Chủ Nhật, 10 tháng 9, 2023

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 165

 

Truyện Tình Hai Họ Dương Hà

cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 3

 

Cứ mặc nhiên lẽ trời lân lý

Sách sưu tầm sử ký viết ra

Phu nhân mơ thấy trăng ngà

Sinh con Tôn Sách cha là Tôn Kiên

 

Vợ Tôn Kiên là Ngô phu nhân là con nhà nho giáo chiêm bao thấy mặt trăng sa vào lòng mình mà có thai sinh ra Tôn Sách. Câu thơ ý nói sinh ra quý tử cũng giống như vợ chồng Hà Mậu và Liễu Thơ sinh ra hai đứa con gái trong cùng một ngày.

 

“Hai ngọc nữ làm nên cơ nghiệp

Vợ chồng ngươi số kiếp vinh hoa

Đền ơn mưa móc thái hòa

Nói rồi cưỡi hạc nhạt nhòa trăng sao

 

Âý Bắc Đẩu Nam Tào giáng thế

Mậu sững sờ giọt lệ tuôn trào

Vợ đau bệnh lại lẽ nào?

Hai ông giữ sổ thiên tào cho hay

 

Chuyện sinh tử trong tay hai lão

Lý tri Niên khuyên bảo về ngay

Nóng lòng chi quản đêm ngày

Xung quanh hàng xóm tỏ bày tin vui“

 

Nam Tào và Bắc Đẩu là hai vị thần luôn đứng cạnh Ngọc Hoàng trên thiên đình, giữ sổ sách ghi chép những việc sinh tử, đầu thai của người trần.

 

Nam Tào Bắc Đẩu vốn là người trần, là hai anh em song sinh. Bà mẹ của họ già nua mới bắt đầu có thai, có giẫm phải vết chân lạ hay uống nước sọ dừa không thì không thấy nói, cơ mà bà mang thai cũng lâu, đến 69 tháng mới sinh ra hai cục thịt dính máu, không đầu, không có tay chân. Bà tính vứt đi, nhưng rồi thương, lại đem cất ở xó nhà. Một trăm ngày sau tự nhiên hai cục thịt hóa ra hai chàng trai mạnh khỏe hết sức thông minh, trí nhớ phi thường, có thể nhớ đủ chuyện nhặt nhạnh xảy ra khắp nơi. Ngọc Hoàng thấy vậy mới tuyển hai người làm thần, để ghi những việc sống chết của loài người.

 

Nam Tào ghi sổ sinh đứng bên trái, Bắc Đẩu ghi sổ tử đứng bên phải Ngọc Hoàng. Họ ghi lại thiên mệnh của mỗi người từ lúc sinh đến lúc chết, quy định số nghèo sang, lành dữ, sau khi chết phải đầu thai kiếp gì, họ cũng ghi chép cả số kiếp đầu thai các loài vật.

 

“Bầu vú căng thơm mùi hơi sữa

Da ngọc ngà một lứa sinh đôi

Mậu càng xao xuyến bồi hồi

Cội già nảy lộc đâm trồi nở hoa

 

Hai vợ chồng thuận hòa tuổi hạc

Hơn sáu mươi xào xạc yến oanh

Hồng ân thiên Chúa tác thành

Vác cây thánh giá cao xanh nhiệm màu

 

Thế mới biết trước sau cầu nguyện

Tiếng dương cầm chẳng thẹn lòng son

Phúc âm chan chứa mỏi mòn

Trần gian bác ái tôi con phận người“

 

Phúc âm là thánh kinh dùng trong đạo công giáo gồm hai phần cựu ước và tân ước. Nhưng người Do Thái không chấp nhận Chúa Giesu (Jesus) là vị vua tinh thần của dân tộc mình mà chỉ coi Ngài như là một vị tiên tri bình thường, nên không dùng tân ước. Sách cựu ước tương đối giống với kinh Thora của đạo Do Thai là một đạo cổ xưa nhất của loài người.

 

”Giờ kể đến một nơi xa cách

Chốn Nam Khang Trà Thạch quê nhà

Họ Dương họ Đỗ sui gia

Đã năm mươi mấy tuổi già không con

 

Bao đền miếu cung son thờ cúng

Đi lễ chùa miệng tụng Di Đà

Ba ngôi tam bảo thiết tha

Cúng rường làm phúc gần xa mọi miền

 

Bỗng phút đâu vợ hiền có chửa

Đã sinh ra hai đứa một lần

Tổ tiên phúc báo gót lân

Giàu sang phú quý thanh bần xá chi“

 

Cùng hoàn cảnh tuổi già không con như vợ chồng Hà Mậu, thì ở miền Nam Khang Trà thạch có vợ chồng Dương Từ bỗng nhiên sinh ra hai đứa con trai. Ba ngôi tam bảo là Phật-Pháp- Tăng. Gót lân nghĩa là gót con kỳ lân do chữ “lân chi chỉ“. Trong kinh thi có chép về con cháu vua Văn Vương đều được giáo hóa tốt.

 

“Theo lão bạng tu trì nhân đức

Tấm lòng thiền thao thức bấy lâu

Cho nên Đỗ thị mang bầu

Đáo đầu thiện ác nhớ câu làm nền

 

Chung hữu báo hoàng thiên biết rõ

Phật Quán Âm bày tỏ từ bi

Chúng sanh cứu khổ nam nhi

Tai qua nạn khỏi sân si buông rời.“

 

Lão bạng nghĩa là loài trai già sinh ra ngọc quý. Thiện ác đáo đầu từ câu:“ Thiện ác đáo đầu chung hữu báo“, nghĩa là ở lành hay ở ác cuối cùng rốt cuộc đều có báo ứng cả. Phật, Bồ tát lấy từ tâm cứu giúp chúng sinh đươc sung sướng, lấy từ bi giúp chúng sinh tránh khỏi khổ não muộn phiền.

 

 

Truyện Tình Hai Họ Dương Hà

cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 4

 

“Dương Từ quyết cách rời nhân thế

Chốn thiền môn chăm chỉ phụng thờ

Hai con lẫm chẫm ngây thơ

Hiền thê nuôi dạy đợi chờ tương lai“

 

Dương Từ lúc đầu chỉ là một phật tử bình thường nhưng một thời gian dài tu nhân tích đức ăn ở hiền lành, buôn bán công bằng thích làm công quả cúng rường ba ngôi tam bảo. Vợ Từ và mẹ chăm chỉ đi lễ chùa cầu cho được sinh con nối giõi mãi cho tới khi gần 60 tuổi vợ bỗng mang thai. Từ đinh ninh tiếng kêu van cầu nguyện hương khói nhang đèn đã thấu đến tai Phật nên mới quyết định xuống tóc đi tu đê đền ơn Phật.

 

“Tấm lòng thành hương đài Phật Tổ

Vòng lợi danh giàu có hư hao

Hoàng lương một giấc chiêm bao

Phù du chìm nổi ước ao chẳng màng“

 

Hoàng lương là hạt kê vàng. Tích xưa kể rằng: Lư Sinh một đêm ở Hàm Đan vào một quán trọ, có vị đạo sĩ cho mượn cái gối để nằm. Chàng chiêm bao thấy mình đỗ tiến sĩ rồi vợ đẹp con khôn. Lúc tỉnh dậy mới biết đó chỉ là một giấc mộng. Trong khi đó ông chủ quán nấu nồi nồi cháo kê chưa chín. Nghĩa bóng công danh phú quý tiền tài chỉ là giấc mộng hão huyền, có đấy rồi cũng biến mất nếu tâm đức mình quá kém không xứng đáng được hưởng, trời cho rồi trời lại lấy đi mất thôi.

 

“Chuỗi tràng hạt thênh thang mây gió

Miền trà mi cây cỏ bạn cùng

Phải đâu ruồng rẫy lạnh lùng

Bạc vàng để lại đủ dùng nuôi con

 

Nàng Đỗ thị héo hon buồn bã

Dương Từ ơi! chàng đã ra đi

Xa xôi rặng liễu rầm rì

Con thơ ba tuổi thầm thì gọi cha

 

Cõi trần ải sa bà đoạn tuyệt

Lập am mây tận diệt khổ đau

Núi cao rừng tía trước sau

Nam mô tụng niệm dãi dầu nắng mưa

 

Thày Thiện Trai say xưa thiền định

Hết Dương Từ súng sính cà sa

Pháp danh đạo hiệu bay xa

Như Lai đường lối sát na tỏ tường“

 

Dương Từ vốn dĩ là một tiểu thương nên của nả kiếm được cũng khá. Chàng quyết định để lại hết cả cho vợ nuôi con rồi tự mình lên núi lập am đi tu theo lối kiết già nhịn ăn kham khổ hít thở khí trời uống nước suối dưỡng sinh là chính. Của nả dù có như núi ăn mãi rồi cũng lở hết, bỏ mặc vợ con tự xoay xở lấy. Đỗ thị là người đàn bà chất phác lại không biết cho vay nặng lãi để sinh lời.

 

“Chỉ một niệm cành dương đã nắm

Giọt cam lồ biết lắm điều hay

Sớm khuya gõ mõ chuyên tay

Kim Cang thấm đất tháng ngày mưa rơi“

 

Như Lai là một trong mười danh hiệu của Phật. Kinh Kim Cang nói: “ Phật vốn không đâu lạị (vô sở tùng lai) mà cũng không đi đâu (diệc vô sở khứ)

 

“Thói thị phi miệng người giữa chợ

Máy hành tàng chăng chớ lưỡng nan

Chê bai xúi bẩy luận bàn

Đai cơm bầu nước thanh bần còn hơn“

 

Hành là làm, tàng là dùng nghĩa là cất dấu có ghi trong sách luận ngữ “dụng chi tắc thành, xả chi tắc tàng” nghĩa là dùng thì đem ra làm, bỏ thì đem đi cất dấu. Cả đoạn văn muốn nói về lẽ xuất xử, tiến thoái lưỡng nan ở đời. Máy hành tàng chỉ động lực chi phối mọi hành vi sự viếc sảy ra ở cuộc đời này.

 

“Thế là hết giận hờn bi oán

Kiếp con người hoạn nạn tang thương

Sòng đời giành giật bất lương

Hơn thua đấu đá chán chường thế gian“

 

Cả bốn câu ý nói trời sao lại chịu để người chê bai, những đấu đá giành giật bất lương phải đến chỗ chung cuộc sau khi đã nhắm mắt xuôi tay về thế giới bên kia tất cả chỉ là hai bàn tay trắng mình trần thân trụi xác thối rữa ra thật là công bằng.

 

“Phù Đồ Sa hương ngàn gió thổi

Ánh hào quang nguồn cội phát ra

Chim muông cầm thú gần xa

Quây quần bầu bạn trăng ngà thảnh thơi“

 

Phù đồ là tòa tu hành của Phật; là nơi thiện nam tín nữ đến nghe giảng đạo pháp kinh.

 

Bầy vượn cũng bật cười khanh khách

Thày Thiện Trai đạo hạnh thâm sâu

Chẳng hay xuất xứ từ đâu ?

Biết không không biết nhiệm mầu tánh không.

 

*Nguyên tác thơ lục bát: “Dương Từ Hà Mậu”

 

Dương Từ đã trở thành một tỳ kheo, sau đó lên thượng tọa pháp danh gọi là thày Thiện Trai. Mong các bạn nhớ cho đừng gọi là ông thương lái Dương Từ nữa mà nên gọi là thày Thiện Trai nhé.

 

2.2.2020 Lu Hà

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét