt. còn các tướng sĩ nước Triệu vẫn ăn mặc theo tập tục cũ nghìn năm, áo rộng ống tay dài, khi ra trận thì cưỡi chiến xa bánh gỗ do nhiều ngựa kéo, đã nặng lại chậm chạp, nên thường bị người Hồ đánh bại. Triệu Võ Linh Vương đã thấy rõ điều này, nên đã hạ quyết tâm phải cải cách quân đội. Một hôm, nhà vua triệu tập các đại thần lại để thương nghị và nói rằng:
- "Nước ta phía bắc có nước Yến và Đông Hồ, phía tây có các nước chư hầu như Tần, Hàn v v, giữa còn có nước Trung Sơn. Nếu ta không cải cách cho nhà nước lớn mạnh lên, thì bất cứ lúc nào cũng có nguy cơ mất nước, rõ ràng là trang phục của chúng ta không được gọn lắm, lao động và tác chiến đều rất bất tiện. Còn người Hồ thì sao? Họ mặc áo ngắn ống tay hẹp, chân đi ủng da rất nhanh tiện, nay ta muốn cải dùng Hồ phục, vậy các khanh nghĩ sao?"

Đại thần Lâu Hoãn nghe xong rất tán thành và nói: "Chúng ta nên phỏng theo trang phục của người Hồ và học tập kỹ thuật tác chiến của họ". Triệu Võ Linh Vương nói: "Phải lắm, chúng ta đánh trận toàn dựa vào đi bộ, nếu có dùng xe bằng ngựa kéo thì cũng rất nặng nhọc, chẳng linh hoạt chút nào, chúng ta phải học mặc trang phục người Hồ và kỹ thuật cưỡi ngựa bắn cung của họ". Triệu Võ Linh Vương đã hạ quyết tâm và tự mình dẫn đầu làm trước.
Tức thì nhà vua liền cùng Lâu Hoãn đổi mặctrang phục người Hồ.

Đọc truyện Đông Châu Liệt Quốc có nhân vật  nói trên gọi là Triệu Võ Vương, vốn dĩ là người đa cảm si tình. Chỉ trong một giấc mơ ông ta gặp được một cô gái đẹp gảy đàn và ông ta lồng lộn phóng ngựa đi khắp nước Triệu để tìm được đúng cô gái này và cưới nàng làm Hoàng hậu.

Công tử Hà là kết qủa tình yêu của bậc đại anh hùng và đệ nhất mỹ nhân mà được sinh ra. Bản tính Hà thông minh mang những gen di truyền của người cha: dũng cảm, anh hùng, khí khái. mưu lược và gen di truyền của người mẹ: ôn hoà, bao dung và nhân hậu. Hà thích văn chương thơ phú, thích đọc sách thánh hiền chủ chương lấy đức nhân để trị người như ngày nay ta thường gọi là văn chương vương đạo

Triệu Võ Vương thì bản tính dũng mãnh kiêu ngạo. Nhưng ông ta lại bị thua trận bởi rợ Hồ, và bị Hồ Vương làm nhục. Nên Triệu Vương thay đổi tư duy trị quốc và muốn đánh thắng Hung nô bằng chủ chương :" Hồ Phục Kỵ  Xạ ". Theo tôi là Hồ hóa phần nào cách sống mọi rợ cho dân chúng và quân đội. Lấy độc trị độc, muốn thắng thì Hồ mình cũng phải giống như Hồ, từ cách trang bị trong quân đội, quân lính ra trận không cần mặc áo giáp, cách ăn mặc và tính tình cũng man ri mọi rợ như Hồ…

Lối suy nghĩ cuả Triệu Vương đã bị hoàng tộc và các đại thần phản đối vì tự coi dân tộc mình là văn minh, bây giờ lại đẩy lùi bánh xe lịch sử để sinh sống như mọi Hồ là điều không thể nào chấp nhận được, một lối sống tiêu cực.

Thực ra ý của Triệu Võ Vương không phải vì coi trọng rợ Hồ mà vì muốn chinh phục Hồ, muốn đánh thắng Hồ, nên đành phải dùng kế sách này: phải biết chui vào trong chăn  ăn nằm với rợ Hồ để hiểu từng con rận của rợ Hồ nó sống ra sao?  May ra mới lần ra được từng cái mụn ghẻ ở chỗ nào mà xát muối lên thân thể rợ Hồ ?

Qủa nhiên theo cách này thì Triệu Võ Linh Vương đã chiến thắng được rợ Hồ. Sau khi chiến thắng  lừng lẫy thắng quân Hồ, có người gọi là Hung Nô thì ông ta lại trở về với lễ nghi văn hoá truyền thống của nước Triệu, cách ăn mặc cổ truyền lại phục hồi và duy trì. Như ta đã biết Triệu Võ Linh Vương là một con người trọng nghĩa khí, đa cảm và rất si tình. Lối sống rợ mọi của Hung Nô không hề ảnh hưởng gì đến  nhân cách của ông.

Công tử Hà thì ngược lại tôn trọng lễ nghi, mở miệng ra là : nhân, nghĩa, lễ, trí, tín ... Sách thánh hiền lấy đạo trời, thiên đạo, đức nhân để trị người cảm hoá con người. Vì lẽ đó mà hai cha con xung khắc với nhau dẫn đến cái chết bi thảm của Hoàng Hậu. Triệu Võ Vương mất đi người vợ thương yêu nhất đời, còn công tử Hà mất đi mẫu hậu kính yêu, hết lòng chăm lo, săn sóc công tử từ nhỏ. Triệu Võ Vương vì chuyện đó mà sinh ra trầm cảm. Thật đáng thương cho người anh hùng năm nào dám đóng gỉa làm sứ thần để sang nước Tần triều kiến để thăm dò sức mạnh cuả nhà Tần  mà không sợ bị vua tôi nhà Tần phát hiện ra, không sợ bị loài hổ lang ăn thịt. Triệu Vương vì thương nhớ Hoàng hậu mà mất hết cả nhuệ khí và  trở thành vô dụng…

 Hà lên ngôi tên hiệu là Triệu Huệ Vương . Cũng vì trải qua quá nhiều bi thương và oán hận cả cha mình nữa nên Hà thay đổi tâm tính. Hà không còn hoàn toàn là văn nhân thi sĩ nữa. Hà đã học thủ đoạn để chống lại cái ác, Hà đã trở nên nhuần nhuễn: văn trị, võ trị, đức trị và  cả man ri trị ....

Như vậy Triệu Huệ Vuơng vừa là người rất nhân hậu, đa cảm si tình và cũng là con người cay độc với những cái ác.Tôi không muốn đề cao công tử Hà một cách qúa đáng, nhưng hoàn cảnh và tâm lý của ông ta là một điều dễ hiểu

“ Như chàng giong ruổi mấy niên
Dạn dày chai sạm sang miền Giang Đông
Chí trai hồ hải tang bồng
Trông lên bóng nguyệt mây lồng cỏ cây”

Giang Đông là khu vực phía đông Trường Giang, người xưa lấy phía đông là bên trái (tả) nên khu vực này còn có tên gọi là Giang Tả.
Trong lịch sử Tàu, Giang Đông luôn là một trung tâm phát triển cao trong cả nước về văn hóa và kinh tế. Tại đây có Nam Kinh, thành phố từng là kinh đô của 6 triều đại phong kiến Trung Hoa và thủ đô của Trung Hoa Dân Quốc.
Đông Ngô là một trong 3 quốc gia thời Tam Quốc. Đông Ngô trở thành một đế quốc vào năm 229 Tôn Quyền tự xưng là hoàng đế . Tên của quốc gia này được bắt nguồn từ nơi nó tọa lạc. Nó được các nhà sử học gọi là "Đông Ngô" hoặc "Tôn Ngô" để phân biệt với các quốc gia lịch sử khác có tên tương tự cũng nằm trong khu vực đó, chẳng hạn như nước Ngô vào Xuân Thu và vương quốc Ngô Việt trong thời kỳ Ngũ đại Thập quốc. Được gọi là "Đông Ngô" vì nó chiếm phần lớn miền đông Trung Quốc. Người Việt Nam gọi họ là giặc Ngô và đã nhiều lần xâm chiếm Việt Nam và bị Ngô Quyền và Lê Hoàn đánh bại.

Hồ hải nghĩa là giang hồ, vùng vẫy nơi sông ngòi biển hồ. Tang bồng vốn là cách nói tắt của “Tang hồ bồng thỉ”.Tang là dâu, hồ là cung. Tang hồ là cung bằng gỗ cây dâu. Bồng là cỏ bồng, thỉ là tên. Hồ thỉ là tên bằng cỏ bồng. Tang hồ bồng thỉ, nghĩa là cung làm bằng gỗ dâu, tên làm bằng cỏ bồng.

“Nhạt nhòa chén rượu ngất ngây
Động phòng hoa trúc vui vầy đêm thu
Nghe hồn tử sĩ âm u
Nắm xương hài cốt mịt mù khói sương“

Người vợ ở nhà một mình nhớ chồng nhớ ngày nào còn là đêm tân hôn, đêm hợp cẩn cùng nhau uống chén rượu kim bôi mà nay không biết chàng ở đâu còn sống hay đã thành hồn ma bóng quế?

“Bữa no bữa đói thất thường
Tên rơi đầu ngựa giáo vương mặt thành
Sử xanh bia đá công danh
Truy phong hạng mã quyết giành quân uy

Thiếp bên cánh cửa tà huy
Chân mây chàng đứng bên thùy nhớ thương
Bao giờ trở lại cố hương
Vương tôn ngoảnh mặt nụ hường thoảng bay”

Người vợ mơ ước ca khúc khải hoàn, ngày chồng trở về. Nhưng mơ ước vẫn mãi mãi chỉ là mơ ước. Ban Siêu danh tướng đời Hán cầm quân ra xứ Tây Vực 31 năm. Lập nhiều chiến tích công trạng khi trở về với vợ đã ngoài 80 tuổi. Vương Tôn là con nhà giàu sang, quý tộc, hoàng tộc ăn chơi không đoái hoài gì đến vợ con.

“Khách phong lưu, lại đắm say
Tơ duyên chắp nối đắng cay chuỗi ngày
Nhóm nhen ngọn lửa lắt lay
Ăn năn cách trở heo may gió lùa

Ngậm ngùi hoa tím sim mua
Oanh chưa bén liễu bốn mùa quạnh hiu
Hoàng hôn lá rụng buồn thiu
Quyên già giục giã ỉu xìu oanh ca…!”

Người vợ nhớ chồng mòn mỏi cõm cõi không biết ngày nào quay trở lại nàng buồn phiền chán nản kể cả khi chồng quay trở về công trạng cân đai mũ mão, ngày nay gọi là huân huy chương mề đay treo lủng lẳng chàng liệu có còn yêu thương người vợ già này nữa không?

6.11.2019 Lu Hà









Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét