Thứ Bảy, 14 tháng 10, 2017

Bàn Về Văn Chương Triết Học Với Paul Nguyễn Hoàng Đức



Trích lời Paul Nguyễn Hoàng Đức:
“- Các trò thân mến, triết học kinh điển là triết học thuần khiết suy lý tột cùng cái bên trong của vạn vật – gọi là Bản thể, hay Bản tính, và nó đã trở thành khuôn vàng thước ngọc cho nhân loại. Vậy thì với biện chứng pháp xê dịch kiểu của Heraclite, hay nhào lộn kiểu Hê-ghen, triết học kinh điển có bất lực không? – Thầy Đivoa mở đầu bài giảng.

Bàn Về Tinh Thần Xã Hội Với Triết Gia Paul Nguyễn Hoàng Đức Và Các Bạn Facebook



+ Paul Nguyễn Hoàng Đức:
- Các trò thân mến, “trí tuệ là ngôn ngữ”, mà ngôn ngữ cao nhất là đối thoại. Học xong mà không đối thoại được chẳng khác gì học võ xong chỉ ngồi tán hươu tán vượn chưởng nọ - điện kia, mà không dám thi đấu. – Thầy Đivoa nói.

Các chuyên gia cho biết: trong tất cả các cuộc đối kháng, đấu khẩu, ngay cả vợ - chồng là chỗ gối ấp má kề, nhưng người ta đều cay cú muốn hạ đối phương một đòn “tịt hẳn”, chọn gót A-sin mà đánh gục.

Bàn Về Thói Quen Ngồi Xổm Và Đi Chân Đất



 -Paul Nguyễn Hoàng Đức:
“ Ngồi xổm

Con người đẹp nhất là danh dự và kiêu hãnh, vì thế trái nghịch với nó là tính cách và các thói quen tự ti, nô bộc. Hiển nhiên, cái thói quen trông hèn yếu nhất của con người, như triết gia Mauss bàn về các “kỹ năng của cơ thể” mà chúng ta đã bàn ở phần một là “ngồi xổm”, tức không có ghế, cũng chẳng có bàn. Không có ghế là chưa xác định cho mình một

Thơ Tình Chùm Số 1008




Đóa Hoa Tim Vỡ
cảm hứng bài hát của Phạm Duy: Hoa Rụng Ven Sông

Em ơi! Hoa rụng mất rồi
Từng bông phượng vĩ nổi trôi sông hồ
Ái ân tuyệt vọng ô hô!
Cánh đồng cỏ úa lô nhô bướm vàng

Thơ Tình Chùm Số 1007



Cạn Dòng Dư Lệ
cảm xúc thơ Hiền Châu: Em Như Chiếc Lá Màu Xanh

Liễu xanh tha thướt chân đồi
Hồn mây ngây ngất bồi hồi trái tim
Ước gì ta hóa thành chim
Phẩm tiên cúc trái im lìm bóng em...

Thơ Tình Chùm Số 1006



 
Hồn Bướm Mơ Tiên
thơ tri ân Cindy Huyen Vu

Cô thục nữ thướt tha chờ đợi
Chàng thi nhân chới với làm sao
Bâng khuâng chén rượu ngọt ngào
Tình ai xao xuyến dạt dào biển Đông

Chốn lầu ngọc tang bồng lạc thủy
Mắt nai nhìn túy lúy cuồng ca
Tần ngần quán trọ sa bà
Đoàn tàu chật ních sân ga lạnh lùng

Bàn Về Tam Giáo Đồng Nguyên



-Paul Nguyễn Hoàng Đức
Tam giáo đồng nguyên bao gồm:
1. Nho giáo, cũng là khổng giáo, có thể coi Đức Khổng Tử là tôn chủ. Học thuyết của ngài lo giáo hoá xã hội theo nề nếp chính trị của quân vương. Bản thân ngài thì lo dong duổi xe từ nước này qua nước khác xin được làm quan lớn.

Tâm Sự Về Thơ Với Người Hiểu Chuyện Trải Đời


Đành Mất Nàng Thơ


Lạc mất người xưa mãi ngóng chờ
Chiều buồn xứ lạ nhớ nàng thơ
Cung đàn lỗi nhịp lòng tê tái
Khúc hát sai âm dạ thẩn thờ
Nhớ buổi tương phùng đâu mãn nguyện
Mong ngày gặp lại chỉ là mơ

Tâm Sự Âm Nhạc Thơ Ca Với Nguyễn Kỳ Duyên



 


Giấc Mộng Thần Tiên
Cảm hứng từ một tấm hình chị em Kỳ Duyên sau đêm biểu diễn

Chị em ca hát mệt nhoài
Vui vày cũng được một vài trống canh
Hồn mây đỉnh giáp núi xanh
Điệp hồ ướt cánh cũng đành chịu thôi

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 42



Nữ thi sĩ Giang Hoa mới sáng tác bài thơ và được Thu Hà ngâm ngay. Tôi nghe ngâm và đọc lời bài thơ rất thú vị và cũng từ bài thơ 7 chữ viết theo lối thơ mới tứ tuyệt trường thiên không đối câu đối chữ mà cảm hứng ra bài thơ song thất lục bát. Thơ Giang Hoa tôi xin miễn bình giảng có thể sau này viết một bài bình luận. Tôi xin bình giảng riêng bài Hồn Trinh Bướm Trắng của tôi thôi. Mục đích giảng giải ý nghĩa câu chữ và cảm xúc của tôi về bài thơ này.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 41



Kể từ khi Chúa sinh ra loài người, trái tinh cầu của chúng ta phân ra phương Tây và phương Đông. Kỳ lạ thay phương Tây lại là quê hương của các văn nhân hiền triết, xứ sở này rất ưa chuộng hâm mộ nhân tài. Rất hiếm hoi ai đó vì văn hay chữ tốt uyên bác thông thái về học thuật mà bị nguy hiểm đe dọa đến tính mạng. Còn phương Đông bản tính con người bần tiện, tiểu nhân nhung nhúc như giòi bọ.  Sĩ tử làm thơ viết văn phải tránh dùng chữ trùng với tên nhà Vua, với họ mạc cụ kỵ mấy đời của nhà Vua và Hoàng Hậu.

Thơ Tình Chùm Số 1005




Khóc Cho Tình Không Xưa
cảm hứng bài hát của Phạm Duy: Em Hiền Như Ma Soeur

Này em gái xinh tươi
Xuân hoa cố gượng cười
Trái tim anh thấm ướt
Xót xa hạt mưa trời

Thơ Tình Chùm Số 1004



 


Xúc Động Quá Đi Thôi
cảm hứng từ một tấm hình

Xúc động quá đi thôi!
Tấm hình mà rơi lệ
Lương tâm hằn thế kỷ
Bao cuộc đời tang thương

Thơ Tình Chùm Số 1003



 
Cám Ơn Kiều Ngọc

Cám ơn nàng Kiều Ngọc
Bao cuộc đời muốn khóc
Trên bước đường hành hương
Ánh hào quang Thiên Chúa

Nghe tiếng lòng chan chứa
Oằn vai vác thánh gía
Ôi! Giang san Việt Nam
Vẫn còn hay đã mất

Thơ Tình Chùm Số 1002



Cố Hương Đợi Chờ
cảm hứng bài hát của Thanh Tùng: Một Mình

Đầu hồi le lói ban mai
Hình như thấp thoáng hương nhài thoảng bay
Nghẹn ngào khóe hạnh sầu cay
Tóc mây lõa xõa hao gày đôi vai

Thơ Tình Chùm Số 1001



Có Cũng Không
họa thơ Giang Hoa:Tiễn Biệt

Phảng phất hồn mây tựa gió đông
Heo may cành liễu giọt sương đồng
Sập sè nấm cỏ sầu tang tóc
Leo lắt người đi tủi khúc sông
Thổn thức hình nhân buồn bến khóc
Bâng khuâng thục nữ tiễn đưa chồng
Luân hồi thúc giục hồi chuông đánh
Ân ái đành thôi có cũng không

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 40



 


Phần khúc ca Hồ Trường của ông Nguyễn Bác Trác tôi xin miễn trích dẫn, tôi xin bình giảng ngay nội dung bài thơ của tôi cảm khái ra thành “Giọt Lệ Canh Thâu“
Thơ viết theo lối tứ tuyệt trường thiên không đối câu đối chữ, tôn trọng niêm luật như thơ đường. Ta thường gọi là thể thơ mới 7 chữ mà các vị đàn anh thời tiền chiến như Tản Đà, Nguyễn Bính hay làm.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 39



 


Hồ Trường là một thi phẩm của ông Nguyễn Bá Trác viết vào đầu thế kỷ 20. Ông từng theo Cụ Phan Bội Châu trong phong trào Đông Du và hưởng ứng phong trào Đông Kinh của Cụ Phan Châu Trinh. Từng làm quan dưới triều vua nhà Nguyễn.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Mai Hoài Thu Phổ Nhạc Phần 38



 


Bài thơ lục bát“ Giọt Sầu Em Gửi Cho Ai“ của tôi viết tặng nhà thơ kiêm nhạc sĩ Mai Hoài Thu đã được ca sĩ Nguyễn Đông trình diễn theo tôi là rất thành công.
Thơ lục bát phổ theo nốt nhạc Tây được giọng nam ca sĩ hát theo cung điệu trầm buồn là tổng hợp của các làn điệu nhạc nhẹ, nhạc vàng, ngâm thơ tao đàn. Tôi nghe như tiếng nỉ non ai oán sầu bi kiểu

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 37



Hãy Sống Sao Cho Đẹp
cảm xúc từ những danh ngôn trên một clip

Phải sống sao cho đẹp, cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí. Nói như Nietzcher là sống như cỏ cây gỗ mục, nên ông có cảm giác buồn nôn. Con người quá nặng về sinh tồn, tồn tại và hưởng thụ mà quên mất cái căn bản là hiện sinh, dấn thân và sáng tạo không ngừng để phân biệt con người khác loài cầm thú và những vật vô tri vô giác không có linh hồn .

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 36



Các bậc đàn anh thời tiền chiến có một nét giống nhau là thích làm thơ 7 chữ, Nguyễn Bính và Thâm Tâm là tiêu biểu. Xuân Diệu, Hàn Mạc Tử, Vũ Hoàng Chương , Hồ Dzech ngoài 7 chữ ra thường là thơ 8 chữ. Theo tôi thơ 8 chữ dễ viết hơn nên phái nữ thời nào cũng rất hăng hái thể thơ này. Riêng Tản Đà thì kiểu nào cụ cũng chơi, qủa là một tay lợi

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 35



 


Cố thi sĩ Đinh Hùng viết bài thơ 7 chữ “ Gặp Nhau Lần Cuối“ 7 khổ 28 câu. Tôi cảm dịch sang thể thơ song thất lục bát có rút ngắn lại còn 6 khổ 24 câu. Thời thi sĩ Đinh Hùng là thời kỳ thơ mới phát triển, các vị thi sĩ  nhà ta có xu hướng biến đổi thơ đường luật thất ngôn bát cú hay tứ tuyệt thành thể thơ 7 chữ trường thiên không cần đối câu đối chữ nữa để tả tình. Có sự lạ xuất hiện thêm thơ 8

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 34



Thâm Tâm viết bài thơ “Dang Dở “gồm 11 khổ tức 44 câu thể thơ 8 chữ. Còn tôi từ cái hồn thơ của Thâm Thâm chuyển dịch sang tâm hồn tôi thành bài thơ song thất lục bát cũng 11 khổ tức 44 câu. Nhưng tâm trạng khí khái hoàn toàn khác nhau, một Thâm Tâm xót xa nuối tiếc hận tình mà muốn trút

Thơ Tình Chùm Số 1000



 
Tình Yêu Hoang Dã
cảm tác thơ song thất lục bát của Giang Hoa: Hoa Dã Qùy

Cỏ bồng cúc dại hoang vu
Tình yêu chung thủy âm u gió lùa
Hướng dương đồi tím sim mua
Bên dòng suối lạnh bốn mùa nỉ non

Thơ Tình Chùm 999



Cơn Mưa Lòng Anh
cảm tác từ thơ 8 chữ của Nguyễn Kim: Mưa Đã Tạnh

Kìa ai dưới gốc cây đa
Đợi người viễn xứ xa nhà bấy lâu
Trần gian bao cuộc bể dâu
Từng thu lá rụng bóng câu vội vàng

Thơ Tình Chùm 998



 
Mảnh Mai Đoạn Trường
cảm hứng bài hát của Hà Phương: Mưa Qua Phố Vắng

Mưa rả rích sầu dâng phố vắng
Giọt tương tư cay đắng bao nhiêu
Mây buồn thảm bến cô liêu
Đò hoang tăm cá bóng chiều thê lương

Thơ Tình Chùm 997



Nhớ Người Ngày Xưa
cảm hứng bài hát của Lưu Bách Thụ: Con Thuyền Xa Bến

Thuyền ơi, bến khóc chiều nay
Chấm đen xa tít mây bay não nùng
Biển xanh sóng vỗ chập chùng
Đôi chim liền cánh thủy chung cuối trời

Thơ Tình Chùm 996



Cơn Mưa Lòng Em
cảm hứng theo tâm sự của Hiền Châu

Từ khi em khóc chào đời
Cơn mưa tầm tã đất trời chuyển rung
Anh ơi! Giông tố bão bùng
Nỗi buồn dễ ghét lạnh lùng bám theo...

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 33



Để tri ân Thu Hà đã diễn ngâm và cũng là muốn làm món qùa kỷ niệm cho những ai thực lòng mến mộ. Tôi sẽ bình giảng bài thơ “Đêm Mưa Sầu mộng“ mà tôi phỏng dịch cảm hứng từ thơ cố thi si Đinh Hùng bài: “ Chớp Bể Mưa Nguồn“. Để tránh hiệu ứng nhàm chán, nên Đinh Hùng viết 8 khổ thơ mới 7 chữ thì tôi rút ngắn lại còn 6 khổ thơ song thất lục bát. Ý lời hoàn toàn khác với Đinh Hùng. Ví như tâm hồn tôi đã

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần Phần 32


Đinh Hùng viết bài “Hương“ bằng thể thơ mới 7 khổ 28 câu, còn tôi nhân đó cảm hứng sang bài thơ khác bằng thể song thất lục bát cũng 7 khổ 28 câu. Nếu các bạn có thời gian so sánh từng khổ từng câu cả hai bài thơ, sẽ thấy sự khác biệt nhau rõ rệt, ý lời câu chữ nhưng tâm hồn vẫn đồng điệu  hòa nhịp cho nhau. Thơ song thất lục bát theo tôi là thể khó làm nhất. Anh phải từ cái nền móng cơ bản là thơ đường luật,

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 31



 


“Trường Tình Ca Hồn Ma Trinh Nữ“ của tôi gồm 37 khổ và 148 câu thơ song thất lục bát, cảm dịch từ thơ 7 chữ cũng 37 khổ của Đinh Hùng bài: “ Trái Tim Hồng Ngọc“.

Tôi cảm hứng từ linh hồn Đinh Hùng mà để nhập thần hấp dẫn sang linh hồn tôi, ý thơ ngôn từ có thể hoàn toàn khác hẳn với Đinh Hùng. Bài thơ này theo trường phái tượng

Nhân Đọc Bài Báo Của Một Cô Gái Việt Nam



“Nói Với các Cựu Chiến Binh Và Hội Phụ Nữ Huyện Quỳnh Lưu“

-“Ngày 1.5.2017 có cuộc biểu tình của các cựu chiến binh (CCB) và hội Phụ Nữ huyện Quỳnh Lưu để mít tinh phản đối những luận điệu xuyên tạc lịch sử của linh mục Đặng Hữu Nam (?!). Được biết, tại cuộc mít tinh, ông Lê Văn Điền - Chủ tịch Hội CCB huyện Quỳnh Lưu nhấn mạnh: Với mỗi người dân Việt Nam, Cách mạng Tháng Tám và đại thắng mùa Xuân 1975 hàng năm luôn là ngày lịch sử trọng đại, từng con người, từng gia đình và cả dân tộc sum họp..... Sự thật là như vậy sao các ông CCB bộ đội cụ hồ ??

Đọc Thơ Đấu Tranh Là Việc Có Nên Làm Ngay Không?



-Nguyễn Thị Hồng: Chú Lu Hà làm thơ dài quá, muốn làm thơ hình để tặng chú nhưng rất khó khăn. Nếu chú làm ngắn hơn thì dể dàng trong kỷ thuật làm thơ hình. Tuy nhiên cháu cũng ráng làm tặng chú 1 bài. Còn lại giao cho chủ nhà Út Linh hi..hi...hi

Bình Thơ Giang Hoa Và Lu Hà



Thu Sầu Trên Mắt Lệ và Hồn Trinh Bướm Trắng là một sự phối cảm giao thoa của tâm hồn thi nhân. Khi Giang Hoa có  một mùa thu buồn trên đôi mắt lệ thì tôi có mảnh hồn trinh hóa thành bướm trắng.


Giang Hoa:
Thu Sầu Trên Mắt Lệ

“Em về nhặt vội lá sầu rơi
Ở đó chiều thu úa rụng rồi !

Bàn Về Hữu Thể Với Paul Nguyễn Hòang Đức




-Paul Nguyễn Hòang Đức: THẦY ĐI-VOA DẠY BIỆN CHỨNG PHÁP CHO XỨ VỊT GÀ phần 64
HỮU THỂ LÀ BẤT BIẾN VÀ VĨNH CỬU

“Các trò thân mến, Hữu thể tức cái có nhưng chính xác hơn là “Cái Là”, vừa là khởi đầu vừa là trung tâm của triết học, nên ta bàn đi xáo lại cho đến mức nhuần nhuyễn và thỏa mãn, để cho các trò hiểu dễ dàng và nhập tâm. – Thầy Đivoa giảng.

Bàn Về Hiện Tượng Viết Văn Dấp Dính Vụ Lợi Cá Nhân



-Paul Nguyễn Hoàng Đức:
“Ở phần 9, chúng ta có bàn về sự “khôn vặt” của người Việt, đến đây, thì thấy rõ ràng sự khôn ngoan đó nổi lên tất cả qua câu ca dao:
Người khôn ăn nói nửa chừng
Làm cho kẻ dại nửa mừng nửa lo.
Người khôn theo nghĩa lớn là để giúp đời, theo nghĩa nhỏ thì chí ít phải có ý tưởng minh bạch về bất kể việc gì đó. Nhưng cách khôn của người Việt không vậy! Mục đích của cái khôn không phải để trình ra quan niệm hay trí tuệ, mà là: để sống ưu thế hơn. Vì thế người ta còn nói “Khôn ăn người, dại người ăn”.

Thơ Tình Chùm 995



Cung Đờn Hoan Hỉ
cảm hứng nghe Trung Hậu hát bài: Niềm Thương Nỗi Nhớ

Mùa báo hiếu lòng con xao xuyến
Tuổi ấu thơ quyến luyến mẹ cha
Tha phương nhớ nước non nhà
Cội nguồn thế kỷ thiết tha đợi chờ

Thơ Tình Chùm 994



Ái Tình Bơ Vơ
cảm hứng thơ Nguyễn Kim: Vầng Trăng Lỡ

Xót xa tình nghĩa gía băng
Còn mong chi nữa chị Hằng ngủ quên
Trần gian nuối tiếc đào nguyên
Thiên thai ảo mộng sầu miên lá vàng

Thơ Tình Chùm 993





Siêu Linh Độ Trì
cảm khái tức thời ca sĩ Trung Hậu và các bạn gái lễ chùa

Năm cô báo hiếu cầu duyên
Xôn xao bướm trắng thuyền quyên xuân hồng
Cỏ non xanh mướt cánh đồng
Phây phây đàn hạc thiên bồng là đây

Thơ Tình Chùm 992



Than Ôi Ái Tình
cảm hứng ca sĩ Trung Hậu hát bài “Hạ Buồn“ của Thanh Sơn

Hồn tôi theo áng mây trôi
Em như hạt bụi xa xôi lững lờ
Thẹn thùng hoa bướm đợi chờ
Trái tim câm nín đôi bờ đại dương

Thơ Tình Chùm 991



Giọt Lệ Thu Rơi
cảm hứng bài hát của Hoàng Dương: Tiếc Thu

Nghẹn ngào giọt lệ thu rơi!
Cuốc kêu khắc khoải chơi vơi lá vàng
Gốc sồi thổn thức bẽ bàng
Tình xưa đã chết dở dang cung đàn

Bàn Về Cách Đọc Sách Với Triết Gia Paul Nguyễn Hoàng Đức



Trích lời bác Paul: “Triết học là nguồn gốc cho nhận thức, nó vẫn thường xuyên được nhắc đến là: khoa học của khoa học, nghệ thuật của nghệ thuật!

Vậy thì sinh viên triết học không thể không biết đọc sách. Thứ nhất là đọc sách gì? Như có danh ngôn: “Anh hãy nói anh đọc sách gì, tôi sẽ nói anh là ai?!” Cuốn sách luôn luôn “tố cáo” người đọc nó. Nhà buôn thì đọc sách kinh doanh, nhà chính trị đọc sách chiến thuật và chiến lược, còn đám nghê nga mới lớn thì đọc ngôn tình để gãi ngứa…

Bàn Luận Với Triết Gia Paul Nguyễn Hoàng Đức Về A = Phi A



Trích : “PHÉP BIỆN CHỨNG HÊ-GHEN KHÔNG MẢY MAY CÓ TRONG HIỆN THỰC!

- Các trò thân mến, phép biện chứng của Hê-ghen là tiền đề A = Phi A. Nhưng người xóm rách thích nói vần vèo nhiều hơn cho êm tai, mà ta không muốn nhắc đi nhắc lại công thức đơn giản sơ cứng đó nhiều, nhiều khi ta sẽ gọi là “phép biện chứng Hê-ghen”. – Thầy Đivoa giảng.

Tâm Sự Với Trang Lê Về Nghề Làm Nail




Tớ thấy ở các nước văn minh
các cửa hiệu làm Nail, tức là nghề trau chuốt móng tay móng chân, chẳng khác chi một phòng khám bệnh. Các cô làm Nail  đeo khẩu trang áo trắng như bác sỹ rũa móng tay tô son thật là lộng lẫy. Tiền kiếm lại nhiều, có kém chi bác sỹ đâu? Nếu là bác sỹ phải khám bệnh, những bệnh nhân khỏe mạnh còn đỡ chứ bệnh nhân lở loét thì cũng phải dờ chân dờ cẳng,

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 30



Cũng vẫn theo thông lệ, tôi không bình giảng thơ cố thi sĩ Đinh Hùng. Bài thơ “Giọt Máu Sao Trời“ tôi để dành cho các nhà bình thơ có sừng có mỏ ở Việt Nam, và anh viết gì tôi cũng chẳng nhớ, chẳng trích đọan, chỉ biết rằng tôi đọc thơ anh một hai lần và sẳn từ cái linh hồn đó còn vẩn vơ trong vũ trụ, tôi hấp dẫn lại nhờ cảm quan giác quan của mình và sáng tác ra bài: “Nửa Gối Ân Tình“

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Trần Thu Hà Diễn Ngâm Phần 29



Thật là tuyệt vời Thu Hà ngâm hai bài thơ của tôi: “ Anh Là Cơn Gío Bay Qua“ và “ Nửa Gối Ân Tình“.  Tôi nghe mà xúc động nao nao cả cõi lòng. Bài thơ thứ nhất viết về một câu chuyện tình có thực của tôi khi đó tôi còn là một chàng trai 27 tuổi có yêu một cô gái 19 tuổi và bài thơ thứ hai cảm dịch từ thơ Đinh Hùng cũng là một câu chuyện tình có thực của anh. Để tri ân Thu Hà, tôi sẽ bình giảng hai bài thơ làm món quà tinh thần để lại cho hậu thế nhân dịp năm Đinh Dậu làm kỷ niệm.

Chùm Thơ Tình Dài 231



( các bài thơ tình viết khổ dài từ 24 câu trở lên )


Trái Tim Sét Đánh
cảm hứng với Ngọc Hân

Đôi mắt nhìn chan chứa
Người ơi sao từa tựa
Cô dâu ngàn năm xưa
Ai ngờ đâu răng rứa

Chùm Thơ Tình Dài 230



( các bài thơ khổ dài từ 24 câu trở lên )

Đôi Mắt Bồ Câu
cảm hứng thơ với tấm hình của Cindy Huyen Vu

Chao ôi, đôi mắt bồ câu
Sơn thần vệ nữ bể dâu đoạn trường
Trần gian bao nỗi vấn vương
Tiếng thu nức nở cố hương xa vời

Chùm Thơ Tình Dài 229



( Các bài thơ viết khổ dài từ 24 câu trở lên )


Xúc Động Quá Đi Thôi
cảm hứng từ một tấm hình

Xúc động quá đi thôi!
Tấm hình mà rơi lệ
Lương tâm hằn thế kỷ
Bao cuộc đời tang thương

Chùm Thơ Tình Dài 228



Bao Giờ
Ngẫu hứng với thơ 8 chữ của Nguyễn Kim: Đừng Mơ

Bao giờ cùng với Nguyễn Kim
Đôi ta cưỡi hạc đi tìm Hằng Nga
Cuội già ngồi dưới gốc đa
Phùng mang trợn mắt Lu Hà là ai?