Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2020

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 72


Tài Mệnh Tương Đố
“Video 4“

Bài bình giảng trong video số 3 được nghệ sĩ Trần Thu Hà diễn ngâm, tôi đã khảng định hồn ma là có thật, ngày nay chính khoa học thực nghiệm đã công nhận một số hiện tượng về điện từ trường, các nguyên tử nhẹ hơn không khí là dấu vết của các linh hồn. Tôi cũng vừa nghe một băng clip của hội tâm linh học nói chuyện về nhà tiên tri, nhà y học Edgar Cayce có khả năng đặc biệt tiếp xúc với những linh hồn trong cõi âm. Nhân quả luân hồi là có thật, thuyết nghiệp chướng quả báo, nhân quả luân hồi càng được giới khoa học dần dần cũng phải công nhận. Lời nói của nhà khoa học nổi tiếng Abert Stein vẫn còn sang sảng bên tai: Nếu phải theo một tín ngưỡng nào, tôi sẽ chọn đạo Phật. Đạo Phật là tôn giáo của tương lai. Lý thuyết của Đạo Phật hoàn toàn phù hợp với những chuẩn mực tiến bộ của khoa học hiện đại.


Bây giờ chúng ta sẽ bàn về linh cảm của nàng Kiều khi thăm mả Đạm Tiên, có thể là một kỹ nữ tài hoa bán nghệ nhưng không bán thân ở lầu xanh.

“Nào những kẻ loan chung phượng chạ
Chốn lầu xanh suồng sã bế bồng
Thâu canh chuốc chén rượu nồng
Còn ai chăng tá yếm hồng đào nương

Ta thương tiếc nén hương tri ngộ
Một đôi lời thổ lộ tâm can
Giữa đường gặp gỡ hỏi han
Oan hồn dưới đó gian nan thế nào?“

Kiều nghe em trai kể chuyện về thân thế Đạm Tiên mà thương cảm vô cùng, sẵn trâm cài vạch lên vỏ cây cho chảy nhựa đỏ ra tựa như da người rỉ máu một bài thơ tứ tuyệt

“Câu tứ tuyệt nghẹn ngào nhỏ lệ
Sẵn trâm cài nhỏ nhẹ nguồn cơn
Sầu tuôn lã chã tủi hờn
Da cây rỉ máu chập chờn heo may

Điều bạc mệnh đắng cay ân oán
Chẳng từ ai kiếp nạn hồng nhan
Vận người nằm đó mà than
Vương Quan e ngại khuyên can dỗ dành“

Tấm lòng chân thành của nàng Kiều đã đánh động đến tâm thức xa xa của hồn ma đã từ lâu cô đơn lạnh lẽo khổ đau cũng phải hiện lên mờ mờ nhạt nhạt trong làn khói hương

“Âm khí lạnh rung cành sương giá
Dấu dày in sỏi đá cuốn cờ
Thất kinh hoảng hốt sững sờ
Hồn ma u hiển hoang sơ ngỡ ngàng“

Người ta bảo các hồn ma là một thể vía giống như tư tưởng con người vậy. Hồn ma có thể biết người trên dương thế nghĩ gì, những lo toan, kể cả những mưu mô thủ đoạn gì? Nhưng nó hoàn toàn bất lực không có khả năng can thiệp. Có những hồn ma chết đi nhưng vẫn quanh quẩn quanh nhà, khi thấy người vợ yêu thương rất mực của mình lại chung chạ ăn nằm với kẻ khác, nó rất đau khổ uất hận nhưng không thể làm gì được, vì chính nó chỉ là một luồng không khí mong manh yếu ớt không có dáng hình. Người ta khuyên tang quyến khi cha mẹ hay người thân chết đi hãy tụng niệm cầu kinh khuyên nhủ hồn ma hãy siêu thoát mà tìm đường đầu thai. Đừng quanh quẩn nuối tiếc những gì trên dương thể nữa. Nuối tiếc của cải mà cả đời mình lao lực làm ra mà con cái chia nhau tiêu xài hết sạch. Nuối tiếc nơi mình chôn giữ của cải. Thân chủ không nên ma chay, khóc lóc bàn cỗ  quá linh đình để dụ những hồn ma đói xa lạ tham lam bất hảo khác cũng hùa theo về ăn ké, tuy chúng không ăn được chỉ hưởng tí hương khói mùi vị thức ăn bay ra. Rồi chúng vây quanh o bế chèn ép con ma nhà mình vừa mới qua đời.

“Kiều day dứt tạ nàng thêm nữa
Bài cổ phong chan chứa hữu tình
Tuy không nhìn rõ dáng hình
Lờ mờ nhân ảnh lòng mình nôn nao…!

Thôi đành vậy dù sao chăng nữa
Tình chị em khách khứa làm gì
Đời người như cánh chim di
Ong ve bướm vãn thầm thì bên tai”

Kiều tự trấn an mình và an ủi hồn ma Đạm Tiên dưới suối vàng.


Tài Mệnh Tương Đố
“Video 5“

Trong nền văn hóa thơ ca nhạc Việt Nam tôi phải sửng sốt ngạc nhiên về sức lôi cuốn tâm hồn người nghe bởi thơ song thất lục bát nếu được diễn ngâm. Nhưng tiếc thay cho đến nay chỉ có hai bản trường ca song thất lục bát là hoàn hảo nhất về nghệ thuật gieo vần trắc. Đó là Cung Oán Ngâm Khúc của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều và Chinh Phụ Ngâm của Đoàn Thị Điểm. Thật đáng tiếc nhiều người cũng làm thơ song thất lục bát, do bởi tâm lý nóng vội nên các tác giả chỉ quan tâm nhiều đến vần điệu của hai câu lục bát, còn hai câu song thất trên thì quả thật chỉ phiên phiến đại khái miễn trắc là được. Số đông quần chúng và độc giả lại mù tịt về nghệ thuật song thất lục bát khi thấy ai đó viết dài dằng dặc là đã phục sái cổ rồi. Nếu vần trắc gieo không chính xác thì sẽ làm người ngâm rất vất vả khó nhọc khi ngâm. Vì song thất lục bát khó làm, nên khi có phong trào thơ mới phát triển khoảng 12 năm trước năm 1945 thì thiên hạ tranh nhau đổ xô vào làm thơ 7 chữ và 8 chữ mà không còn ai muốn làm thơ song thất lục bát nữa. Vì vậy song thất lục bát trở thành dòng thơ tàn lụi thất lạc trong dân gian.  Để tri ân các bậc tiền bối kẻ học sinh vạn bối này muốn khôi phục lại dòng thơ song thất lục bát, di sản văn hóa tinh thần nghệ thuật tổ tiên ta để lại.

Thơ song thất lục bát làm ra để ngâm, tự thân nó là một bản nhạc rồi với cung điệu trầm bổng với giọng ngâm luyến láy véo von thánh thót nỉ non của người ngâm có khác chi cung đàn ngũ âm của nàng Kiều? Vậy theo tôi song thất lục bát làm ra là để diễn ngâm, chứ mấy ai dám phổ nhạc Tây vào để hát? Phổ cái anh nhạc Tây vào sẽ làm hỏng thơ song thất lục bát đi. Ngay từ đầu khi có tập Đoạn Trường Tân Thanh trong tay, cụ Nguyễn Du có ý định làm thơ song thất lục bát, nhưng cụ nghĩ lại vì trong kho tàng văn thơ Việt Nam đã có 2 tác phẩm nổi tiếng rồi. Đó là Cung Oán Ngâm Khúc và Chinh Phụ Ngâm, vả lại thể thơ này mô tả về cuộc đời chìm nổi của một thiếu phụ hồng nhan bạc mệnh nó buồn ảo não quá, nên cụ mới quyết định viết bằng thể lục bát cho đỡ buồn hơn một chút.

“Hồn thổn thức bi ai ảo não
Ba chị em lảo đảo toàn thân
Bỗng đâu sáo nhạc xa gần
Ra về chẳng nỡ tần ngần ngẩn ngơ

Linh cảm khéo tình cờ như báo
Dáng thư sinh đạo mạo thung thăng
Tay cương buông lỏng dặm băng
Túi thơ bầu rượu gió trăng khác người“

Đàn cá trắng chơi vơi chờ đợi
Sóng lăn tăn chới với bần thần
Tiểu đồng hai đứa theo chân
Aó xanh thanh thoát tao nhân đề huề

Màu cỏ nhuộm đê mê ngây ngất
Non da trời phảng phất quỳnh dao
Vương Quan bước tới hỏi chào
Khách đà xuống ngựa dạt dào lòng hoa

Mặt mừng rỡ thái hòa chúc tụng
Hai chị em lúng túng làm sao
Cúi đầu nấp dưới cành đào
Vân Kiều thỏ thẻ dạt dào tuyết sương

Chàng Kim Trọng văn chương vốn liếng
Dòng trâm anh có tiếng gần xa
Xôn xao vẫn nước non nhà
Với Vương Quan, mới khéo là bạn thân“

Ngay trong buổi chiều hôm đó, Kiều đã gặp Kim Trọng là một người "vốn nhà trâm anh", "đồng môn" với Vương Quan, từ lâu đã "trộm nhớ thầm yêu" nàng. Bên cạnh đó thì Kim Trọng cũng là người "vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa". Tuy chưa kịp nói với nhau một lời nhưng sau cuộc gặp gỡ này thì "tình trong như đã, mặt ngoài còn e". Tiếp sau lần gặp gỡ ấy là mối tương tư như thơ cụ Nguy ễn Du:
“ Người đâu gặp gỡ làm chi,
 Trăm năm biết có duyên gì hay không?“

Còn tôi thì:

“Vẫn hâm mộ hương lân đồng Tước
Nhà Họ Vương có được xuân Kiều
Giang Nam thơ mộng mĩ miều
Phong lan ngào ngạt yêu chiều cả hai“

Đồng Tước là theo tích chuyện Tam Quốc. Tào Tháo cho xây tòa Đồng Tước là một cung điện nguy nga tráng lệ, ăn chơi vui thú điền viên khi tuổi già. Tào Thực có làm bài thơ vịnh Đồng Tước để ca tụng công lao sự nghiệp của cha mình. Nhưng sau bị Khổng Minh lợi dụng xuyên tạc ý nghĩa bài thơ để kích động đô đốc thủy quân Chu Du bên Đông Ngô,  miền Giang Nam bao la rộng lớn. Rắc rối là bởi chữ Kiều tên người và chữ kiều cái cầu. Gia Cát Lượng bịa đặt ra chuyện Tào Tháo đánh Đông Ngô để bắt hai nàng Kiều là hai bậc đại mỹ nhân đẹp nhất Giang Nam tức là Đại Kiều vợ Tôn Sách và Tiểu Kiều vợ Chu Du về Đồng Tước ở.

19.11.2019 Lu Hà





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét