Thứ Tư, 6 tháng 11, 2019

Gia Đình Tôi Ở Tây Đức (2)


Truyện dài của Lu Hà phần 2

Phòng nội vụ huyện sai hai tên mật vụ Stasi tới nhà tôi giả vờ mua đồ vật. Chẳng qua là chúng muốn kiểm tra xem tôi có dấu điện đài, hồ sơ tài liệu mật gì từ phía bên kia mà chúng thường gọi là kẻ thù giai cấp, đế quốc tư bản mà thôi. Chúng nó diễn kịch và tôi cũng khéo diễn kịch giả vờ ngây ngô thật thà như đếm, hỏi đến cái gì là xăm xăm mở toang cho chúng nó biết hết. Tiền bạc mình dành dụm bao nhiêu cũng mang ra khoe, cả mấy đồng tiền cũ sét rỉ mà bố Sahra mang từ Tây Đức sang để cho con gái chơi  giữ laị làm kỷ niệm cũng  mang ra cho chúng nó biết. Mục đích chúng nó là xăm soi điện đài, tài liệu, súng ống còn tiền bạc của mình nó không quan tâm dù là tiền D- Mark hay Dollar.


 Hình như từ lâu chúng nó cũng biết chuyện tôi chuyên đi săn lùng đầu máy khâu cũ. Có lần tôi đi xe máy có hai thằng công an theo kiểu anh hùng Núp lấp ló sau bức tường nhảy ra vồ. Nó kiểm tra tôi không có bằng lái và nó lôi tôi đến đồn công an. Nó phạt tôi 400 Mark, nó lôi tôi xuống hầm dọa đánh cho hộc máu, nếu không chịu trả. Tôi cãi cọ kêu nài mãi là đang thất nghiệp, nên chúng nó lôi tôi đến phòng một con trung úy công an gọi là công an tâm lý để nói chuyện con cà con kê. Sau lại lên gặp một tên thiếu tá ở tầng trên, nó đồng ý cho tôi trả góp mỗi tháng 30 Mark.

Nhưng tôi vẫn theo đuổi nghề buôn máy khâu, tôi đành phải đi tàu hỏa đến địa chỉ cần mua hay rình vào ngày chủ nhật hay chiều tối lại phóng cái Simson cũ đi liều. Mua được đầu máy khâu tôi dùng dây cột chặt phía sau mà phóng về. Nhờ vậy mà tôi  kiếm khá nhiều tiền tôi mua cho Sahra cái đài chạy hai băng của Nhật khoảng 400 D-Mark, với giá chợ đen 1 đổi 10 tính ra là 4.000 Mark bằng cả môt năm lương tôi làm thợ may túi da ở Schwerin. Sahra mừng lắm quý như vàng nâng niu lau chùi cái đài chạy băng cát sét cẩn thận. Tôi còn nhớ ngày vác trên vai cái hộp cát tông mới tinh vì mới mua ở cửa hàng giao tế nhà ga Dresden về, tôi thấy có một ngã công an béo ục ịch theo sau tôi cách 100 mét. Tôi mặc kệ của mình làm ra có phải đồ ăn cắp đâu mà sợ?

Tôi dư dả tiền lại vừa thi đậu phần lý thuyết học lái ô tô, nên tôi hăng máu mua luôn một chiếc Octavia với giá 1.000 Mark. Sahra vui lắm lần đầu tiên trong đời làm bà chủ một chiếc ô tô. Trong khi đó cách đó một năm chúng tôi phải đặt mua và phải chờ đợi 10 năm để có một chiếc Traban của Đông Đức vỏ xe làm bằng cát tông nén. Bà cô và ông bác của Sahra có lần từ Tây Đức sang chơi cứ gọi đùa Trabahn là cái hộp giấy mà cũng gọi là vệ tinh, chỉ một va quyệt nhỏ là rúm ró, nhưng không hay bị rỉ sét vì không phải làm bắng sắt. Loại xe này không có bộ phận sưởi ấm, xe chỉ có 4 chỗ ngồi, tất cả đều phải mặc áo bông vào mùa đông khi ngồi trong xe, tốc độ cao nhất là 100 km/ giờ. Có được chiếc Octavia vợ chồng tôi hãnh diện lắm, nhưng động cơ ( Motor) bị đông cứng laị. Tôi đâu biết là phải mua dung dịch chống đông lạnh đổ vào, nên đề mãi vẫn không chịu nổ, tôi nghi nó bị hổng. Bằng lái vẫn chưa lấy được mà lại còn vướng cái của nợ này vào cổ. Tôi đang lo lắng chưa biết xoay sở ra sao?

Cửa biên giới nơi bức tường đông tây Bá Lanh bị rúng động, nhà nước cộng sản bắt buộc phải mở, dân đông Đức ồ ạt tràn sang mỗi người chỉ với một tấm chứng minh thư sẽ được chào mừng 100 DM. Sahra nghe tin cũng đi thăm Tây Bá Lanh mang theon 3 tấm chứng minh thư của 3 đứa con và được nhận 400 DM. Trước hết Sahra tìm đến trụ sở tòa thị chính ở tây Bá Lanh có mang theo đơn xin tỵ nạn cuả tôi. Ông trưởng phòng nội vụ bên Tây Đức gọi là Ordnungsamt lắng nghe hết câu chuyện gia đình từ đầu đến cuối. Ông rất thương cảm khuyên vợ tôi về bàn với tôi cứ đưa 3 đứa con sang ngay đi. Phải sang ngay lập tức chứ chần chừ họ lại đóng cửa biên giới thì sao? Các con tôi đi nhà trẻ tụi bảo mẫu còn khủng bố chúng. Mẹ chúng mày đi tây Bá Lanh chuyến này là ở luôn bên đó không về đâu? Bọn chúng còn hỏi tôi rất xếch mé láo toét:
-Nghe nói Sahra đi Bá Lanh, chắc nhận được 400 DM và ở luôn bên đó chứ?
Tôi bảo: Chuyện riêng gia đình tôi, vướng mắc gì đến các bà mà xía vô vào? Vợ tôi không như các bà hay chồng các bà. Cô ấy đi chắc chắn cô ấy sẽ về.

Tôi không dám liều lĩnh chơi với may rủi mà chúng tôi cứ đến phòng nội vụ huyện ép chúng phải cấp giấy cho Sahra và các con qua biên giới. Tôi đã tính toán kỹ, nếu chúng nó cấp giấy cho vợ con tôi sang Tây Đức với lý do kết hôn thì buộc chúng nó cũng phải cấp cho tôi. Đúng như vậy. Tên trưởng phòng chống chế:
- Việc gì phải cấp giấy tờ nữa, bây giờ cứ chứng minh thư là có thể sang bên đó.
Tôi bảo hắn: chúng tôi là những người đàng hoàng, sang bên đó phải có giấy phép của cơ quan nhà nước.
Hắn nhìn tôi tức tối lẩm bẩm: Mày ép chúng tao.

Tôi và Sahra  bỏ mặc hắn đứng đó, lẳng lặng chẳng thèm chào rồi ra về.
Ngaỳ hôm sau, bỗng nhiên viên đại úy công an phụ trách phần tạm trú của tôi, hắn ta vẫn gặp tôi hàng tháng để ra hạn gọi tôi i ới ngoài ngõ. Tôi hớt hải chạy ra thì hắn bảo: Nhanh lên đến phòng visum để làm giấy xuất nhập cảnh cho vợ con mày. Tất cả các công chức ở huyện Pirna đều gọi Sahra là bạn tôi, nhưng chỉ viên đại úy naỳ là gọi cô ấy là vợ tôi. Tôi hỏi đi đâu? Hắn bảo đi Tây Đức chứ còn đi đâu nữa.

Tôi đến đó làm thủ tục mang ảnh vợ và 3 đứa con. Họ cấp cho một chứng chỉ gọi là Indentitätsbescheinigung cấp ngày 20 tháng 12 năm 1989 và hết hạn 12 tháng 1 năm 1990. Tôi lại cãi nhau  với mấy con công an tại sao vợ con tôi được cấp còn tôi thì không? Chúng nó bảo tôi là người không có tổ quốc gọi là staatenloser. Láo toét  theo hiệp định của hợp chủng quốc hoa Kỳ ký kết ngày 28.9.1954 không có công dân nào là không có tổ quốc. Rõ ràng tôi là người Việt Nam không thể gọi là người không có quê hương tổ quốc được. Chính nhà máy may túi da ở Schwerin đã ký hợp đồng lao động với tôi là công dân Việt nam là 4 năm. Chính viên đại úy công an vẫn đấy tôi lên đại sứ quán Việt Nam để xin giấy tờ. Sao lại dám nói là không có tổ quốc?

Đông Đức đã cho tôi củ trú lâu dài như vậy. Lý do vợ con tôi sang Tây Đức để kết hôn. Kết hôn với ai, chắc chắn không phải là công dân Tây Đức mà là với tôi.
Cứ cãi cọ nhau lao xao như vậy, thì bỗng nhiên viên đại úy bước vào quắc mắt hỏi: Còn chuyện gì nữa? Mấy con công an vội báo cáo thủ trưởng: Thằng này nó bảo vợ con nó đi Tây Đức có giấy tờ qua biên giới còn nó thì không, nên nó nhất định không chịu đưa vợ con nó đi. Viên đại úy bảo:
-Thì cấp cho nó cái giấy chứng nhận nhân dạng cho nó đi trót lọt. Nó đi là mình mừng, thế là chúng mình hết trách nhiệm. Mình có cấp hộ chiếu cho nó đâu mà ngại?
Thế là mấy con công an đòi một tấm ảnh của tôi và nhì nhằng mãi đến ngày 9.1.1990 mới đưa cho và ép buộc đến ngày 11.1.1990 phải rời khỏi lãnh thổ cộng hòa dân chủ Đức trong vòng 24 giờ.

Cũng may trước ngày khởi hành tôi đã bán được chiếc Octavia cho thằng hàng xóm với giá 100 DM. Tôi cứ áy náy mãi không thể nấn ná ở lại lãnh thổ Đông Đức để thi phần thực hành bằng lái ô tô. Có cái bằng lái sang Tây Đức thật là nở mặt nở mày, mua xe cũ chạy luôn.  Nợ ngân hàng khoản trả góp hàng tháng 30 Mark với chiếc máy giặt tự động 700 Mark còn 200 Mark, tôi cũng thanh toán nốt cho xong. Cái đài chạy hai băng cát sét của Nhật Panasonic, vì to quá tuy Sahra rất thích cũng đành phải bán đi cho một người đồng hương Việt Nam. Khi sang Bá Lanh Sahra cũng mua một cái đài Nhật bé tí xíu hiệu Sony cũng chạy 2 băng cát sét ở cửa hàng cuả người Thổ Nhĩ Kỳ chỉ có 80 DM thôi, thật là tiện lợi. Thế là chúng tôi hết dính dáng với cái nhà nước cộng sản đầy oán hận này. Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé, vĩnh biệt cộng hòa dân chủ Đức.

9.9.2019 Lu Hà



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét