Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2020

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 65


Đoạn Trường Sầu Ly (4)

“Khuê phòng vắng vẻ nhung y
Mồ hôi trai tráng kinh kỳ lại xa
Thiếp như giọt nước mưa sa
Giọt rơi song cửa giọt ra cánh đồng“


Người thiếu phụ mơ thấy chồng về nhưng khi gà gáy sáng, ánh bình minh le lói thì căn phòng vắng tanh, nàng thèm khát hơi chồng nhưng kinh thành thì xa. Nghe tin chàng trở về kinh đô lĩnh ấn tín hay nhận áo  chiến bào vua sắc phong, rồi chàng lại vội vã trở lại chiến trường nóng bỏng khói lửa. Đời nàng thật lẻ loi cô quạnh như giọt mưa sa.

“Đỗ quyên sa sả gọi chồng
Ve sầu rền rĩ má hồng chiêm bao
Đàn gà giục giã lao xao
Bóng đèn lặng lẽ ứa trào mạch tương“

Đỗ quyên chính là con chim cuốc hay gọi là Đỗ Vũ tên một ông vua vì say mê một người đàn bà vốn là vợ một viên tướng dưới trướng mà bị mất nước theo điển tích Tàu.

“Não nề tiếng quạ ăn sương
Bần thần ngồi dậy lò hương khói nhòa
Ngoài sân giun dế khóc hoa
Thương hồn hồ điệp tới tòa non Yên“

Hồn hồ điệp tức là hồn con bướm trắng theo điển tích Trang Sinh hóa bướm. Có lần Trang Sinh tức Trang Chu nằm mộng thấy mình hóa bướm vui vẻ bay lượn, r ồi không không biết mình là Trang Sinh nữa, khi chàng tỉnh dậy, ngạc nhiên thấy mình là Chu. Không biết phải mình là Chu nằm mộng thấy hóa bướm hay là bướm mộng thấy hóa Chu. Trang Chu với bướm tất nhiên khác nhau. Cái đó gọi là nhân vật hoá, nhân cách hóa

Trong các lĩnh vực triết học tâm thức, triết học ngôn ngữ, và nhận thức luận. Không chỉ là một thành ngữ thường gặp trong tiếng Trung, "Mộng hồ điệp" còn lan sang cả các ngôn ngữ phương Tây. Nó được dùng làm một trong các minh họa. Một phủ định mới về thời gian của Jorge Luis Borges, và có thể đã gợi cảm hứng cho truyện ngắn năm 1918 "Polaris" của H. P. Lovec.

Non Yên là một dãy núi cao bên Tàu gọi là núi Yên Nhiên vùng đất Nội Mông. Đời Hậu Hán, Đậu Hiến đánh đuổi rợ Hung Nô đến tận núi Yên Nhiên, khắc tên tuổi công trạng mình vào đá rồi kéo quân về. Việt Nam cũng có núi Yên Tử nơi vua Trần Nhân Tông lập thiền viện Trúc Lâm.

“Ngẩn ngơ đàn hạc sầu miên
Đường xa muôn dặm lạc miền giá băng
Ngàn sao vằng vặc cung hằng
Sâm thương đôi ngả thiếp chàng hoài vương“

 Sao Sâm và sao Thương, hai ngôi sao ở hai chòm khác nhau không bao giờ hiện ra một lúc trên bầu trời. Tả cảnh ngộ hai người nam và nữ yêu nhau nhưng lại ở xa cách nhau và không bao giờ gặp nhau.
Nguyễn Du trong Truyện Kiều:
“Sâm thương chẳng vẹn chữ tòng“

“Chàng nơi quan ải biên cương
Màn trời chiếu đất cành sương ướt nhòe
Mưa rơi lã chã gốc hòe
Thiếp buồn rười rượi đỏ hoe mắt huyền

Mưa phùn gió thốc hàng hiên
Kim châm lạnh buốt đâm xuyên da ngà
Chuông chùa gióng giả ngân nga
Lòng càng thảm thiết sa bà trầm luân“

Người vợ tưởng tượng ra chồng ở nơi biên ải hay nơi rừng sâu nước độc, khỉ ho cò gáy mà buồn phiền thương chồng biết bao.

Đoàn Thị Điểm trong Chinh Phụ Ngâm:
“Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên.
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền bể xa.

Hương gượng đốt, hồn đà mê mải,
Gương gượng soi, lệ lại chứa chan.
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng.

Lòng này gửi gió đông có tiện,
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.
Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm, tiếng trùng mưa phun.”

Phải nói đoạn này bà Đoàn Thị Điểm viết rất điêu luyện công phu trong nghệ thuật làm thơ song thất lục bát. Hai câu song thất trên vần trắc gieo rất chính xác, hai câu lục bát cũng rất tuyệt vời.

“Trải qua mấy độ trăng tuần
Thương hoa tiếc nguyệt tấm thân đãi đằng
Mấy mùa xuân muốn siêu thăng
Thiên đình đày đọa xích thằng dở dang

Trộm nghe rừng tía thênh thang
Non cao trùng điệp muộn màng thanh tân
Chần chừ năm tháng hành vân
Lòng chưa dứt bỏ ái ân thế trần“

Tấm thân đãi đằng là tấm thân khổ nhọc tắm nắng gội sương dầu dãi mưa gió. Cảnh ngộ rất cô đơn, cần người thông cảm để an ủi chia sẻ.
Ca dao:
 “Cá buồn cá lội tung tăng
 Em buồn em biết đãi đằng cùng ai?“

Rừng tía, do từ câu “Tứ trúc lâm trung Quán Tự Tại” là nơi cư ngụ của Đức Quan Âm, cũng tức là nhà chùa, là mảnh đất của giải thoát
Truyện Kiều:
“Nàng từ lánh gót vườn hoa,
Dưới gần rừng tía đường xa bụi hồng”

Người vợ cô đơn đợi chồng đằng đẵng hết năm này đến năm khác mà mà chồng vẫn bặt tăm hơi. Nàng thấy chán nản mà có ý nghĩ muốn đi tu quách cho xong, nhưng nợ ái ân thế tục vẫn còn dùng dằng mà chưa dứt khoát đoạn tuyệt.

“Hững hờ một giải mây tần
Nữ công biếng nhác ngại ngần thoi đưa
Vào ra thơ thẩn sớm trưa
Ven sông thổn thức say xưa sóng tình

Thuyền trăng một thuở đôi mình
Vắng chàng thoa phấn soi hình với ai
Gấm thêu hoa thẹn kim cài
Yến oanh ngần ngại nét ngài sầu mang“

Còn bà Đoàn Thị Điểm thì viết:

“Đâu xiết kể, muôn sầu nghìn não,
Từ nữ công, phụ xảo đều nguôi.
Biếng cầm kim, biếng đưa thoi,
Oanh đôi thẹn dệt, bướm đôi ngại thùa.

Mặt biếng tô, miệng càng biếng nói,
Sớm lại chiều, dòi dõi nương song.
Nương song luống ngẩn ngơ lòng,
Vắng chàng điểm phấn trang hồng với ai ?“

Khi đã xa vắng chồng rồi thì người vợ còn muốn trang điểm cho mình đẹp với ai? Giống như tâm trạng của Vũ Hoàng Chương khi xa vắng người yêu được tôi cảm xúc thành bài thơ lục bát (Bóng Tà Chiều Đông)

“Dập dìu biển nước gợn sầu
Niềm thương nỗi nhớ buồn rầu giọt mưa
Lắng nghe gió gọi lưa thưa
Nắm tay lần cuối tiễn đưa qua cầu

Giang hồ thôi vĩnh biệt nhau
Trời Âu trôi giạt mái đầu điêu linh
Phong vân lận đận duyên tình
Giai nhân dặm nẻo viễn trình phút giây

Dừng chân quan ải đắng cay
Đêm nay tri ngộ vui vầy gối nhung
Dạt dào hương ngát hoa dung
Ngọn đèn hư ảo trập trùng gió mây

Chập chờn trăng lạnh sương ngây
Sầu chung lưu lạc hương say canh dài
Ái ân lơi lả Liễu Trai
Ra đi chẳng hẹn ngày mai trở về

Rượu đào dàn duạ đê mê
Rồi đây lưả tắt ê chề bình khô
Vắng em hồn lạc bơ vơ
Còn ai say nưã mộng mơ lỡ làng

Lối tìm mờ mịt dặm tang
Bến nào hải ngoại quê nàng xa xôi
Tuyết rơi tràn ngập phương trời
Lòng băng trắng xoá hồi hồi xót xa

Tương tư châu lệ mưa sa
Hoàng hôn hiu quạnh bóng tà chiều đông
Nưả đêm trời nổi cơn giông
Sóng lòng gào thét bi thương não nùng!

Lu Hà cảm tác từ thơ Vũ Hoàng Chương: “Đời Vắng Em Rồi“

“Tin chàng trấn thủ Giang Lăng
Khác chi Chức Nữ, Ngưu Lang đoạn trường
Cầu vồng ô thước thê lương
Sông Ngân sùi sụt tang thương sóng dồi“


Giang Lăng là một huyện thuộc Kinh châu. Truyện Tam Quốc Tháo khởi binh đánh Kinh châu. Vừa lúc đó Lưu Biểu mất, con là Lưu Tông đầu hàng Tào Tháo. Lưu Bị  bị Tào Tháo đánh bại ở phương bắc, chạy xuống nương nhờ Lưu Biểu liệu thế không chống đỡ nổi quân Tào nên bỏ Tân Dã, Phàn Thành chạy về Giang Lăng. Nhưng Tháo cũng biết trọng điểm Giang Lăng nơi tàng trữ chiến cụ ở Kinh Châu, nên thúc Tào Thuần và Văn Sính mang quân đuổi gấp. Lưu Bị mang theo nhiều dân chúng nên không thể chạy nhanh, bị Tào Tháo đánh cho đại bại ở Đương Dương Tràng Bản, phải chạy sang Giang Hạ với con lớn của Lưu Biểu là Lưu Kỳ.

Tào Tháo thúc quân chiếm giữ Giang Lăng. Lưu Bị tìm cách liên minh với Tôn Quyền, đánh bại Tào Tháo một trận lớn ở Xích Bích vào tháng 11 năm 208. Trọng điểm Giang Lăng trở thành một trong những đích nhắm tới của Tôn Quyền lẫn Lưu Bị, và chiến sự giành giật huyện này luôn sảy ra.

Cháu gái ông trời là nàng Chức Nữ chăm chỉ lo việc nữ công, trời thương yêu cháu gả cho chàng Khiên Ngưu làm nghề chăn trâu dưới hạ giới. Sau cả hai suốt ngày chỉ ân ái hú hí với nhau sinh ra lười biếng nên bị trời phạt mỗi năm chỉ gặp một lần ở bến sông Ngân Hà nhờ đàn quạ gọi là chim ô thước bay sát bên nhau tạo thành một cây cầu cho đôi trẻ gặp nhau.

“Chân chim rám nắng đồi mồi
Buồn càng chất chứa lấy nồi thổi cơm
Sầu vương ướt cả củi rơm
Giải khuây chén rượu bụi cườm mắt cay

Ôm đàn phím chẳng rời tay
Thương người khổ ải bấy nay xa nhà
Cuốc kêu muôn dặm quan hà
Đèo ngang khắc khoải gia gia não nùng“

Chân chim rám nắng chỉ khuân mặt người phụ nữ đã dần dần già nua, khóe mắt có những nếp nhăn như chân chim, da mặt đen lại có những đốm đồi mồi mà buồn phiền.
Cuốc kêu đèo Ngang là theo tích thơ bà huyện Thanh Quan ở Việt Nam.
Trên đường vào Phú Xuân, bước tới đèo Ngang vào buổi hoàng hôn mới sáng tác bài thơ tả cảnh Đèo Ngang lúc xế chiều và nói lên nỗi buồn cô đơn, nỗi nhớ nhà thương nước của một người con xa tổ quốc.
 “Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
 Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
 Lom khom dưới núi, tiều vài chú
 Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
 Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
 Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
 Dừng chân đứng lại trời, non, nước,
 Một mảnh tình riêng, ta với ta.“

Bây giờ hãy lắng nghe nghệ sĩ Thu Hà ngâm thơ và dừng lại đọc những lời bình giảng của tôi. Mục đích của tôi là bình giảng nghĩa là giảng giải chữ nghĩa chứ không thiên nhiều về bình thơ tán hươu tán vượn về bài thơ, dài dòng văn tự mà chả mang lại ích lợi gì cho sự cảm thụ văn thơ. Mọi người phải tự đọc tự hiểu thêm chứ không nên nghe người khác khen hay cũng ồ lên khen hay. Ở Việt Nam vẫn có tình trạng nhiều người bình thơ nhưng lại không biết làm thơ, chẳng hiểu mô tê gì về thơ, nhưng các anh ấy cư bình đại thơ của thiên hạ mới làm ra, kể cả những bài thơ cũ rĩ mốc meo vô bổ từ đời nảo đời nao của các ông Chế Lan Viên, Hoàng Cầm, Nguyễn Bính vân vân và vân vân… Tranh nhau bình chỉ có độc một bài thơ theo kiểu tán hươu tán vượn. Thơ thì tủn mủn vài câu nhưng văn thì viết tràng giang đại hải không có điểm dừng. Theo tôi nếu ai đó quả thực có kiến văn rộng và từng đọc nhiều thơ tuy không làm thơ nhưng phải hiểu nguyên lý cơ bản của một bài thơ thì mới nên viết bình luận thơ cho có trách nhiệm thật thà công tâm và thật khách quan.

 Tôi buộc lòng phải nói ra một sự thật phũ phàng ngao ngán như vậy. Thế nhưng thiên hạ vẫn cứ lao vào đọc có vẻ say xưa ra vẻ ta cũng hay chữ lắm đây và tán thưởng các nhà bình thơ nhấn like loạn xị.

Bướm hoa sao nỡ lạnh lùng
Cành đào héo úa sượng sùng trúc mai
Võ vàng đòi đoạn khứ lai
Trống tiều thảng thốt đêm dài vắng teo

Sương rơi đầu ngõ hắt heo
Xót thương thiếu phụ xóm nghèo chờ mong
Đắng cay dằng dặc trốc mòng
Chinh phu xa lắc long đong chốn nào?

Hai khổ thơ tôi viết rõ rành minh bạch rất dễ hiểu về nỗi thống khổ tâm trạng luôn bất an của người vợ lính. Thiết tưởng không cần phải hươu vượn tán dương cho những câu thơ làm gì. Ai cũng có một bộ óc tự mình cảm nhận cảm thụ lấy, không cần phải nghe ai định hướng xỏ mũi dắt đi như con trâu con bò.Tôi chỉ giải thích những chữ khó hiểu hay nhưng cái gọi là tư sao duy đúng, hiểu sao cho đúng để có một chánh kiến theo hướng triết học mà thôi.
Trống tiều tức là trống canh. Theo nguyên tắc: Đêm năm canh ngày sáu khắc để định mốc thời gian trong 24 tiếng. Nguyễn Du từng viết trong Truyện Kiều:
“Lời quê chắp nhặt dông dài
Mua vui cũng được một vài trống canh”
Ấy là cách nói khiêm nhường, tránh đi cái họa bút mực dưới thời phong kiến vua chúa hơi một tý cũng suy diễn phản nghịch rồi gian thần vu vạ.
Theo tôi còn có ý nghĩa truyền bá chữ Nôm là chữ viết riêng của người Việt trí thức. Còn các vùng nông thôn bao la có thể đọc Kiều theo dạng chuyền khẩu.
Khác với suy nghĩ của cụ Nguyền Du thời đó. Ngày nay thế giới quan, nhân sinh quan của tôi lại khác. Tôi viết tập thơ trường ca “Tài Mệnh Tương Đố“ cũng là một đề tài cần bàn thảo, khắp cả tập thơ tôi dẫn dắt để kết luận có thực con người ta sinh ra cứ có tài là hay gặp sự bất hạnh không? Cụ Nguyễn Du thì khẳng định theo giáo lý nhà Phật. Chữ Tâm kia mới bẳng ba chữ tài. Còn với tôi thì:

“Tâm với tài tuy hai là một
Tài với tâm tưởng một hóa hai
Phải đâu ghét bỏ nhau hoài
Vì không khéo giữ trần ai hãi hùng

Bởi xã hội lạnh lùng giáo huấn
Cứng nhắc thành lận đận khổ đau
Thuận tình có trước có sau
Tâm tài bồi trợ vàng thau rạch ròi

Này quan nha bọ giòi đỉa đói
Hút máu người quen thói sai ngoa
Chất chồng nghiệp chướng gây ra
Buôn son bán phấn ác ma cường quyền

Từng đêm trắng gom liền thành truyện
Chẳng dông dài tùy tiện viết ra
Mong người thiên hạ gần xa
Công tâm xuy xét mới là tao nhân.“

11.11.2019 Lu Hà

























Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét