Chủ Nhật, 10 tháng 9, 2023

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 170

 

Truyện Tình Hai Họ Dương Hà

cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 11

 

“Thế mới biết núi tiên thoát tục

Tránh xa vòng ái dục thế gian

Trang Sinh chi quản bần hàn

Thanh cao Lý Nhĩ mai ngàn đào bay

 

Chẳng ham hố đọa đày thân xác

Chốn quan trường kiếm chác phù hoa

Dùi mài kinh sử mù lòa

Tầm chương trích cú điêu ngoa lọc lừa

 

Giữa sòng đời mạt cưa mướp đắng

Phường bán buôn đen trắng ba gai

Chiến tranh giành giật đất đai

Tống nho thủ cựu bi ai hãi hùng“

 

 Ông tổ của Đạo Giáo chính là Lão Tử tức Lý Nhĩ, nhưng cách trình bày học thuyết về Đạo của Lão Tử quá cao siêu trìu tượng nên người đời không mấy ai hiểu được, mãi sau này Trang Tử mới cụ thể hóa ra rất nhiều. Trang Tử có tên là Mông Lại, Mông Trang hay Mông Tẩu, là một triết gia và tác gia Đạo giáo. Tên thật của ông là Trang Chu và tác phẩm của ông về sau đều được gọi là sách Trang Tử.

 

Ông sống vào thời Chiến Quốc, thời kỳ đỉnh cao của các tư tưởng triết học Trung Hoa với Bách Gia Chư Tử. Trang Tử là tác giả bộ Nam Hoa kinh gồm hơn mười vạn câu (thập dư vạn ngôn) để châm biếm cái học của Khổng Tử và xiển minh học thuật của Lão Tử. Miêu tả tính chất thoát tục của Trang, Tư Mã Thiên có viết:

- Uy vương nước Sở nghe nói Trang Chu là bậc hiền tài bèn sai sứ đem vàng lụa đến mời đón hứa cho làm tướng. Trang Chu cười nói với sứ giả rằng:

 

- "Nghìn vàng là lợi to, khanh tướng là ngôi quý đấy. Nhưng ông không thấy con bò lúc tế giao hay sao? Nó được ăn mấy năm, được mặc đồ vóc thêu để đưa vào nhà thái miếu. Lúc bấy giờ, muốn làm con lợn nhỏ có được không ? Ông đi ngay cho, đừng làm bẩn đến ta. Ta chỉ chơi đùa trong nơi ngòi vũng để tự vui, không để cho kẻ có nước trói buộc, trọn đời không ra làm quan để thoả chí ta."

Chí khí của bậc hiền triết Trang Tử cũng giống như căn bản nền tảng tư tưởng Đạo gia là ẩn dật mà khoáng đạt, quay trở về cuộc sống hòa hợp với tự nhiên, không muốn tham dự vào tranh quyền đoạt lợi, xa lánh những hệ lụy cuộc đời. Gần như đối lập với đạo Khổng mang bản thể trần tục, ưa thực tế, trọng thực nghiệm và đặc biệt tôn trọng chủ nghĩa nhân văn, Trang Tử kế tiếp truyền thống tư tưởng của Lão Tử, phát triển thành một hệ phái mà sau này người ta thường gọi một cách vắn tắt là Lão-Trang.

 

Khác với Lão Tử cuối cùng vì chán ngán xã hội Trung Hoa đương thời đã vượt cửa ải Hàm Cốc, mất tích về phương Tây; với Trang Tử, người đời thường nhắc đến "Trang Chu mộng hồ điệp" như một huyền thoại.

 

Tương truyền rằng, khi Trang Tử đến ở ẩn nơi chân núi Nam Hoa, ông đem hết tinh hoa của Đạo giáo của Lão Tử viết thành bộ sách, lấy tên núi Nam Hoa mà đặt, gọi là Nam Hoa kinh, đời sau người ta gọi là "sách Trang Tử".

 

“Vua ra lệnh tôi trung phải chết

Bạo Tần kia tự diệt giống nòi?

Cha con hạt muối mặn mòi

Tình thâm cốt nhục sáng soi biển trời

 

Chữ nhân nghĩa tả tơi sóng gió

Lễ trí tin chao đảo thế thời

Trúc Lâm sao nỡ chán đời

Lan Đình thì lại ăn chơi đêm ngày“

 

Tần Thủy Hoàng là một bạo chúa, đốt sách chôn học trò những lời dạy của Lão Trang và Khổng Mạnh bỏ qua, nhưng lại đề cao Tống Nho. Cái gọi là “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung. Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu“ do chính mồm con trai cả của ông ta, tức thái tử Phù Tô nói ra theo tôi là của Tống Nho chứ không phải Khổng Tử nói như vậy. Cha con Tần Thủy Hoàng thực hành pháp trị độc tài độc đoán vô nhân đạo của học thuyết Pháp Gia của Hàn Phi Tử và Thương Ưởng. Trúc Lâm là 7 vị thất hiền theo phái Đạo Gia ở ẩn lánh xa thế tục bon chen. Nhà Chu có một thời gian dài khá hưng thịnh vượng, đến Khổng Tử cũng phải biên soạn ghi chép lại thành kinh sách để truyền dạy, nhưng cuối thời nhà Chu sinh ra đổ đốn. Triều đình nhà Chu không bao giờ lấy lại quyền lực, không còn duy trì được 6 đội quân quyền lực. Chúng ta cũng thường nghe chuyện tức cười về cái gọi là hỏa phong đài đốt lên để gọi quân 6 nước chư hầu đến để chiều lòng nàng Bao Tự vì vua muốn thấy Bao Tự cười. Khi quân đến cứu viện thì lại thấy chả có biến loạn gì. Sau này bị các rợ quân kéo đến đánh phá kinh thành nhà Chu. Hỏa phong đài đốt lên mọi người tưởng là trò vui, nên không ai thèm đến nữa. Nhà Chu chỉ có danh hiệu thiên tử nhưng chỉ là bù nhìn, thoi thóp tồn tại nhờ các nước chư hầu mạnh gần kề như Tần, Trịnh và Tấn bảo kê.

 

Lan đình tên cái đình trên bến Lan Chữ, huyện Thiệu Hương tỉnh Triết Giang. Nhà thơ Vương Hi Chi cùng một số bạn hữu tụ họp ở đây để vui chơi, ông có để lại tác phẩm Lan Đình Tập Tự nổi tiếng, chữ viết đẹp đời sau truyền lại là Thiếp Lan Đình.

 

“Dương Từ nghe buồn thay vận hạn

Ngồi lo âu ngao ngán hát ru

Tự mình xuống tóc đi tu

Lẽ nào bế tắc công phu lỡ làng?

 

Trời vừa sáng nhẹ nhàng sửa soạn

Chào bậc thày dày dạn đường tu

Ghi lòng tạc dạ vân du

Hỏi ngay húy tự xuân thu với đời

 

Ý truyền tụng cho muôn nơi biết

Đạo sĩ cười khẩu thiệt tâm thành

Người đời quen thói háo danh

Non xanh nước biếc cũng đành phôi phai

 

Cõi trần ải khứ lai dằng dặc

Linh Diệu đây xào xạc chim muông

Bách hoa tùng cúc hư không

Ba ngàn thế giới mênh mông chủng loài

 

Dương Từ vội ghé vai quẩy gánh

Chẳng dùng dằng để tránh khen chê

Trải qua mấy dặm sơn khê

Trách chi đạo sĩ luận về Phật gia

 

Chả mấy chốc Kim Ba suối mát

Mới dừng chân ngào ngạt bướm hoa

Xem ra phong cảnh thái hòa

Lão ông ngồi tắm nhạt nhòa nắng trưa

 

Vang khắp rừng say xưa tiếng hát:

“Nước trong veo bụi cát hết rồi

Phù du bèo bọt nổi trôi

Cảm ơn trời đất xa xôi khách trần!

 

Gió xuân qua tấm thân trong sạch

Ai dám cười đành hạch khinh khi

Ngược xuôi nào dám so bì

Hanh thông đạo hạnh thị phi lạt mùi

 

Thương cho kẻ ngậm ngùi năm tháng

Kiếp tha phương cay đắng làm sao

Công phu ngọn sóng ba đào

Tuổi già cửa đạo đi vào còn xa“

Cả đoạn thơ dài này, tác giả mượn lời từ cửa miệng đạo sĩ và ông lão có ý bóng bẩy chê bai Đạo Phật mà đề cao Đạo Giáo tu tiên thoát tục không cần tiền của cúng rường của thiên hạ, xây chùa to có ý chỉ để câu khách bòn rút tiền bạc của những con đèn và dân lành mộ đạo mà thôi. Nhất là cái trò cúng sao giải nạn, oan gia trái chủ phải chăng là một thủ đoạn lừa bịp của nhà chùa?

 

5.2.2020 Lu Hà

 

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét