Thứ Bảy, 14 tháng 10, 2017

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần Phần 32


Đinh Hùng viết bài “Hương“ bằng thể thơ mới 7 khổ 28 câu, còn tôi nhân đó cảm hứng sang bài thơ khác bằng thể song thất lục bát cũng 7 khổ 28 câu. Nếu các bạn có thời gian so sánh từng khổ từng câu cả hai bài thơ, sẽ thấy sự khác biệt nhau rõ rệt, ý lời câu chữ nhưng tâm hồn vẫn đồng điệu  hòa nhịp cho nhau. Thơ song thất lục bát theo tôi là thể khó làm nhất. Anh phải từ cái nền móng cơ bản là thơ đường luật,
thơ 7 chữ, thơ lục bát thật nhuần nhuễn mới nên bắt tay vào viết song thất lục bát. Nếu không anh sẽ lạc vận bởi vần trắc. Trong lịch sử thơ song thất lục bát có 2 vị đại tổ sư đó là tướng công Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều và nữ sĩ Hồng Hà tức Đoàn Thị Điểm:
Trải vách quế gió vàng hiu hắt
Mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng
Oán chi những khách tiêu phòng
Mà xui phận bạc nằm trong má đào?“

 Nói như cụ Đào Duy Anh: Ngôn ngữ trong Cung oán ngâm khúc hết sức tài hoa, đài các, tinh xác và nhuần nhị, dùng nhiều chữ Hán và điển tích, điển cố như: gió vàng hiu hắt, lạnh ngắt như đồng, thân phù thế, mùi tục luỵ, mồi phú quý, bả vinh hoa, cánh buồm bể hoạn…
Câu thơ trong Cung oán ngâm khúc được trau chuốt đến mức tuyệt xảo, âm điệu góc cạnh và dữ dội, dùng nhiều ngoa ngữ; mỗi câu thơ như dao khắc chạm vào đá gây ấn tượng đặc biệt mạnh mẽ:

“Xiêm nghê nọ tả tơi trước gió
 Áo vũ kia lấp ló trong trăng“
hay
Thân này uốn éo vì duyên
Cũng cam một tiếng thuyền quyên với đời!“

Đó là những câu thơ "kinh nhân" mà Đỗ Phủ xưa kia muốn đạt tới.Thể thơ song thất lục bát làm cho nhạc điệu của Cung oán ngâm khúc hết sức réo rắt bởi sự hoà thanh của hai vần trắc ở hai câu 7 (nghe gay gắt) và sự hoà hoãn ở hai câu 6 - 8 (nghe êm dịu hơn). Vì thế Cung oán ngâm khúc được làm ra không phải để đọc mà là để ngâm nga.

Lu Hà tôi rất tâm đắc với nhận xét tinh tế của học gỉa Đào Duy Anh. Hay như bà Đoàn Thị Điểm, có người bảo của Phan Huy Ích:

“Thuở trời đất nổi cơn gió bụi,
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên.
Xanh kia thăm thẳm tầng trên,
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này ?“

Chỉ nhìn 4 câu mở đầu tôi đã biết ngay Nguyễn Gia Thiều đáng là  bậc thặng thừa Qủy Cốc Tiên Sinh, còn Đoàn Thi Điểm và Phan Huy Ích chỉ đáng là bậc Trương Nghi và Tô Tần.

Cám ơn cô Trần Thu Hà đã ngâm thơ Đinh Hùng và thơ tôi. Về phần thơ Đinh Hùng tôi xin miễn bình giảng mà tập trung vào bình giảng giải thích tường tận ý nghĩa từng khổ thơ tôi đã làm như thường lệ.


Hương Ái Tình Muôn Thuở
Cảm dịch thơ Đinh Hùng: Hương

Hình như điểm xuất phát của Đinh Hùng là từ một cô gái nào đó có tên là Hương? Hay ám chỉ một cô gái nào đó mang tên một loài hoa phảng phất mùi hương vị của ái tình. Tôi không hề họa lại thơ anh mà tôi làm công việc chuyển dịch. Giống như Đặng Trần Côn viết Chinh Phụ Ngâm bằng tiếng Hán thì bà Đoàn Thị Điểm chuyển dịch ra song thất lục bát bằng chữ Nôm. Nếu cùng một ngữ âm nhưng thơ viết trải rộng tâm hồn mênh mông lai láng theo cảm xúc riêng của tác giả cũng nên dùng chữ chuyện dịch hay dịch thơ như dịch tiếng nước ngoài vậy. Cái tuyệt vời của thơ song thất là bởi hai câu song thất đó. Người nghệ sĩ sẽ ngâm cao vút lên rồi nhẹ nhàng hạ xuống bởi hai câu lục bát mềm mại hài hoà tạo nên cung bậc ai oán thê lương nức nở tang thương rầu rĩ u hoài khác thường, thật lạ lùng của ngôn ngữ thanh dấu tiếng Việt. Nhất là giọng Huế với lối ngâm thơ tao đàn cung đình quả thật là một phong cách thưởng thức nghệ thuật âm nhạc qúy phái đài các trí tuệ lịch lãm cao sang.

“Mùi hương mát lịm yêu thương qúa
Phảng phất hoang xơ vũ trụ tình
Bềnh bồng sợi nắng rung rinh
Bướm hoa thuê thỏa chúng mình từ đây“

Người vui cảnh cũng vui, người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Người say cảnh cũng say tình, thiên nhiên vũ trụ cùng thông cảm đồng điệu với người.
Vũ trụ bao gồm mọi thành phần như không gian và thời gian. Vũ trụ bao gồm các hành tinh, sao, thiên hà, cả những hạt hạ nguyên tử nhỏ nhất, và mọi vật chất và năng lượng. Con người là trung tâm của vũ trụ.

“Mặt nhìn mặt ngất ngất ngây bối rối
Nào tích xưa truyện mới đồng lòng
Lặng hồn đáy nước xanh trong
Lục bình tăm cá theo dòng đời trôi“

Tích xưa truyện cũ là những câu chuyện tình thành giai thoại, những điển tích điển cố trong bách khoa toàn thư hay các sách lịch sử ghi chép lại. Muốn hiểu sâu thêm mời các bạn nghe đối thoại thơ giữa Lu Hà và nữ sĩ Thi Nguyên:

Lời Thi Nguyên:

Chuyện xưa tích cũ để đời.
Có nàng thiếu phụ tên thời Nam Xương.
Khen thay tiết hạnh phi thường...
Hoàng Giang giòng nước tìm đường rưả oan.

Hay chi, xấu thiếp hổ chàng.
Giòng thơ thanh nhã chưá chan ân tình.
Sự đời chia xẻ, muội huynh...
Chuyện người xin được lặng thinh miễn bàn.

Để cho tâm được thanh nhàn.
Để cho thân khỏi khóc than luỵ phiền.
Giòng đời dẫu có đảo điên...
Tình người viễn xứ vẫn liền cánh nhau

17.12.2011 Thi Nguyên


Thì Lu Hà đáp lại:

Mặn Mà Hương Thu

Nhớ xưa cũng có Mạnh Khương
Nhỏ dòng máu đỏ đống xương tìm chồng
Ngàn năm sử sách cảm thông
Huynh đây bái phục má hồng thuyền quyên

Ngày nay lại có Thi Nguyên
Anh hào nữ kiệt chính chuyên thờ chồng
Lu Hà đâu dám chờ mong
Để nàng thương hại ra phường mèo hoang

Thướt tha yểu điệu tinh tường
Con nhà gia giáo tiết đường phỉ phong
Vào ra nề nếp minh thông
Một hai sớm tối thong dong cưả nhà

Bộn bề nhưng vẩn la đà
Vần thơ tao nhã trăng ngà nỉ non
Cuối năm ngũ quả mâm son
Ngọt ngào hương vị tổ tôn họ hàng

Kiếp này duyên phận lỡ làng
Ca ca muội muội trong làng thơ hoa
Dập dìu biển cả sóng xa
Chuyện xưa tích cũ mặn mà hương thu...

 17.12.2011 Lu Hà


“Nhìn lơ đãng bồi hồi thổn thức
Trưa nắng hè rạo rực tiếng ve
Ai hay đôi trẻ lắng nghe
Líu lo chim hót thuyền ghe bến nào ?“

Thuyền là những phương tiện giao thông trên mặt nước, hoạt động bằng sức người, sức gió, hoặc gắn theo động cơ là máy nổ loại nhỏ. Thuyền dùng để chở người hay hàng hóa, vật dụng. Thuyền lớn, hoạt động bằng máy móc, thường gọi là tàu, tàu thủy. Thuyền nhỏ: thuyền độc mộc, thuyền nan, thuyền tam bản (xuồng ba lá), thuyền thúng.
Xuồng (tiếng Bắc) hay là ghe (tiếng Nam) là một loại thuyền nhỏ và hẹp, thường được chèo bằng sức người, đôi khi được lắp thêm động cơ (lúc đó gọi là xuồng máy
Muốn hiểu thêm ý nghĩa của thuyền hay ghe trong văn học Việt Nam xin mời các bạn đọc:

Chập Chờn Vì Sao
chuyển thể thơ Vũ Hoàng Chương: Phương Xa

Nhổ neo theo sóng ra khơi
Thuyền ta lạc hướng chơi vơi cuối trời
Về Đông hay giạt phương Đoài
Nỗi lòng cay đắng tả tơi rã rời

Cô đơn dăm bảy lạc loài
Quê hương ruồng bỏ giống nòi coi khinh
Thuyền tình bể ái lênh đênh
Mênh mông vô tận dập dềnh hư vô

Sá chi thế kỷ lu mờ
Đầu thai nhầm lối chơ vơ đợi chờ
Thuyền đừng ghé bến hoang sơ
Không dung kiêu bạc mịt mù tương lai

Men đời ngây ngất trần ai
Hắt hiu buồm rách canh dài lệ chan
Thuyền ơi theo gió hãy ngoan
Phương xa lạc lõng hoang tàn vì sao...

31.3.2012 Lu Hà


“Cây phượng vĩ lao xao trong gió
Đỏ hồng xinh em ngó mắt anh
Chau mày rạng liễu nét thanh
Nụ hôn dè dặt sao đành lặng im “

Phượng vĩ rạng liễu nét thanh của lông mày con gái thiết tưởng quá dễ hiểu miễn giải thích. Đây là lối tả tình tượng trưng siêu hình học hay nói trong triết học hiện sinh.

“Em ghì chặt đắm chìm trong mộng
Vòng tay anh dang rộng ôm lưng
Vuốt ve âu yếm chẳng dừng
Bờ môi mềm mại lưng chừng mây bay“

Khổ này câu chữ dễ hiếu. Tự cảm nhận ý tứ cảm xúc của thơ, miễn giải thích nhiều.

“Cả trời đất đắm say cò lả
Núi đồi xa muôn ngả dặm trường
Trúc mai thề nguyện yêu đương
Đỗ Quyên trống mái bên đường ngẩn ngơ“

Việt Nam có chim Đổ Quyên hay chim Cuốc. Bên bờ sông Dương Tử có chim Thư Cưu thường sống từng đôi như một cặp vợ chồng. Khổng Tử biên soạn trong kinh thư có câu rất hay:
“Quan quan thư cưu
Tại hà chi châu
Yểu điệu thục nữ
Quân tử hảo cầu.“

“Ứa giọt lệ bài thơ muôn thuở
Ngàn năm sau còn nhớ thanh âm
Trần gian cát bụi âm thầm
Vẳng nghe trong gió giọng ngâm u hoài…!“

15.1.2017 Lu Hà

Bốn câu kết là cả một sợi dây ân tình liên đới Đinh Hùng, Lu Hà và Trần Thu Hà là người ngâm thơ. Cám ơn Thu Hà đã ngâm thơ tặng Lu Hà và các bạn nghe trong facebook. Một kỷ niệm tuyệt vời trên quán trọ trần gian.

18.2.2017 Lu Hà



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét