Tài Mệnh Tương Đố
“Video 101“
Đúng là người vui thì thấy cảnh cũng vui, khi Kiều ra đi thì cuối hè đầu thu. Khi Kiều trở về đoàn tụ gia đình thì cuối mùa xuân đầu mùa hè. Kiều thật là mãn nguyện gặp lại chàng Kim Trọng như đã trải qua ba kiếp người, tưởng như mất đi mối tình trong sáng nay lại được tái tạo. Kiều với danh nghĩa vợ cả nhưng chỉ có tính chất tượng trưng. Kiều chuyên tâm vào việc tụng kinh gõ mõ, tinh tấn Phật Pháp và dạy các cháu học hành. Với Kim Trọng là bạn hồng nhan tri kỷ, Kiều không quên đón sư Giác Duyên về chùa nhà, nhưng sư đã đi chu du thiên hạ, lên núi hái thuốc không còn ở chỗ cũ nữa.
“Lòng phỉ nguyện ba sinh tái tạo
Duyên lứa đôi giao hảo bạn bè
Cuốc kêu tu hú gọi hè
Trăng lên hoa nở tiếng ve rộn ràng
Khi chén rượu lại càng say đắm
Đọ mưu cờ lá thắm xanh tươi
Bi bô tiếng trẻ thơ cười
Con nàng Vân đó vui đời thảnh thơi
Dạy cháu học làm người tích sự
Chẳng lãng quên thờ tự am mây
Đến nơi chẳng thấy bóng thầy
Sân rêu hiu quạnh cỏ đầy mái hiên
Nặng chút nghĩa trai thiền tịnh thất
Khói nhang bay dào dạt hương sen
Phong lưu tài tử ngợi khen
Một cây đại thụ hồn nhiên quế hòe
Vườn xuân tạc lập lòe bia đá
Để muôn đời con cháu noi theo
Sá chi giậu đổ bìm leo
Đảm đang cát lũy trăng treo ngọn đào
Nền phú hộ dồi dào ân trạch
Quan giai luôn hiển hách gia đình
Trọn hay trời đất công minh
Ngàn năm nức tiếng hiếu sinh cao đài“
Thế giới quan nhân sinh quan của tôi hoàn toàn khác với cụ
Nguyễn Du.
Cụ Nguyễn Du ảnh hưởng bởi đạo Phật. Nhất là hai chữ tâm
và tài không có mối liên hệ lô rích. Nhưng theo tôi Nguyễn Du không phải là đệ
tử thuần thành của Phật. Suốt mấy trăm bài thơ, có chỗ nào Nguyễn Du nói đến Phật
đâu? Người ta bảo răng cụ đã tìm đến Lão Trang, nào là “hạc hĩnh”, “mã đề”, “dưỡng
chuyết”, “sài môn trú tĩnh sơn vân bế”vân vân và vân vân. Thực ra Nguyễn Du
không muốn quên đời, Lão Trang trong ông chỉ là cốt cách của một Nho sĩ thức thời,
và thường thì tư tưởng Lão Trang được thi nhân mượn để tỏ bày cái nội tâm trong
sáng, thanh khiết giữa cuộc đời ô trược mà thôi. Làm sao một kẻ tự xưng mình là
“Hồng sơn liệp hộ” nghĩa phường đi săn ở núi Hồng Lĩnh lại có thể là đồ đệ Lão
Trang?
Khi Nguyễn Du đến thăm mộ Kỳ lân, một vật thiêng được người
Tàu xem là điềm báo Thánh nhân xuất thế, ông bảo nếu vậy thì thời ấy sao Kỳ lân
không lượn chơi đất phương Nam:
“Nhược đạo năng vị Thánh nhân xuất
Đương thế hà bất
Nam du tường”
Thật ra Nguyễn Du luôn thao thức với nỗi đau thế sự, cụ
xót xa cùng đất nước nhiễu nhương tao loạn. Nhưng cụ luôn thầm nhủ: Sao ta lại
đem trong sạch hay tỉnh táo để nhìn đời, để như phải như cánh bèo trôi dạt rất
đáng thương khi thăm mool Lưu Linh:
“ Hà dĩ thanh tỉnh khan thế sự
Phù bình nhiễu
nhiễu cánh kham ai”
Thơ văn là cửa sổ của tâm hồn, nhưng chưa hẳn là chính tâm
hồn ấy. Nói một cách khác, thi ca Nguyễn Du phơi bày một nhận thức sâu sắc về
cuộc đời; và ẩn nấp sau những vần thơ mẫn cảm ấy là một chữ “Tâm” một tư tưởng vừa siêu thoát thấm đẫm vị Thiền
Phật giáo.
Bước đi trong cuộc đời như thế khác nào bước đi trong đêm
tối? Nguyễn Du hướng về hình ảnh những bậc xuất thế, xuất thế giữa lòng thế tục.
Bài “Dạ Hành” Nguyễn Du mô tả hình ảnh vị
Sư già ngủ trên mây núi Hồng Lĩnh giữa đêm tối:
Lão nạp an miên Hồng Lĩnh vân
Phù âu tĩnh túc noãn sa tân
Nam minh tàn nguyệt phù thiên lý
Cổ mạch hàn phong cộng nhất nhân
Hắc dạ hà kỳ mê thất
hiểu
Bạch đầu vô lại
chuyết tàng thân
Bất sầu cửu lộ
triêm y duệ
Thả hỷ tu mi bất
nhiễm trần”
Vị Sư già nằm giữa
mây núi, mày râu Sư chắc bạc trắng như mây, trinh tuyền lắm , vì có bụi trần hồng
nào mà nhuộm đỏ? Chỉ có sương đêm làm ướt áo đôi chút. Lạnh chút thôi, mà thanh
thản biết dường nào.
Ta hãy đọc trong Truyện Kiều để hiểu về thế vũ trụ quan,
hiểu về nhân tình thế thái của Nguyễn Du:
“Ngẫm hay muôn sự tại trời,
Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
Có đâu thiên vị người nào,
Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai,
Có tài mà cậy chi tài,
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
Đã mang lấy nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.
Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”
Còn tôi thì khảng định rõ ràng theo quan điểm triết học hiện
sinh, biện chứng pháp lô rích học:
Tâm với tài tuy hai là một
Tài với tâm tưởng một hóa hai
Phải đâu ghét bỏ nhau hoài
Vì không khéo giữ trần ai hãi hùng
Bởi xã hội lạnh lùng giáo huấn
Cứng nhắc thành lận đận khổ đau
Thuận tình có trước có sau
Tâm tài bồi trợ vàng thau rạch ròi
Này quan nha bọ giòi đỉa đói
Hút máu người quen thói sai ngoa
Chất chồng nghiệp chướng gây ra
Buôn son bán phấn ác ma cường quyền“
Cụ Nguyễn Du sợ họa diệt thân, sợ vạ mồm, sợ vì liên lụy
chính trị mà mượn cốt truyện bên Tàu, gửi gắm tất cả ưu tư muộn phiền vào nhân
vật Thúy Kiều mà viết có vẻ như khiêm nhường:
“Lời quê chắp nhặt dông dài,
Mua vui cũng được một vài trống canh”
Còn tôi thì trái lại nói thẳng ra một cách tự do công khai,
biểu đạt chính kiến của mình:
“Từng đêm trắng gom liền thành truyện
Chẳng dông dài tùy tiện viết ra
Mong người thiên hạ gần xa
Công tâm xuy xét mới là tao nhân”
Tôi rất biết ơn nghệ sĩ ngâm thơ Trần Thu Hà đã ngâm hết tập
Tài Mệnh Tương Đố của tôi gồm 101 bài thơ vần điệu liên tục kế tiếp bám sát
nhau theo thể song thất lục bát như một loại thơ trường ca dài:
Ngẫm Suy Cuộc Đời
thơ cảm tạ nghệ sĩ Thu Hà
Một trăm lẻ một bài thơ
Tiếng ngâm nức nở nghẹn ngào thế nhân
Đoạn trường réo rắt phong vân
Thuyền tình bể ái xa gần xót xa
Tri ân mến mộ Thu Hà
Tấm lòng nghệ sĩ vị tha thương người
Ghi xương khắc cốt bao đời
Hồn mây bia đá đất trời còn đây
Cảo thơm giọt lệ vơi đầy
Đĩa dầu hao cạn ngất ngây sóng tình
Tố Như muôn dặm trường đình
Thúy Kiều diễm lệ dáng hình kiêu sa
Bâng khuâng cát sĩ Lu Hà
Trán nhăn tư lự ta bà ngẫm suy
Xa xăm khuất bóng tà huy
Nửa vòng trái đất tư duy rạch ròi
Hiện sinh cá nước mặn mòi
Nổi chìm duyên phận xăm soi thế thời
Lẽ nào đổ tại do trời
Tài cao mệnh bạc hỡi người đằng la
Trông người lại nghĩ đến ta
Ganh đua xã hội sai nha bạc tiền
Sân si mù mịt đảo điên
Mình làm mình chịu sầu miên u hoài…!
19.12.2019 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét