Thứ Năm, 31 tháng 12, 2020

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 133

 

 

Trung Hiếu Nghĩa Hiệp

“ Video 1“

 

Nhờ có Internet mà tôi có trong tay tập thơ lục bát của cụ Nguyễn đình Chiểu. Đây đúng là một bản trường ca về một người anh hùng thiếu niên mới 16 tuổi đầu đã gặp phải tai ương và chàng phải trải qua bao năm tháng thăng trầm khổ ải, cũng giống như nàng Vương Thúy Kiều khi mới 16 tuổi đã phải bán mình chuộc cha, xa gia đình lưu lạc 15 năm trời. Chàng thiếu niên đó là Lục Vân Tiên mà cụ Nguyễn Đình Chiểu gọi là Truyện Tây Minh có nguồn gốc từ bên Tàu. Cụ Nguyễn Đình Chiểu cũng bị mù cả hai mắt khi biết tin mẹ qua đời, khi cụ đi vào kinh ứng thi. Cụ cũng bị một nhà họ Võ thất hứa không muốn gả con gái cho chàng rể mù giống hệt như cha con Võ thể Loan bội tín với Lục Vân Tiên vậy.

 

Phải chăng Lục Vân Tiên là hóa thân của Nguyễn Đình Chiểu. Tôi đọc xong thấy xúc động mà viết tập thơ song thất lục bát này lấy tiêu đề là: “ Trung Hiếu Nghĩa Hiệp“. Tôi từ nhỏ đã đọc Truyện Thủy Hử, nên bản thân tôi cũng chịu ảnh hưởng nặng tinh thần hiệp sĩ võ sĩ đạo của 108 anh hùng Lương Sơn Bạc. Tôi rất tâm đắc với câu nói của nhà văn Thi Nại Am ca ngợi ông Tống Công Minh Tống Giang là người trọng nghĩa khinh tài cứu khổn phò nguy. Nên tôi đặt tên cho bản trường ca song thất lục bát của tôi là “ Trung Hiếu Nghĩa Hiệp“ gồm 33 bài thơ. Thật may mắn cho tôi được nghệ sĩ Thu Hà diễn ngậm. Nhờ có Thu Hà mà thơ tôi được diễn ngâm khi tôi còn tại thế là một vinh hạnh của tâm hồn, lại tạo niềm cảm hứng văn chương cho tôi viết bình giảng. Trước hết là để tri ân nghệ sĩ làm kỷ niệm, thứ hai là để giúp thế hệ trẻ Việt Nam hiểu hết ý nghĩa của từng câu thơ nhất là điển tích có nguồn gốc từ bên Tàu.

 

Dân tộc Việt Nam ta phải trải qua hàng nghìn năm Hán hóa, chữ Việt tượng hình có từ thời bà Trưng bị hủy bỏ, sau cứ phải học chữ Hán nhưng đọc ra giọng Hán Việt. Rồi các nhà nho chúng ta mê mải chìm đắm mãi trong thể thơ đường luật mà nền thi ca của ta bị dẫm chân tại chỗ. Thời kỳ phục hưng trỗi dậy là chính bởi chữ Nôm, cách viết hao hao giống chữ Hán nhưng giọng đọc lại thuần Việt nhờ đó mà có các danh sĩ Bắc Hà như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Gia Thiều, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương ,Trần Tế Xương, Nguyễn Khuyến. Trung Kỳ có Nguyễn Du và Nam Kỳ là cụ Nguyễn Đình Chiểu. Sau này có chữ quốc ngữ thì nền thi ca của ta đã bừng sáng bởi Tản Đà, Nguyễn Bính, Hàn Mạc Tử, Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương vân vân và vân vân… không thể nào kể xiết.

 

“Truyện Tây minh từng trang máu lệ

Đĩa dầu hao kể lể nguồn cơn

Chéo ngoe bốn biển oán hờn

Nhân tình thế thái chập chờn thế gian

 

Trai trung hiếu khôn ngoan hiển hách

Gái đoan trang tiết hạnh trau mình

Có người nhân đức thánh linh

Sớm sanh con trẻ thông minh hơn người

 

Lục Vân Tiên đất trời thăm thẳm

Chuyên học hành mười sáu tuổi xuân

Sôi kinh nấu sử tinh thần

Võ công thâm hậu xa gần ngợi khen

 

Ba mươi sáu ban truyền côn cước

Ai dám bì thao lược anh hào

Sân Trình cửa Khổng lao xao

Tao nhân mạc khách đằng giao non bồng“

 

Cụ Nguyễn Đình Chiểu sính nho, cụ theo đạo Nho có hai vị nổi tiếng là Khổng Tử vàTrình Tử. Khổng Tử là người học rộng, tài cao, vốn là người nhà Chu nước Lỗ trước công nguyên. Khổng Tử soạn lại Lục Kinh, Kinh Thi, phê bình Kinh dịch, dịch Kinh lễ, Kinh nhạc làm Kinh Xuân – Thu và Lục nghệ. Khổng Tử dạy các môn đồ gồm 8 tôn chỉ: hiếu, dễ, trung, thứ, tu, tề, trị, bình. Học trò của Khổng Tử rất nhiều. Về sau các trò đã chép thành Luận ngữ.

 

Còn Trình Tử, tức là Trình Điều, một danh nho thời Tống thì cũng không hiếm người theo học. Như vậy, nói đến cửa Khổng sân Trình là nói đến hai bậc thầy nổi tiếng. Do đó thành ngữ cửa Khổng sân Trình dễ dàng được hiểu là trường học, nơi dạy học đạo Nho thuở trước.

Trong Bích Câu Kỳ Ngộ tôi  thích 2 câu, tuy rằng về thơ lục bát v ẫn chưa nhuần nhuễn lắm bởi chữ trời và vui.

 “Thông minh sẵn có tư trời

Còn khi đồng ấu mãi vui cửa Trình”

 

Theo tôi nên viết là:

“ Thông minh định sẵn cơ trời

Thuở còn đồng ấu dẫn nơi cửa Trình“

 

“Qủy Cốc Tử tinh thông dạy dỗ

Bậc tôn sư do dự tần ngần

Triều đình mở hội long vân

Cho con xuống núi lập thân buổi này“

 

Quỷ Cốc Tử là nhân vật bí hiểm sử cổ đại của Tàu. Họ tên không rõ ràng, người đời sau hư cấu thành thàn tiên huyền bí. Theo sách Đông Chu liệt quốc tên ông là Vương Hủ, người đời Tấn Bình công, là bạn thân của Tôn Tử và Mặc Tử. Quỷ Cốc Tử còn có một tên khác nữa là Vương Thiền, nên ông có có hiệu là Vương Thiền lão tổ. Quỷ Cốc Tử là một nhà tư tưởng, truyền giáo, có rất nhiều học trò. Bốn học trò được nổi tiếng hay được nhắc đến là Tôn Tẫn người nước Tề, Bàng Quyên và Trương Nghi người nước Ngụy, Tô Tần người Lạc Dương. Ngoài ra ông còn có hai học trò nổi tiếng khác là Lã Bất Vi và Địch Thanh. Lục Vân Tiên cũng là học trò của Quỷ Cốc Tử là nhờ tôi và cụ Nguyễn Đình Chiểu phù phép cho.

 

Câu chuyện đắc Đạo thành tiên của Tôn Tẫn, đệ tử chân truyền của Quỷ Cốc Tử khiến hậu thế phải sửng sốt. Nhưng đó không phải là một truyền thuyết…

Tôn Tẫn người nước Tề, là một quân sư, nhà chỉ huy quân sự nổi tiếng thời Chiến Quốc. Tôn Tẫn là con cháu của nhà quân sự nổi tiếng Tôn Vũ, vốn được truyền dạy về “Binh pháp Tôn Tử”. Ông cùng với Bàng Quyên là học trò môn binh pháp của Quỷ Cốc Tử tiên sinh.

 

Năm đó khi Tôn Tẫn xuống núi, Quỷ Cốc Tử bảo ông đi hái một cành hoa để bói quẻ coi tốt xấu. Tôn Tẫn thấy bình hoa trên án có một nhành hoa cúc, bèn đến rút lấy đem trình thầy, rồi đem cắm trở lại vào bình.

Quỷ Cốc Tử đoán rằng: “Cành hoa này bị bẻ, không hoàn hảo, nhưng chịu được rét, dẫu có bị tàn hại cũng không hề gì. Vả lại cắm trong bình, mọi người đều quý trọng. Cái bình ấy chính là vàng đúc cùng một loại với chung đỉnh. Ngươi sau này chắc sẽ có tiếng tăm lừng lẫy.

 

Nhưng cành hoa bị ngắt đi, hai lần mới cắm được vào bình yên ổn, vậy sự nghiệp của ngươi chưa thể đắc ý ngay, cuối cùng mới được toại nguyện ở quê cũ. Vậy ta đổi tên cho, có thể mong tiến thủ được. Tên ngươi là Tần, ta thêm một chữ nhục ở bên tả thành chữ Tẫn. Tên của ngươi từ bây giờ là Tôn Tẫn.

 

Nguyên chữ “Tần” nghĩa là khách, chữ “Tẫn” là bị chặt xương đầu gối. Quỷ Cốc Tử tiên sinh đổi tên cho học trò mình như thế là vì sớm biết trước Tôn Tẫn phải chịu cái hoạ chặt chân. Nhưng thiên cơ không thể tiết lộ, cũng không cách nào hóa giải được. Số kiếp của Tôn Tẫn đã là phải gánh chịu cái nợ nghiệp ấy vậy.

 

Hơn nữa, trong các đệ tử của Quỷ Cốc Tử, người có thể tu Đạo chỉ có Tô Tần và Trương Nghi. Tôn Tẫn căn bản không có cơ hội may mắn. Không phải Quỷ Cốc Tử không muốn độ ông mà thực sự vì kiếp nạn của Tôn Tẫn vẫn còn. Những ngày tháng sau này, khi Tôn Tẫn bị Bàng Quyên hãm hại, bị cắt gân phế bỏ võ công. Chỉ khi Tôn Tẫn hoàn trả xong cái nghiệp trần ai, trải qua kiếp nạn thì mới xuất hiện cơ duyên đắc đạo.

 

Cuộc đời sự nghiệp và những vấn nạn mà Lục Vân Tiên trải qua tương tự như Tôn Tẫn chỉ khác là Tôn Tẫn bị Bàng Quyên cắt gân bánh chè mà thành phế nhân, không đi lại được. Còn Lục Vân Tiên thì bị Trịnh Hâm phóng bột tro tóc trộn với nước tiểu trong khi đấu võ mà bị mù hai mắt. Chứ không phải chỉ khóc nhớ thương mẹ bất ngờ qua đời mà bị mù hai mắt như cụ Nguyễn Đình Chiểu. Còn tôi khi viết tập thơ Trung Hiếu Nghĩa Hiệp hai mắt vẫn thao láo như hai cái đèn ô tô, tuy bị cận chút đỉnh nhưng càng cao tuổi mắt tự điều chỉnh dần từ nhìn gần chuyển thành nhìn xa mà thành ra không cần phải đeo kính cận hay viễn nữa.

 

“Danh rạng rỡ tiếng thày sáng chói

Chí làm trai trong cõi người ta

Nhưng trong khí tượng còn xa

Thiên cơ chẳng dám nói ra vội vàng

 

Thày xem quẻ khoa tràng trắc trở

Nên cho hai đạo chú phòng thân

Cẩm nang nhật nguyệt tỏ dần

Hết cơn bĩ cực tới phần thái lai

 

Phía trước mặt chông gai vực thẳm

Cuộc bể dâu thê thảm bi ai

Phong ba bão táp dằng dai

Hang hùm nọc rắn đường dài trầm luân

 

Con phải quyết dấn thân cát bụi

Dù cô đơn buồn tủi xót xa

Vùng lên chống chọi yêu ma

Ba chìm bảy nổi quan hà dặm băng

 

Thày trở lại hậu đàng an tọa

Tiên phân vân đại họa cớ sao

Sinh nghi tâm dạ nôn nao

Thiên cơ bất khả tài nào đoán ra

 

Đường công nghiệp còn xa dằng dặc

Hay vì con đức bạc tài sơ

Mẹ cha thao thức mộng mơ

Vinh quy bái tổ chờ cơ hội nào ?“

 

21.12.2019 Lu Hà

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét