Chủ Nhật, 10 tháng 9, 2023

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 167

 

Truyện Tình Hai Họ Dương Hà

cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 6

 

“Hai đồng đạo dạt dào hoan hỉ

Cầm tay nhau thủ thỉ Châu Hà

Sinh ra muôn cõi người ta

Thẳng ngay công chính ác tà tránh xa

 

Đời con cháu vinh hoa phú quý

Cha ông mình chẳng quỵ lụy ai?

Xông pha bão tố chông gai

Vác cây thánh giá trên vai quản gì?“

 

Hà Mậu và Châu Kỳ cả hai đều theo đạo Công Giáo tức đạo Kitô thờ Chúa Giêsu bị đóng đinh trên cây gỗ hình chữ thập còn gọi là cây thánh giá. Trong Ngày Chúa Giêsu chết, vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh của người công giáo, và cũng là ngày Sabat của người Do Thái, là một ngày nghỉ mọi người thường đi nhà thờ gọi là Sinagoge chào nhau là Salom. Đầu tiên cây thập giá một cây gỗ hình dáng xù xì, khẳng khiu, vươn cao lên, xòe rộng ra, bao phủ lấy một khoảng không gian: Đó chính là Cây Thánh Giá của Chúa Giêsu Kitô.

 

Cây thập giá và cây Thánh Giá ý nghĩa khác nhau. Cây Thập giá là do lòng hận thù của con người nghĩ ra, còn cây Thánh giá là do sáng kiến cứu chuộc của tình yêu vô bờ bến của Thiên Chúa đối với loài người.

 

Cây thập giá là hai miếng gỗ sần sùi nặng nề, trần trụi, bắt chéo vào nhau như hình chữ Thập, dùng làm hình khổ rùng rợn để giết người một cách quá dã man, do người ngoại giáo độc ác bày ra để hành hạ và giết chết một cách vô cùng tàn nhẫn những ai họ cho là phạm tội ghê gớm, những kẻ nô lệ vô bất hạnh nằm trong tay họ, những ai bị kẻ cai trị đ ặt ngoài vòng pháp luật. Cây thập giá nầy đã được Chúa Giêsu, cách đây hơn 2000 năm, vác lên núi Sọ và bị đóng đinh chết vào đó.

 

Kể từ ngày Chúa Giêsu của người công giáo dang tay chịu đóng đinh chết trên cây thập giá nầy, thì cây thập giá nầy được trở thành cây Thánh Giá huy hoàng, rực rỡ quang vinh vô cùng.

Trước thì cây thập giá quá đen tối, kinh tởm, tủi nhục, mà ngày nay thì cây Thánh Giá lại quá sáng chói, là bạn đồng hành trên con đường hành hương để tới vương quốc của Chúa.

 

Trước, thì cây thập giá chỉ có mặt nơi tử địa, nơi pháp trường đổ máu, nơi có những trò đê hèn nhục nhã, mà nay thì cây Thánh Giá lại được đặt khắp nơi, được đặt nơi trang trọng nhất, được đặt trên đỉnh núi cao nhất, được đặt dưới lòng đại dương nhất, thậm chí cả trên mặt trăng, rồi sao kim sao hỏa.

Trước, thì cây thập giá bị chối từ, bị nhờm gớm, mà nay, thì Cây Thánh Giá lại được mang nơi ngực, được đeo nơi cổ, được hôn kính dấu yêu.

 

“Các giáo phái Tiên Tri, Nho, Phật

Dưới vòm trời thành thật trước sau

Đá vàng mãi chẳng phai màu

Bao điều vấn hỏi theo nhau lên đường

 

Châu Kỳ tưởng tinh thông thuốc bốc

Bắt mạch sai khó nhọc lương y

Thánh nhân quả thật diệu kỳ

Núi cao thác chảy ầm ỳ suối ca

 

Nhìn cảnh vật bao la diễm lệ

Cùng quẩy bầu tri kỷ ra đi

Rừng thông lau lách rầm rì

Cỏ thơm hoa lạ thầm thì nỉ non

 

Cành giao đầu véo von chim hót

Vượn nô đùa nhảy nhót trên cây

Dưới khe nước chảy cá đầy

Bướm ong bay lượn vui vầy râm ran

 

Hồn thư thái giang san bát ngát

Bước chân lừa tiếng hát ngân nga

Thấy người kỳ dị đậm đà

Hỏi chào đon đả họ Hà thênh thang“

 

Nàng Liễu Thơ vợ Hà Mậu gần 60 tuổi có mang là một hiện tưởng quái đản lạ kỳ. Cả hai người đàn ông đều không thể nào hiểu nổi. Châu Kỳ cũng biết y thuật mà không chẩn đoán ra được là đang mang thai phải lên núi cao hỏi thánh nhân các bậc tu tiên đắc đạo thì được cho biết là đang mang thai, chắc chắn sẽ sinh ra con gái và quả nhiên đúng như vậy. Nên Hà Mậu lại quay trở lại có ý muốn bỏ đạo công giáo để tu tiên hay theo Phật. Vừa tới lưng chừng núi lại nghe một tiếng hát của một người theo phái Nho gia.

 

“Dấu vừa qua Tam Hoàng Ngũ Đế

Đạo trời trao như thể thánh ta

Hiếu trung tạo dựng muôn nhà

Thuyền đầy chất ngất xông pha cõi đời

 

Chở bao nhiêu đạo người không khảm

Đâm mấy thằng gian dám bút tà?

Căm bầy ác đạo yêu ma

Lộng ngôn xàm xí nhân hà đảo điên”

 

Tam hoàng ngũ đế hay tam vương ngũ đế. Tam vương gồm Đại Vũ nhà Hạ, Thành Thang nhà Thương, Văn Vương nhà Chu.Ngũ đế là: Thái Hiệu, Hoàng Đế, Thần Nông, Thiếu Hiệu, Chuyên Húc hay còn có thuyết cho là: Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế, Đường Nghiêu, Ngu Thuấn. Đạo trời trao thánh ta tức là trao cho ông Khổng Tử, tên cúng cơm là Khâu hay Khưu, tự là Trọng Ni người nước Lỗ. Ông là một triết gia nổi tiếng rất đông học trò. Nhà nho như Nguyễn Đình Chiểu, Trần Tế Xương, Nguyễn Khuyến rất hâm mộ, tôn là ông tổ coi như bậc thánh nhân vĩ đại nhất. Còn Lu Hà tôi thì coi Khổng Tử là một tai nạn của nền triết học Trung Hoa ? Ai đã đã nói cái câu xanh rờn vô nhân đạo bất lương: “Quân xử thần tử, phụ xử tử vong. Thần bất tử bất trung, tử bất vong bất hiếu”có đúng là ông Khổng Tử nói ra không? Tại sao Mạnh Tử không hề phê phán hay tụi gian thầnTống nho đời sau nói bậy bạ và tự gán vào mồm cụ Khổng? Phù Tô cũng nói như vậy khi nhận chiếu giả của tụi gian thần Triệu Cao và Lý Tư bày đăt ra. Phù Tô tin là chiếu chỉ của Tần Thủy Hoàng bắt mình phải chết. Đạo của cụ Khổng lớn quá chở sao cho hết. Những ai trái lời cụ Khổng đều là bàn môn tà đạo cả. Nghe theo Khổng Tử mà biết bao nhiêu người con tài trai phải uổng phí cuộc đời, thật là bất hạnh vô vọng như Trần Tế Xương, cụ Nguyễn Khuyến biết bao nhiêu lần thi không đỗ mà quyết dùi mài kinh sử học thuộc lòng để được cái gọi là Tam nguyên yên đổ, qua ba kỳ thi Hương, Hội, Đình đều đỗ đầu cả, rồi ra làm quan chừng 10 năm thì cáo lão về hưu chán đời bất lực trước họa xâm lăng của Pháp. Có những người bán cả ruộng vườn nhà cửa, cơm niêu nước lọ lều trõng đi thi, già cóc đế rồi sắp xuống lỗ rồi mà vẫn còn ham hố cay cú muốn thi đỗ để ra làm quan, chạy theo cái bả phù hoa hư danh hão huyền. Điều đó chứng tỏ giới trí thức sĩ phu Việt Nam với cái học của Khổng Tử Nho giáo tỏ ra kém cỏi mê muội háo danh không thể bằng nền triết học khai phóng hiện sinh thực dụng phương Tây, nên mất nước là phải. Cả bên Tàu mẹ con nhà Từ Hy Thái Hậu cũng mê muội nên bị các cường quốc phương Tây và cả Nhật xâu xé.

 

“Nghe tiếng ngâm sầu miên Hà Mậu

Đã bấy lâu trần cấu lụy phiền

Trông ra ông Lý tri Niên

Cúi đầu đảnh lễ thần tiên thánh hiền

 

Thật may mắn hữu duyên tương ngộ

Mong quý nhân tương trợ anh minh

Nhân gian vò võ một mình

Thâm sơn cùng cốc chẳng kinh ngại gì

 

Lý tri Niên tức thì khuyên bảo

Chốn thạch bàn Bắc Đẩu Nam Tào

Tháng ngày dầu dãi trăng sao

Đường chim dấu thỏ xiết bao lộ trình”

 

Trần cấu có nghiã là bụi bặm, đất cát dơ bẩn, ở thế tục, trần tục.Trang Tử: “Vô vị hữu vị, hữu vị vô vị, nhi du hồ trần cấu chi ngoại” Không nói mà có nói; có nói mà không nói; dong chơi ở bên ngoài cõi tục. Chỉ phiền não trong nhà Phật. Tô Thức: “Cử túc động niệm giai trần cấu, nhi dĩ nga khuynh tác thiền luật”

 

 

 

Truyện Tình Hai Họ Dương Hà

cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 7

 

“Chẳng sợ hãi rập rình ác thú

Nhớ lời xưa tư lự trở trăn

Bấy lâu nay vẫn phàn nàn

Hỏi han cho rõ thạch bàn âm hao

 

Tìm Bắc Đẩu Nam Tào thưa chuyện

Lý tri Niên ẩn hiện thần thông

Thôi rồi ông lại mất công

Hai chòm sao sáng mênh mông Ngân Hà

 

Chùa Linh Diệu thày ta tiên trưởng

Có hai hang đàn xướng âm dương

Diêm La Bích Lạc vẫn thường

Kim đan luyện thuốc xót thương muôn loài“

 

Hà Mậu không thể hiểu nổi tại sao vợ mình lớn tuổi như vậy mà lại có mang? Bạn tri kỷ là Châu Kỳ cũng bất lực trước hiện tượng kỳ lạ này, trong khi đó đạo sĩ Lý tri Niên lại tiên đoán là sinh ra hai con gái, chứng thực qua sự hiện diện của hai vị thần Nam Tào và Bắc Đẩu nên đã ngưỡng mộ đạo tu tiên ở trên núi cao và chàng quyết lên núi tầm sư học đạo hay cũng muốn tìm hiểu về đạo này mà được quen biết biết thêm sư phụ Tứ Thất

 

 

 

Hiệu Tứ Thất thiền trai cư ngụ

Lão nhan là sư phụ của ta

Thong dong bốn bể quan hà

Non thần du ngoạn thu ba sông dài

 

Bao vạn bối trần ai nối tiếp

Lúc sai đồng đánh thiếp linh thông

Trăng sao vằng vặc mênh mông

Hào quang tinh tú dõi trông mọi nhà

 

Số tử vi bao la nhân loại

Nỗi niềm riêng ngang trái biết ngay

Xóa tan sầu muộn đêm ngày

Ung dung tự tại vui vày thiên nhiên

 

Hà Mậu ngẫm tu tiên đắc đạo

Khác thiên đàng mộng ảo xa xăm

Nhà thờ quen thói viếng thăm

Lẽ nào từ bỏ ăn nhằm gì đâu?

 

Phải tìm hiểu năm châu bốn biển

Đạo Chúa Trời dâng hiến máu xương

Phúc âm lan tỏa khắp phương

chan hòa bác ái tình thương nhân loài

 

Tự đấm ngực u hoài nhức nhối

Lỗi mọi đằng cũng bởi tại tôi

Đời người mây gió xa xôi

Phù du bèo bọt nổi trôi nẻo nào?

 

Chuyện Hà Mậu còn bao uẩn khúc

Tiếng chuông chùa thôi thúc âm vang

Bờ mê bến giác sang ngang

Con thuyền bát nhã thênh thang kém gì?

 

Ta tạm gác đường đi lối lại

Cùng Dương Từ quan ải tha phương

Ba năm cách biệt quê hương

Am mây gõ mõ giọt sương cam lồ

 

Cùng tăng đoàn hồ lô quảy gánh

Áo cà sa bình bát đó đây

Thiện Trai chúng gọi tên thầy

Râm ran khất thực vui vầy sớm hôm.

 

*Nguyên tác thơ lục bát: “Dương Từ Hà Mậu”

 

Hà Mậu có sự so sánh giữa 3 đạo: Kitô, Phật, Toàn Chân Giáo như chúng ta đã thấy trong phim kiếm hiệp của Kim Dung: Anh Hùng Xạ Điêu hay Thần Điêu Đại Hiệp. Toàn Chân Giáo là một hệ phái của đạo tu tiên thiên về võ học. Còn Dương Từ thì quyết xuống tóc đi tu vì nghĩ nhờ ơn Phật mà vợ mình cũng hơn 50 tuổi sinh ra hai đứa con trai. Truyện còn ly kỳ xin nghe các video tiếp theo do nghệ sĩ Thu Hà diễn ngâm.

 

3.2.2020 Lu Hà

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét