Thứ Bảy, 14 tháng 10, 2017

Bình Thơ Giang Hoa Và Lu Hà



Thu Sầu Trên Mắt Lệ và Hồn Trinh Bướm Trắng là một sự phối cảm giao thoa của tâm hồn thi nhân. Khi Giang Hoa có  một mùa thu buồn trên đôi mắt lệ thì tôi có mảnh hồn trinh hóa thành bướm trắng.


Giang Hoa:
Thu Sầu Trên Mắt Lệ

“Em về nhặt vội lá sầu rơi
Ở đó chiều thu úa rụng rồi !

Muổn hỏi vì sao buồn lạc lối
Hay là hồn vẽ nét chơi vơi“

Chiếc lá sầu rơi vào một buổi chiều thu tàn. Ở đâu? Trên cánh đồng khô cỏ úa hay một đồi thông gió vi vu thổi. Mấy nét chấm phá hoang xơ, thơ vẽ nên cảnh điêu tàn đổ nát. Mùa thu là mùa của đông di thảo mục chuẩn bị cho một mùa đông giá băng chết chóc lụi tàn.

Lu Hà:
Hồn Trinh Bướm Trắng
Cảm khái thơ Giang Hoa: Thu Sầu Trên Mắt Lệ

“Em lại trở về trăng vàng võ
Thăm hàng dương liễu, mộ xanh rờn
Tà huy đom đóm chập chờn
Phiến sầu hoang dã tủi hờn bước chân“

Cũng là em, một nhặt lá vàng rơi một với vầng trăng vàng võ với hàng dương liễu mộ cỏ xanh rờn. Duơng liễu biểu hiện cho sự thanh cao thanh thản bình yên của người qúa cố nằm sâu trong lòng huyệt mộ. Ai trồng lên hàng dương liễu phải chăng là người qủa phụ thương chồng?
Cả hai khổ thơ của Giang Hoa và Lu Hà cảnh đối cảnh, tình đối tình thật là ăn khớp hòa nhịp hài hòa đồng điệu của hai tâm hồn thơ khác giới trên quán trọ trần ai.

Giang Hoa:
Ta gom hết sắc sầu rơi muộn
Lã chã giọt tình gợn mắt tôi
Trộn lẫn nỗi niềm theo những tháng
Hồn trăng vỡ vụn rớt bên đồi“

Tình cảm của người cô phụ nhớ thương người chồng bạc mệnh trở về quê huơng vĩnh hằng, khi mình còn đây thì chàng đã thành người thiên cổ.

Lu Hà:
Nghe gió hú phong trần dầu dãi
Trải mấy thâu tê tái cõi lòng
Sông quê chẳng đổi thay dòng
Bên bồi bên lở long đong sớm chiều“

Một mình bên ngôi mộ cổ hoang vu mà ngậm ngùi cho kẻ cô đơn tại thế, ngược xuôi phong trần dầu dãi nặng gánh mưu sinh. Nhưng tấm lòng vẫn thủy chung như dòng sông không thay đổi dòng chảy, dù cho bên lở bên bồi thực tế thiên nhiên đe dọa hay cám rỗ.

Giang Hoa:
Hứng giọt sương tràn gió lất lay
Trăng xưa vắng vẻ úa thu gầy
Vô hư theo gió lời tâm sự
Rơi khẽ chùng nào lá có hay“

Nỗi buồn riêng tư u uẩn ngửa mặt trách cao xanh nghiệt ngã mà hứng những giọt sương lạnh buốt phũ phàng, muốn gửi bao lời tâm sự với linh hồn qúa cố theo cánh gió hư vô, cỏ cây hoa lá nào có hay mà thấu cho lòng.

Lu Hà:
„Bến đò vắng cô liêu buồn bã
Hạt sương rơi lã chã mái đầu
Kìa ai thổn thức chân cầu
Hàng cây phượng vĩ bóng câu vội vàng“

Cũng là đối cảnh đối tình. Một bên nơi khu rừng hay đồi thông, cánh đồng hoang vắng, một bên thì con đò vắng bến sông xưa mà cảm thấy mù mờ ẩn hiện lóang thóang bóng người hay hồn ma thổn thức chân cầu nhặt từng bông phượng vĩ cuối thu giống như hình ảnh qủa phụ nhặt là sầu rơi ngửa mắt hứng từng giọt sương trời từ cung Hằng Nga nhỏ lệ.
Bóng câu là vó ngựa vội vàng mà nuối tiếc cho kiếp người ngắn ngủi. Niềm vui hạnh phúc chẳng được bao nhịêu mà đã vội chia ly âm dương cách biệt.

Giang Hoa:
Máu lệ khô trào cạn ở tim
Đèn khuya hắt bóng mãi hoang tìm
Tịch liêu khói quyện hồn sao lạ
Bóng dáng xưa mờ bặt cánh chim“

Nhớ thương nhiều khóc nhiều cốc lệ khô cạn vì thời gian đằng đẵng cô liêu, máu trong tim đã thấy như đóng băng thân xác phủ tuyết, hồn lạc miền hoang dã xa lạ cùng cánh chim trời, mờ nhạt xa xăm.

Lu Hà:
“Tình lận đận dở dang khúc nhạc
Cả một thời phó thác cho nhau
Nguyện thề anh trước em sau
Nụ hôn nồng thắm trầu cau pháo hồng“

Chàng đi thiếp ở lại nhà, đèn khuya lẻ bóng bởi khúc nhạc tình dang dở, suy nghĩ thuở ân ái khi xưa dập dìu hoa bướm như hình với bóng không dời nhau. Nhớ nụ hôn đầu áo cưới cô dâu vu quy pháo hồng, bè bạn họ hàng chúc tụng.

Giang Hoa:
“Em trộn lẫn tình theo khói lãng
Hồn sương lạc trốn mất đâu rồi
Ta nghe trong gió lời thương xót
Trải ánh trăng vàng dĩ vãng trôi“

Cả một khối tình mang xuống tuyền đài không tan, phiến sầu nhân thế như muốn nghiền nát ra, trộn lẫn vào khói sương cho hồn nghe trong gió những lời nhắn nhủ dĩ vãng thương đau mà bao năm tháng trải qua duới ánh trăng vàng thê thảm

Lu Hà:
“Đêm hợp cẩn tổ tông họ mạc
Chén kim bôi đàn hạc thâu canh
Bâng khuâng loan phụng trúc mành
Hồn trinh phảng phất kinh thành mù sương“

Dĩ vãng thương đau, hồn sương lạc lối là nuối tiếc cho đêm tân hôn hạnh phúc năm nào mà nay chia loan rẻ thúy, bâng khuâng trăn trở thuơng cho hồn trinh phảng phất đó đây lẻ loi nơi kinh thành hoa lệ đèn màu mù sương ảm đạm.
Giang Hoa:
Ta uống hồn mình trong khát vọng
Uống tình sầu nhốt cả vào tim
Uống bầu thơ cạn dư âm cũ
Để giết hồn ta với nỗi niềm“

Nỗi tuyệt vọng bất lực của nữ thi sĩ, mà dùng chén rượu cho nổi sầu tiêu tan. Trạng thái vô thức lúc tỉnh khi mê mà làm thơ, muốn tự giết chết hồn mình để vào cõi hư vô quên lãng, hy vọng sẽ bớt đau khổ xót xa nơi quán trọ ta bà.

Lu Hà:
Thương bướm trắng khói hương dời bỏ
Miền gía băng lầm lỡ tha phương
Để hoa tàn lụi thê lương
Nam Kha hẹn gặp mạch tương ưu phiền“

Lối thơ tượng trưng dùng hình ảnh con bướm trắng tả linh hồn người chồng giống như Trang Sinh hồ điệp.   
“Trang sinh hiểu mộng mê hồ điệp
  Vọng đế xuân tâm thác đỗ quyên”
Có lần Trang Chu tức Trang Sinh nằm mộng thấy mình hóa bướm vui vẻ bay lượn, mà không biết mình là Chu nữa, rồi bỗng tỉnh dậy, ngạc nhiên thấy mình là Chu. Không biết phải mình là Chu nằm mộng thấy hóa bướm hay là bướm mộng thấy hóa Chu.

Hoa tàn chỉ cảnh ngộ gúa phụ, phấn son phai nhạt. Nam Kha theo tích chuyện bên Tàu. Thuần Vu Phần nằm mộng thấy  đến nước Hòe An. Thuần được vua Hòe An cho vào bái yết. Thấy Thuần tướng mạo khôi ngô, nên gả công chúa cho làm phò mã và đưa ra quận Nam Kha làm quan Thái thú. Vợ chồng Thuần sống một cuộc vương giả, cực kỳ sung sướng thì bỗng có giặc kéo đến vây quận Nam Kha. Thuần đem quân chống cự. Giặc đông mạnh, Thuần thua chạy. Quân giặc vây thành đánh phá. Công chúa nước Hòe An, vợ của Vu Phần chết trong đám loạn quân.

Thuơng bướm trắng là lối nói nhân cách hóa, dùng con bướm tựợng trưng cho linh hồn hóa thân. Mỗi khi cúng giỗ hồn thuờng về ăn hương. Hồn không muốn quanh quẩn ăn huơng cho no, hồn khờ dại bỏ đi về miền băng gía xa xăm lẻ loi. Tả nỗi lòng vợ thuơng xót cho linh hồn người chồng

Giang Hoa:
“Đêm lầm lụi con đường nghiệt ngã
Lặng lẽ cô đơn đổ bóng mờ
Vạt khói sương lòng sao buốt giá
Gom sầu tức tưởi nhốt vào thơ ...“

22.04.2017  Giang Hoa

Một mình một bóng sau khi dời bỏ ngôi mộ cổ, nữ sĩ lang thang trên con đường  quen thuộc để trở lại nhà, lòng buồn ruời rượi thuơng cảm cho thân phận mình héo hon mà chỉ còn biết lấy những vần thơ làm niềm an ủi tạo nện sinh khí cho cuộc sống tiếp tục tiếp diễn, dùng thơ để sả bỏ phiền muộn đắng cay cũng là cách tự điều chỉnh trạng thái cân bằng,

Lu Hà:
“Đời nghiệt ngã thuyền quyên chiếc bóng
Hạt mưa ngâu khỏang trống bao la
Chập chùng sóng vỗ hải hà
Âm dương đôi ngả quê nhà ta đâu?“

22.4.2017 Lu Hà

Câu kết tả sự chia cắt đứt duyên tơ trần, nợ đời trút bỏ, tào khang đôi ngả âm duơng cách biệt, kẻ sống người chết đọan trường phân ly. Linh hồn người chồng phiêu diêu nơi miền cực lạc hay chấp chới bên cầu Nại Hà chờ uống bát canh lãng quên hay hóa thành thân cò kiếp vạc tung bay trên bầu trời không còn nhớ lại kiếp trước quê nhà mình ở nơi đâu, bỏ lại một đóa hồng nhan cô quạnh thâu canh, mưa ngâu tầm tã.

Cả hai bài thơ một 7 chữ và một song thất lục bát tạo nên một ngữ cảnh tuyệt chiêu như song kiếm hợp bích, song đao hợp bích hài hòa bổ trợ cho nhau như phái võ công mộ cổ Tiểu Long Nữ và Dương Hóan vậy.

23.4.2017 Lu Hà





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét