Truyện Tình Hai Họ Dương Hà
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 10
“ Nghĩa quân thần tình thâm phụ tử
Đạo gia đình phu phụ quỳnh tương
Tào khang lễ giáo cương thường
Kính trên nhường dưới bốn phương thái hòa“
Nghĩa quân thần ý nói tình vua tôi chan hòa như tình cha con. Quân chủ đứng đầu một nước phải bao dung khoan hòa đối xử với các quan viên lớn nhỏ và thương dân như thương con đỏ thì đất nước mới cường thịnh hùng mạnh.
Vợ chồng ăn ở với nhau như bát nước đầy cùng uống chung chén rượu quỳnh tương. Gọi là nư ớc ngọc quỳnh, chỉ rượu quý: ”Nhất âm quỳnh tương bách cảm sinh“
Đoạn trường tân thanh cũng có câu:
“ Chén hà sánh giọng quỳnh tương,
Giải là hương lộn bình gương bóng lồng
Ca dao Việt Nam thì:
"Dây tơ hồng chưa xe đã mắc
Rượu quỳnh tương chưa nhắp đã say”
“Xe chở đạo nhạt nhòa cát bụi
Biết bao đời nhóm củi đốt lò
Chỉ mong bá tánh ấm no
Kinh thư soạn thảo rằng co thế thời
Khổng phu Tử trọn đời hành lễ
Các chư hầu chẳng kể ra gì?
Nghĩa nhân trí tín cách chi
Nấm mồ hoang dại rầm rì ngàn thu”
Xe đạo đây ý muốn nói đến đạo Nho, nhưng theo thiển ý của tôi Nho không phải là một đạo vì không hề có các thủ tục nghi lễ trước đám đông. Đây chỉ là một hệ thống suy nghĩ tản mạt của ông Khổng Tử khi giảo giảng các sách ông biên soạn từ phong tục lễ giáo văn hóa đời vua nhà Chu, mà ông cho là một triều đại mẫu mực nhất, có tính chủ quan phiến diện. Vì người đương thời và khoảng 2 nghìn năm sau không có ai giỏi biện luận hơn ông mà tôn ông lên hàng thánh kể cả cụ Nguyễn Đình Chiểu cũng rất sùng bái Khổng Tử. Lập luận của ông tuy có tính triết học nhưng hoàn toàn không phải là một hệ thống triết học có tính cơ bản lô gich.
Thời đó không vua nước chư hầu nào kể cả thiên tử nhà Chu cũng không trọng dụng ông. Lão tử còn được bà thái hậu nhà Chu rất kính nể, mời ông ra cai quản cả một thư viện sách lớn của nhà Chu, còn Khổng Tử thì không. Các triều đại sau họ thấy lối nói lối suy nghĩ của Khổng Tử rất có lợi để mị dân, củng cố cho quyền lực độc tài nên họ bắt giới trí thức phải học tập Khổng Tử thậm chí cứ nói đến học chữ Nho là phải đọc các sách của Khổng Tử loanh quanh cũng chỉ là tứ thư ngũ kinh thật là nghèo nàn mà bắt phải học thuộc lòng như con vẹt.
“Dấu xe hành đạo rạch trong trần“ Như ý cụ Nguyễn Đình Chiểu đã viết trong truyện thơ lục bát chỉ việc ông Khổng Tử đi chu du khắp các nước để quảng bá rao bán mặt hàng tinh thần của mình ông cho là thực hành đạo về cái gọi là trị quốc an dân, tu thân tề gia bình thiên hạ nhưng tiếc thay không ai mua không ai cần đến cái mớ lý luận đó. trong sách luận ngữ cũng có chép cả lời than phụng:
-“ Chim phụng không đến, sông Hoàng Hà không xuất hiện Hà Đồ, đời ta hết rồi chăng?“
Rồi luận ngữ cũng chép cả tiếng khóc lân: “Từ câu thán phụng khấp lân“
Chuyện kể, khi Khổng Tử soạn kinh Xuân Thu thì có người bắt được con kỳ lân què. Thì Khổng Tử than rằng: “Đạo ta cùng rồi“ và gác bút không soạn tiếp nữa. Theo tôi là ông Khổng Tử đã tự biết thân biết phận mình đấy, những suy tư của ông chỉ là một hệ thống lý luận què cụt nham nhở thiếu tính lô gich liên kết biện chứng giống như con kỳ lân què vậy. Kỳ lân tuy là giống thú quý hiếm nhưng nó bị tàng tật rồi.
”Thơ rồi cầm vi vu gió thổi
Tuồng như mừng bạn tới thăm nhà
Tử Kỳ hội ngộ Bá Nha
Ngón đàn lưu thủy may mà còn đây
Dương Từ gõ cửa thầy đạo sĩ
Lỡ độ đường xin nghỉ một đêm
Đạo nhân thong thả cuốn rèm
Phong tư đạo mạo bên thềm trăng soi“
Bên Tàu có tình bạn tri âm Bá Nha và Chung Tử Kỳ, bên Việt Nam cũng có tích truyện Lưu Bình và Dương Lễ. Vị đạo sĩ đó rất thân mật với nhà sư Dương Từ của chúng ta.
“Tệ xá chẳng hẹp hòi đón khách
Cảnh xơ xài thanh bạch bấy lâu
Lều tranh giường đá gối đầu
Chiếu mây nệm cỏ đĩa dầu hắt heo
Cơm khoai bắp trong veo suối nước
Cõi tiên bồng thao thức trần gian
Lánh xa thế tục lường gàn
Muối dưa đạm bạc an nhàn thảnh thơi
Không tượng Phật, không người thăm viếng
Nhang khói không, tắt tiếng cầu kinh
Thuận theo vũ trụ hành tinh
Khí trời hít thở thân hình dẻo dai“
Nhà sư Dương Từ đã gặp một đạo sĩ thực hành tu tiên trên núi cao. Không biết rõ Đạo giáo khởi phát khi nào? Chỉ thấy được là tôn giáo này hình thành qua một quá trình lâu dài, nhiều trào lưu thượng cổ khác. Đạo giáo phổ biến từ thời Nhà Chu . Thuộc về những tư tưởng này là vũ trụ luận về thiên địa, ngũ hành, thuyết về năng lượng, chân khí, thuyết âm dương và Kinh Dịch. Ngoài chúng ra, những truyền thống tu luyện thân tâm như điều hoà hơi thở, Thái cực quyền, Khí công, Thiền định, thiết tưởng linh ảnh, thuật luyện kim và những huyền thuật cũng được hấp thụ với mục đích đạt trường sinh bất tử.
Đạo qua sự khởi xướng của Lão Tử là một khái niệm trừu tượng chỉ cái tự nhiên, cái có sẵn một cách tự nhiên: "Người ta bắt chước Đất, Đất bắt chước Trời, Trời bắt chước Đạo, Đạo bắt chước Tự nhiên". Nó là nguồn gốc của vạn vật, Đức là biểu hiện cụ thể của Đạo trong từng sự vật. Đạo sinh ra vạn vật, nhưng làm cho vật nào hình thành ra vật ấy và tồn tại được trong vũ trụ là do Đức. Nếu Đạo là cái tĩnh vô hình thì Đức là cái động hữu hình của Đạo. Nếu Đạo là bản chất của vũ trụ thì Đức là sự cấu tạo và tồn tại của vũ trụ
Sự sinh hóa từ Đạo ra Đức, từ Đức trở về Đạo ở Lão Tử thấm nhuần sâu sắc tinh thần biện chứng âm dương. Được chi phối bởi luật quân bình âm dương, vạn vật tồn tại theo lẽ tự nhiên một cách rất hợp lý, công bằng, và do vậy mà mầu nhiệm. Hợp lý, vì theo Lão Tử, lẽ tự nhiên giống như việc giương cung, cao thì ghìm xuống, thấp thì nâng lên. Công bằng, vì nó luôn bớt chỗ thừa mà bù vào chỗ thiếu. Chu đáo, vì nó như cái lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó lọt. Bởi vậy mà nó mầu nhiệm tới mức không cần tranh mà chiến thẳng, không cần nói mà ứng nghiệm. Mọi sự bất cập hay thái quá đều trái với lẽ tự nhiên, và do vậy sẽ tự điều chỉnh theo luật âm dương chuyển hóa: "vật hễ bớt thì nó thêm, thêm thì nó bớt".
Từ đây, Lão Tử suy ra triết lý sống tối ưu là muốn làm việc gì, phải đi từ điểm đối lập, phải vô vi (không làm). Vô vi không có nghĩa là hoàn toàn không làm gì, mà là hòa nhập với tự nhiên, đừng làm gì thái quá. Vì làm thái quá thì theo luật âm dương "vật cực tắc phản", kết quả thu được còn tệ hại hơn là hoàn toàn không làm gì. Triết lý vô vi áp dụng vào đời sống cá nhân là "chỉ vì không tranh nên thiên hạ không ai tranh nổi với mình". Áp dụng vào đời sống xã hội, Lão Tử không tán thành lối cai trị cưỡng chế, áp đặt đương thời, ông nói muốn dân yên ổn thì cai trị một nước phải "giống như kho một nồi cá nhỏ": cá nhỏ nên để yên, không cạo vẩy, không cắt bỏ ruột, khi kho không quấy đảo – cạo, cắt, khuấy đảo chỉ tổ làm cho cá nát. Đạo chẳng phải cái gì khác ngoài sự phạm trù hóa triết lý tôn trọng tự nhiên; còn Đức chính là sự phạm trù hóa luật âm dương biến đổi. Khổng thì "nhập thế", "hữu vi", còn Lão thì "xuất thế", "vô vi". Hegel từng nhận xét rằng tư tưởng của đạo Khổng thì nghèo nàn, còn Lão Tử mới xứng đáng là người đại diện cho tinh thần phương Đông cổ đại.
Trong khi đạo của Khổng Tử hết sức thực tế vẫn không được dùng thì dễ hiểu là triết lý của Lão Tử càng không thể được sử dụng. Lão Tử phàn nàn: "Lời nói của ta rất dễ hiểu, rất dễ làm, thế mà thiên hạ không ai hiểu, không ai làm".
Mãi về sau đến Trang Tử học thuyết của Lão Tử mới lại được chú ý.
Trong lĩnh vực nhận thức, phát triển tư tưởng biện chứng của Lão Tử, Trang Tử đã tuyệt đối hóa sự vận động, xóa nhòa mọi ranh giới giữa con người với thiên nhiên, giữa phải và trái, giữa tồn tại và hư vô, đẩy phép biện chứng tới mức cực đoan thành một thứ tương đối luận.
Trong lĩnh vực xã hội, nếu như Lão Tử chỉ dừng ở mức không tán thành cách cai trị hữu vi, thì Trang Tử căm ghét kẻ thống trị đến cực độ; ông không chỉ bất hợp tác với họ mà còn nguyền rủa, châm biếm họ là bọn đại đạo, kẻ trộm lớn).
Nhưng Trang Tử đẩy phép vô vi với chủ trương sống hòa mình với tự nhiên của Lão Tử tới mức cực đoan thành chủ yếm thoát thế tục, trở về xã hội nguyên thủy: "Núi không đường đi, đầm không cầu thuyền, muôn vật sống chung, làng xóm liên tiếp cùng ở với cầm thú".
Đạo giáo thờ "Đạo" và tôn Lão Tử làm giáo chủ, gọi là "Thái Thượng Lão Quân", coi ông là hóa thân của "Đạo" giáng sinh xuống cõi trần. Nếu mục đích của việc tu theo Phật giáo là thoát khổ thì mục đích của việc tu theo Đạo giáo là sống lâu. Đạo giáo có hai phái: Đạo giáo phù thủy dùng các pháp thuật trừ tà trị bệnh, chủ yếu giúp cho dân thường khỏe mạnh; Đạo giáo thần tiên dạy tu luyện, luyện đan, dành cho các quý tộc cầu trường sinh bất tử. Kinh điển của Đạo giáo gọi là Đạo tạng kinh; ngoài sách về nghi lễ, giáo lý, Đạo tạng còn bao gồm cả các sách thuốc, dưỡng sinh bói toán, tướng số, coi đất, thơ văn, bút ký… tổng cộng lên đến trên 50 vạn quyển.
Đạo giáo thần tiên hướng tới việc tu luyện thành thần tiên trường sinh bất tử. Tu tiên có hai cách: nội tu và ngoại dưỡng. Ngoại dưỡng là dùng thuốc trường sinh, gọi là kim đan (hay linh đan, thu được trong lò bằng cách luyện từ một số khoáng chất như thần sa, hùng hoàng, từ thạch, vàng). Nội tu là rèn luyện thân thể, dùng các phép tịch cốc (nhịn ăn), dưỡng sinh, khí công… lấy thân mình làm lò luyện, luyện tinh thành khí, luyện khí thành thần, luyện thần trở về hư vô (Đạo). Con người cũng như vạn vật là từ "Đạo" mà sinh ra; cho nên tu luyện là trở về với "Đạo".
Theo tôi Đạo của Lão Tử thật là vi diệu, ngày nay rất hợp với nguyên lý tự nhiên và kiểm chứng qua khoa học. Nhưng hiểu được phải có một trí tuệ sung mãn, nhưng tiếc thay giới trí thức Phương Đông không học theo cái phần định tâm dưỡng tính của Đạo tuân theo quy luật tự nhiên mà lại thiên về phần trừ ma diệt quỷ phù phép phù thủy mà cho là mê tín dị đoan nên coi thường Lão Tử mà đề cao Khổng Tử. Theo tôi Lão Tử đáng là bậc thày cùa Khổng Tử.
“Sống trăm tuổi dằng dai thế kỷ
Hạ di hai cõi tỵ hiềm chi ?
Công lao Lão tử tiên tri
Thánh nhân chi khác đền nghì phiếu mai ?
Từ đáp lại thiền trai Phật Pháp
Sắc sắc không, lão nạp vô vi
Kém chi mở lượng từ bi
Chúng sinh khổ nạn tu mi cứu đời
Đạo sĩ bỗng bật cười thành tiếng
Rằng linh nghiêm bởi miệng thế gian
Man di Tây vực bần hàn
Hoang vu Tây Tạng gian nan hiểm nghèo
Lão Trang đó cheo leo rừng núi
Giữa Trung nguyên thui thủi Phật Đà
Mấy ai biết đến Thích Ca
Dương kia Mặc nọ Hàn sa bến nào?
Thuyền từ cũng lao đao kình ngạc
Vượt bờ mê bến giác xa xăm
Cúng rường bao kẻ viếng thăm
Oan gia trái chủ tiếng tăm bạc tiền.
*Nguyên tác thơ lục bát: “Dương Từ Hà Mậu”
Cõi Hạ và cõi Di? Ngày xưa người Tàu gọi nước họ là Hạ ( Hoa Hạ) tự coi mình là Trung Hoa, văn hiến văn minh, cái rốn của vũ trụ, trung tâm của thế giớ. Còn ngạo mạn khinh bỉ gọi các nước láng giềng lân bang là Di. Nghĩa là man ri mọi rợ ăn uống bẩn thỉu. Đời nhà Đường có ông Đường Tam Tạng sang Tây Trúc thỉnh kinh được nhà văn Ngô Thừa Ân tiểu tuyết hóa thành tập truyện Tây Du Ký hay hấp dẫn tuyệt vời thế nhưng vẫn có một vị quan nổi tiếng thanh liêm lại chống đạo Phật đề cao Nho. Có tích Phật biểu họ Hàn tức bài “ Phật Cốt Biểu“ của Hàn Dũ. Vua Hiến Tông nhà Đường say mê đạo Phật cho rước xương Phật vào cung cấm. Hàn Dũ tức Hàn Xương Lê dâng biểu căn ngăn phản đối nhưng vua không nghe và đày ông ra làm thứ sử đất Triều Châu. Tôi nghĩ không phải là xương Phật bình thường mà là xá lợi Phật chỉ có các vị Phật hay cao tăng đắc đạo sau khi chết đi hỏa táng sẽ tìm thấy những viên ngọc sáng lấp lánh là kết quả của một quá trình tu tập tinh tấn thiền định mới kết tinh kết tủa tạo thành.
Nghe nói mới đây ở Việt Nam có một ông sư tên là Thích Trí Quang sau khi chết đi,
ông được hỏa táng với lò thiêu 3000 độ đáng lý ra xương cốt ông thành tro bụi cả. Nếu ông
là chân tu đắc đạo thì phải có ngọc xá lợi trong đám tro bụi ấy, nhưng thê thảm thay còn nguyên
si cả cái đầu lâu và họ mang luôn cả cái đầu lâu đó vào chùa cúng bái thật là ghê rợn
rùng mình.
Họ Dương tức Dương Chu người nước Vệ chủ trương thuyết Vị Ngã (vì mình). Họ Mặc tức Mặc Định người nước Lỗ chủ trương thuyết Kiêm Ái ( yêu mọi người như nhau). Họ Hàn tức Hàn Phi Tử người nước Hàn chủ trương thuyết Pháp Trị rất tàn bạo được Tần Thủy Hoàng tận dụng. Hàn Phi Tử là học trò của Tuân Tử với thuyết Nhân Chi Sơ Tính Bổn Ác trái ngược với thuyết Nhân Chi Sơ Tính Bổn Thiện của Mạnh Tử. Mạnh Tử nói một câu nổi tiếng: “ Dân là nước, vua là thuyền, nước đưa thuyền lên cao và cũng chính nước có thể làm lật thuyền“
4.2.2020 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét