Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

Suy Diễn Là Căn Bệnh Của Tư Duy



 



Kính thưa Bác Miên Thảo,
Cuộc sống của chúng ta vốn dĩ là vô thường. Những cảm nhận của chúng ta với về thế giới xung quanh muôn hình muôn vẻ, biến hoá vô cùng. Chân giả, thiện ác, sắc tựớng và vô sắc tướng lẫn lộn. Chả có cái gì gọi là đúng, cái gì gọi là sai tồn tại vĩnh viễn cả. Cái đúng của ngày hôm nay, thì lại là cái sai cuả ngày mai. Ngược lại cái sai của ngày hôm qua thì lại là cái đúng cuả ngày hôm nay. Kể cả trong tư duy, suy diễn cuả một con người cũng vậy. Trong cái sai cũng có cái đúng và ngược lại trong cái đúng cũng có cái sai. Nếu là sai nhiều hơn đúng, thì cái quan trọng  ta  phải thành thực chập nhận cái sai trong cách suy diễn. Suy diễn là căn bệnh cuả tư duy. Suy diễn diễn về hiện trạng, tâm trạng của một người nào đó. Nếu đúng sẽ làm cho người ta hài lòng. Nếu sai sẽ làm người đó khó chiụ, phật lòng và phản ứng lại. Ngược lại một người nào đó vì từ ý thức chủ quan, sẽ suy diễn đặt điều chụp mũ sai của mình, thậm chí cố tình vu cáo ta, thì bản thân ta cũng sẽ tự ái và nhảy lên như con cào cào dùng lời lẽ hay văn bút phản công lại.


Nay xin thành thực xin lỗi Bác Miên Thảo một ông già gần 90 tuổi. Vì chưa bao giờ được diện kiến với bác, nên cháu có đọc qua mấy lời của bác và cháu đã chót hiểu lầm sai ý bác. Thực lòng bác chỉ muốn khen ngợi động viên nhắn nhủ cháu tôi. Nhưng bác viết không rõ ràng câu chữ mập mờ để cho cháu phải hiểu sai đi, thật đáng tiếc vô cùng. Nên cháu đã trót suy diễn thiển cận theo mạch văn cuả bác. Không nhanh chóng phân biệt giữa chân và giả, lời thành thực của bác thì lại nhầm lẫn cho là có ý miả mai, bóng gió xa xôi . Qua cung cách những gì bác viết giải thích lại, dù chỉ vài dòng ngắn ngủi, cháu nhanh chóng nhận ra bác là một con người thẳng thắn và rất am hiểu chuyện đời, chuyện nhân tình thế thái.

Thưa Bác Miên Thảo! Theo cháu suy diễn là căn bệnh của tư duy. Suy diễn sai thiển cận cũng là điều khó tránh khỏi mong bác hãy tha lỗi cho cháu. Còn người thiên hạ có ai dám ý kiến gì về cháu đâu? Họ chỉ bàng quan ngó xem chơi thôi, nên cháu cũng chả có lý do gì kéo họ vào vòng tranh biện, cháu đâu dám đổ đồng với họ. Tính nết thì bác bảo có ai giống ai đâu? Ngay trong cùng một gia đình, con cái mỗi đưá mỗi tính. Cha mẹ sinh con trời sinh tính, huống chi là một xã hội mông mênh biển người. Còn  Tiểu Thi chắc chỉ là một độc giả , vãng lai năm thì mười họa mới ghé thăm quán thơ. Vô tình đọc những bài tâm bút  của cháu. Có lẽ khẩu khí của cháu không hợp với lỗ tai  con cháu ông Hồ, nên mới nổi sung lên.  Anh ta thấy cháu chẳng giống ai trong cõi đời này? Cứ nghĩ bụng một ngã  vô danh tiểu tốt, dở ông dở thằng, cha ky chú kiết mà lúc nào cũng ti toe làm thơ viết văn, xem chừng hắn còn muốn gắn cả tên hắn vào vào cuối  sổ trong bảng danh mục các thi hào từ ngày xửa ngày xưa cho đến nay. Có lẽ vì say men văn thơ mà la đà vô tình  sang cả công việc của nghề kiểm mục danh nhân, đánh số thứ tự. NênTiểu Thi nghi ngờ cháu có ý so sánh ấy chăng? Anh ta cho rằng cháu là ngã háo danh tiếng, úp mở viết ra như vậy  là kiêu căng phạm thượng, nên muốn dạy cho cháu một bài học về lễ độ văn chương. Trong khi trình độ của Tiểu Thi quá thấp kém theo kiểu các dư luận viên mới được ban tuyên huấn tuyển dụng. Tính cháu như vậy đó, nếu là đặt bút viết văn thơ. Dù chỉ là tâm sự thôi cũng tiện tay múa bút viết liền một mạch theo bài luận mà kê ra hàng loạt các thi sĩ cổ kim nên bị Tiểu Thi hiểu lầm.

 Bây giờ cháu xin lỗi bác Miên Thảo nhé!

Tôi quay trở lại đàm đạo với các bạn muôn nơi về những gì tôi đã tâm sự, nhấn mạnh thêm về luận điểm: „Suy diễn là căn bệnh của tư duy“. Bệnh tưởng, bệnh suy diễn linh tinh đã làm nhiều người khổ vì nó. Suy diễn đúng không sao, suy diễn sai sẽ  làm cho người khác phải bận tâm khó chịu.
Tôi chỉ là một  cây bút nhỏ nhoi trên văn đàn, nên có suy diễn kiểu gì dù đúng hay sai cũng chỉ như cơn gió thoảng qua, chẳng ảnh hưởng gì đến trật tự an ninh hòa bình thế giới. Nhưng cầm đầu một đảng, một tổ chức, một chính quyền mà suy diễn sai, suy diễn bố láo thì mức độ nguy hiểm tàn phá cuả nó kinh khủng như thế nào?  Ngày xưa ông Trần Dần có làm bài thơ „ Ta nhất định thắng“, chỉ có mấy câu theo tôi rất hay rất tình cảm, chỉ muốn nhắc nhở động viên nhau hãi tiến lên sau ngày giải phóng, bao nhiêu khó khăn chồng chất cho toàn Đảng toàn Dân“ Đi không thấy phố thấy người, chỉ thấy mưa sa trên đầu cờ đỏ“. Thế nhưng  đảng lại suy diễn mơ hồ, mù quáng, đổ cho người ta là tình báo gián điệp cố tình làm thơ bôi xấu chế độ. Cái bệnh suy diễn linh tinh của đảng mà bao nhiêu người, vô cớ bị tù oan dài dài. Tôi xin có thơ chỉ để nói rõ thêm về luận điểm“ Suy diễn là căn bệnh cuả tư duy“. muốn được chia sẻ với các bạn. Chúng ta  chắc đã đọc nhiều về những mảng tin thời sự, thời cuộc, chế độ v.v.. Đề tài này tôi không có khả năng viết, chỉ có những gì thuộc về nội tâm, tình cảm tâm hồn, tư tưởng, thơ văn thôi. Mỗi cây mỗi quả mỗi nhà mỗi cảnh chắc cũng nhiều bạn thích những gi tôi tâm sự hay những vần thơ mô tả nội tâm. Còn những bạn nào có trái tim sắt, đầu gà óc đất sét xin mời bạn sang đọc các đề mục khác mà bạn thích. Có ai cưỡng ép bắt buộc bạn đâu? Cũng chả cần bạn ghi điểm cho tôi ngón tay cáí trỏ lên hoặc ngón tay cái trỏ xuống để làm gì và chả ai biết đó là đâu. Cái đó với tôi thế nào cũng được.




Trò Hề Thơ Phú

Lũ chúng điên rồi thật thế sao?
Mượn trò buôn giá các baì thơ
Tìm gì trong đống hồn dân tộc
Bán lại cho đời một vết nhơ

Một bang chấm khảo những vần thơ
Cậy tí văn chương chúng phán bưà
Phân loại kém hơn nào kẻ thiệt
Đời trong nước mắt tưới trong mưa

Mới hỏi ai hay trò lố lăng
Tâm hồn vắt cạn rũ ra thương
Bầu trời thơ phú thường ngăn cản
Chặn lối thương đau mọi ngả đường

Hạnh phúc thiên đường tìm mãi đâu?
Dương trần kiệt sức đã bao lâu
Tha hương lê bước đời hành khất
Một bước xa quê một giọt sầu

Rạch máu cho đời tim huyết thơ
Vài câu lục bát trói người ta
Chỉ trong truyền khẩu đòi công đạo
Thơ viết chẳng đăng cũng bỏ tù

Chúng muốn thơ hay có khó đâu
Thả hồn cấm vận trói vu vơ
Chân thành tôn trọng như muôn thuở
Xoá bỏ gông cùm thả tự do

Khen ai rỗi việc tìm trong rác
Vàng đá chen nhau sỏi giưã đời
Phân loại chia nhau đòi bổng lộc
Quyền cao chức trọng hạt thơ rơi

Bản tính kiêu căng chẳng bỏ đâu
Đỉnh cao trí tuệ mấy con bò
Dắt chăn thương nhớ chàng Tô Vũ
Hồn dưới suối vàng trơ xác ra

Lịch sử ngàn năm bịt mũi cười
Tâm hồn thi sĩ lũ cuồng si
Nguyên tiêu tết đến rơi dòng lệ
Dám chắc cho ai mặn muối đời ?.....

Thương vợ nhớ ông Trần tế Xương
Cuối cùng thiên hạ cũng thương ông
Tài năng như thế đành ngồi chót
Chẳng uổng đêm ngày với bút nghiên?...

Đức quốc 2008
    Lu Hà

   


Trúng Quả Đậm

Có sứ lạ quanh năm tăm tối
Bỗng lửa hồng le lói đêm đông
Chúng sinh mở mắt hãi hùng
Nghêu ngao tiếng trẻ thần đồng giáng sinh

Trong mê muội nhân danh thi sĩ
Tranh đua nhau huyền bí vô cùng
Hang cùng ngõ hẻm vội mừng
Reo ca xem mặt thần rừng hiển dương

Quay cuồng loạn núi sông ngừng chảy
Lắng tai nghe thủng thẳng ma già
Phán rằng phát tiết anh hoa
Chưa tròn tám tuổi lá đa thơ thần

Con cóc lớn khen con cóc nhỏ
Cả một bầy léo nhéo khoe khoang
Dắt nhau đến cửa thiên đàng
Ngọc hoàng bịt mũi mấy thằng cút ngay

Giống cộng sản cuồng say mạo hoá
Hồ Chí Minh sa đoạ bấy nay
Chúng mày hăng hái lên đây
Chư tiên phải ngửi mấy ngày chẳng tan

Thơ với phú tự nhiên sẽ có
Biết yêu hoa lặng chớ đừng sờ
Lũ bay la lối pha trò
Măng non ngắn ngủi thẹn thò héo hon

Cứ dối trá thân tàn ma dại
Cả một đời khen đại bơm nhau
Sứ mù thằng chột làm vua
Thi nhân bạc đãi nhà tù khảo tra

Muốn tiến bộ bảo nhau câm miệng
Biết thân hèn ngậm họng mà ăn
Văn chương thơ phú bạo tàn
Mấy cai văn nghệ chủ nhân lái lèo

Theo kế hoạch trồng cây gây quả
Tỉnh Hải dương em nhỏ tài hoa
Tranh nhau đệm khúc thái hoà
Vầng dương nhân tạo bài ca vô loài

Thày với tớ một bầy xa lạ
Trong kỷ nguyên thiên hạ văn minh
Trói chân buộc cẳng dân tình
Phụng thờ lý tưởng quang vinh đại đồng

Cho bé đi xuất dương tầm đạo
Sáu năm trời sứ sở Nga Sô
Phen này thơ nở hoa chào
Dân sinh xã hội mặn mà ngợi ca

Trái quả đắng bí thơ tối nghiã
Sạn chai đầu sỏi đá trầm ngâm
Chiêu ma kể chuyện tiếu lâm
Lân la nhà báo lỡ lầm tài nhân

Bao nhân vật huyền thần bí sử
Cứ moi ra cánh cửa mịt mù
Dân nghèo câm điếc đã lâu
Tranh nhau mua đọc vào cầu văn chương!


2008 Lu Hà




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét