Chủ Nhật, 10 tháng 9, 2023

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 166

 

Truyện Tình Hai Họ Dương Hà

cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 5

 

“Giờ kể đến vợ chồng Hà Mậu

Amen! cầu nguyện thấu lòng ai?

Dồi dào phúc lộc khứ lai

Năm đời mộ đạo phôi phai tháng ngày“

 

Amen có nguồn gốc từ Do Thái có nghĩa là: Đúng như thế; thật vậy là một lời tuyên bố xác nhậN, thường thấy trong Kinh thánh Thora chữ Hebrew và Tân Ước. Từ này được sử dụng trong những kinh sách đầu tiên của Do Thái giáo. Trong các nghi thức thờ phụng của Kitô giáo, amen được dùng như là một lời kết cho những lời cầu nguyện và thánh ca. Trong Hồi giáo, nó là từ chuẩn để kết thúc một lời khẩn cầu.

 

Chữ “amen” được Chúa Giêsu dùng trong các Tin Mừng để bắt đầu một bài giảng, mang tầm mức vững chắc và kiên nghị cho bài giảng. Chính vì vậy Chúa Giêsu nói: “Quả thật, quả thật, Ta nói với các ngươi”.

 

“Kitô giáo thẳng ngay chính trực

Nội ngoại mừng thổn thức Liễu Thơ

Cô dì chú bác mong chờ

Quang vinh Thiên Chúa ơn nhờ tổ tiên“

 

Kitô giáo là một trong các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham đặt nền tảng trên giáo huấn, sự chết trên thập tự giá và sự sống lại của Giêsu Kitô như được ký thuật trong Kinh thánh Tân Ước. Kitô hữu hay Cơ đốc nhân) tin rằng Giêsu là Con của Thiên Chúa và là Đấng Messiah của người Do Thái như đã được tiên báo trong Kinh thánh Cựu Ước. Thuộc tôn giáo độc thần, hầu hết Kitô hữu tin rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất hiện hữu trong ba ngôi vị. Kitô giáo rất quan trọng trong nền văn hóa và văn minh phương Tây.

 

Theo Kinh cựu ước Thiên Chúa là đấng đã sáng tạo ra vũ trụ, muôn loài trong 6 ngày và ngày thứ 7 Ngài nghỉ ngơi. Ông Adam và bà Eva là tổ phụ của loài người, không nghe lời Thiên Chúa đã ăn trái của cây biết điều thiện điều ác (trái cấm) nên bị Thiên Chúa đuổi khỏi Vườn địa đàng. Hai người này truyền tội lỗi:gọi là tội tổ tông cho con cháu là loài người. Bởi loài người mang tội, Thiên Chúa đã giáng sinh làm người và chịu khổ hình để loài người được hòa giải với Thiên Chúa.

 

Vậy cứu rỗi của Kitô giáo là Giêsu, do đó trọng tâm của cuộc sống Kitô hữu là niềm xác tín rằng Giêsu là Con Thiên Chúa giáng trần, là Đấng Mê-si-a.

 

Kitô hữu tin rằng:            Ngài Giêsu được Thiên Chúa xức dầu để tể trị và cứu rỗi nhân loại, Giêsu đến để làm ứng nghiệm lời tiên tri về Đấng Messiah trong Cựu Ước. Trọng tâm của đức tin Kitô giáo là qua sự chết và phục sinh của Giêsu, con người tội lỗi được phục hòa với Thiên Chúa, nhờ đó mà nhận lãnh sự cứu rỗi và lời hứa được hưởng sự sống đời đời.

 

Vì Giêsu là người nên phải trải qua những đau khổ và bị cám dỗ như con người bình thường, nhưng không hề phạm tội. Vì là Thiên Chúa, Giêsu đánh bại quyền lực sự chết và sống lại từ kẻ chết. Theo Kinh Thánh, Thiên Chúa đã cho Giêsu sống lại từ cõi chết, đặt Giêsu ngồi bên hữu của Chúa Cha và Ngài sẽ trở lại để làm ứng nghiệm lời tiên tri về Đấng Messiah như sự phục sinh, sự phán xét sau cùng và sự thiết lập Vương quốc của Thiên Chúa.

 

”Ông trưởng tộc ngồi trên tha thiết

Đặt tên là Xuân Tuyết, Thu Băng

Nhớ lời thai nghén mười trăng

Nam Tào Bắc Đẩu lẽ hằng tuyết băng“

 

Dương Từ và Hà Mậu là hai nhân vật có xuất xứ từ bên Tàu theo như Cụ Nguyễn Đình Chiểu viết bằng thơ lục bát. Trong tác phẩm truyện thơ song thất lục bát của tôi cũng vẫn giữ nguyên trạng các nhân vật là người bên Tàu. Nhưng Kitô giáo tôi muốn nói đây là đạo công giáo theo hệ phái Roma thường thường người theo đạo là cả gia đình họ mạc cũng như cả làng.

 

“Chẳng nghi hoặc rõ ràng ứng nghiệm

Chốn sơn tùng dấu diếm làm chi?

Cát hung rành rẽ tiên tri

Châu Kỳ đồng đạo tức thì ghé thăm

 

Thờ Đức Chuá bao năm thánh giá

Đấm ngực mình lạy tạ tổ tông

Địa đàng ân ái vợ chồng

A Đam xao xuyến mặn nồng Ê Va

 

Kia bác ái bao la nhân loại

Từ phương Tây chẳng ngại Á Châu

Nào ai vương bá công hầu

Vua quan đè nén bấy lâu hãi hùng“

 

Tôi cũng là một giáo dân nhưng công giáo của tôi là loại công giáo thoang thoảng hoa nhài. Một thời gian tôi cũng đi nhà thờ nghe giảng đạo mọi người luôn sám hối theo cách tự đấm ngực mình, tự trách mình và kêu lên: Lỗi tại tôi mọi đằng. Tất cả làm dấu thánh giá chữ thập trên trán trên miệng và trên ngực mình, sau đó quay sang người bên cạnh bắt tay niềm nở tỏ lòng bác ái vị tha và cuối cùng là xếp hàng lên nhận bánh thánh làm bằng một thứ bột mỳ rất mỏng do Cha đạo chia cho.

 

“Đừng buồn nữa não nùng Hà Mậu

Lo làm chi cào cấu tâm can

Nho gia lễ nhạc cung đàn

Nực cười Khổng Mạnh nghèo nàn chúng sinh

 

Bởi người đời rập rình xuyên tạc

Miệng cú diều lầm lạc tư duy

Vô thần vào buổi tà huy

Bóng đêm tràn ngập biên thùy sầu mang

 

Còn đắn đo thiên đàng địa ngục

Đức hiếu sinh thôi thúc lương tâm

Cha con cốt nhục tình thâm

Kính trên nhường dưới thì thầm thông reo

 

Người quân tử chèo đèo lội suối

Bậc chân tu tội lỗi gì đâu?

Tại gia bạc trắng mái đầu

Gia Tô Phật Giáo dãi dầu tuyết sương

 

Nền văn hóa vấn vương Lão Tử

Lẽ trung dung tự lự nho gia

Mọi nhà hiển hách trau tria

Đồng tâm tương trợ chia lìa nỡ sao?

 

Cụ Nguyễn Đình Chiểu tỏ ra bài bác tất cả các đạo trừ đạo nho. Theo tôi nho gia không phải là đạo vì không có các nghi lễ và khối người đông đúc tụ tập để nghe giao giảng như các tôn giáo kia. Nhưng các nhà nho cuồng chữ tự gán cho là một đạo; kể cả cụ Nguyễn đình Chiểu cũng không ngoại lệ. Tôi may mắn là kẻ sinh sau đẻ muộn gọi là vạn bối. sau khi nhờ mạng Internnet khảo sát kỹ tất cả các đạo tôi thấy đạo nào cũng có cái hay và cái dở. Nên tôi đứng ra làm trung gian viết truyện thơ này để cho các nhân vật tranh cãi thậm chí bài xích nhau thoải mái theo phương châm tự do ngôn luận, nhưng không để quá đà thành ra xỉ nhục lăng mạ xúc phạm đến danh dự nhân phẩm của nhau cũng là tội trái với nhân lý và thiên lý .

 

2.2.2020 Lu Hà

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét