Thứ Tư, 6 tháng 11, 2019

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 53


Sầu Ly Ai Oán (5)

Sầu Ly Ai Oán của tôi viết theo thể thơ lục bát còn rất dài, nhưng nghệ sĩ Thu Hà chỉ ngâm đến băng video số 5 thôi thì dừng lại không muốn ngâm tiếp nữa. Vì các đoạn sau toàn tả cảnh đâm chém máu me  đầm đìa như trong kiếm hiệp. Mới đầu tôi chỉ nghĩ bụng mình làm một cuộc kim thiền thoát xác, hồn Trương Ba da hàng thịt. Nghĩa là tôi tự hóa thân mình vào nàng công chúa hay hoàng thái hậu Ngọc Hân để gọi hồn chồng là vua Quang Trung Nguyễn Huệ  về, nghĩa là tôi phải đóng làm 3 vai diễn: Lu Hà, Ngọc Hân và Quang Trung. Trong thơ tôi phải thể hiện cái khí phách của Quang Trung, cái dịu hiền nhân hậu của Ngọc Hân, tôi phải tự thăng hoa tâm hồn thể xác tôi sao cho thật ướt át êm ái trong mộng như sảy ra ở  ngoài đời thật.


Tôi phải sống hết mình với tình yêu cháy bỏng nồng nàn của nàng công chúa 16 tuổi với một chàng trai 33 tuổi côn quyền hơn sức lược thao gồm tài.  Ngoài đời tôi hơi nhỏ con chẳng râu ria gì, nhưng lại phải tưởng tượng Lu Hà ta đây cũng râu hùm hàm én mày ngài, vai năm tấc rộng lưng mười thước cao. Biết đâu đấy kiếp sau thân mạng mình cũng thế thì sao? Do sức mạnh siêu nhiên, ánh sáng từ trường, lực huyền bí của vũ trụ mà tôi được làm một ông Nguyễn Huệ gặp nàng Ngọc Hân hay ông Từ Hải gặp nàng Vương Thúy Kiều. Tôi phải to mồm lên mà oang oang nói tôi đang sống, sống hết mình, sống mãnh liệt, thần trí của tôi sẽ sống hết cả phần người khác, của hàng trăm triệu người. Tôi đang hiện sinh đang tạo ra những phóng thể. Tôi không hèn như bao người trong thiên hạ phải bóp mồm bóp miệng không dám nói chữ yêu thương mà chỉ ăn vụng, những kẻ chuyên giao giảng đạo đức nhưng lại hiếp dâm bà già ở trong đồn bót hay bóp vú em gái nhỏ chỉ bằng quả ổi ở cầu thang máy.

Cứ hăng say cuồng nhiệt như vậy với nàng Ngọc Hân mà tôi đâm ra thơ thẩn si tình, như thấy mấy đêm liền tôi đang ôm ấp tấm thân mềm mại mũm mĩm của nàng Ngọc Hân và em gái nàng là nàng Ngọc Bình. Có những cảm xúc mạnh như vậy thì hồn thơ mới bốc, mới thăng hoa mà chắp cánh bay cao lạc vào cõi hư vô, vô thức. Không làm được như vậy thì thơ sẽ nhạt phèo như nước lã, như nước ốc luộc mà thôi. Rồi tôi giật mình bàng hoàng tự hỏi sau 230 năm về những biến cố nhà Tây Sơn thì mình đang viết gì đây? Viêt về mối tình bi ai sầu thảm của nàng Ngọc Hân như một bản trường ca hay mình đang viết sử thi đây? Mình làm thơ tình hay thơ kể chuyện lịch sử? Xét cho cùng thì trường hợp nào cũng đều đúng cả.

“ Quạ kêu nắng cháy chang chang
Một rừng xương cốt vành tang não nùng
Giang san bão tố mịt mùng
Ngàn năm tuyết hận anh hùng mấy ai?“

Chim quạ và chim kền kền món khoái khẩu của chúng là thịt người thối rữa. Trên những vùng đồi núi miền Trung từ Thuận Hóa trở vào là cảnh quân quan nhà Nguyễn báo thù theo kiểu Tàu. Quân tử 10 năm báo thù vẫn chưa muộn. Nguyễn Ánh cay cú lúc sinh thời bị quân Nguyễn Huệ dồn đuổi đánh cho chạy té de vãi cả đái ra quần. Nguyễn Ánh chạy sang Thái Lan, Cao Miên và Lào cầu viện hồi đó gọi là liên minh Xiêm La, Chân Lạp và Ai Lao. Nguyễn Ánh còn dùng tàu thuyền đóng được chở lúa gạo sang vùng Lưỡng Quảng để nịnh bợ Càn Long, yêu cầu Càn Long tiếp tục xuất binh đánh Nguyễn Huệ ở mặt Bắc còn mình đánh thốc từ Gia Định ra. Đúng là Gia Cát Lượng chết thì Tư Mã Ý đắc ý. Cái chết bất thình lình của vua Quang Trung như một tai họa trời giáng xuống đầu dân tộc Việt Nam ta.

“ Hồn thiêng thác xuống tuyền đài
Hỏi rằng Nam Quốc anh tài tìm đâu?
Lăng trì vạc nấu sôi dầu
Trẻ già lăn lóc đầu lâu trợn trừng“

Viết đến đây tôi lại nhớ đến cái cái chết của Từ Hải. Từ Hải là hùm thiêng, một con hùm sa cơ quẫn trí, một cái chết hèn chỉ vì nghe lời ngọt ngào nông cạn của một người đàn bà mà tôi mô tả trong tập Tài Mệnh Tương Đố:

“Từ đâu biết mưu mô thế trận
Thân chinh ra đón tận cửa viên
Hồ bèn ném chén rượu liền
Lễ nghi pháo nổ bốn bên phất cờ

Râu dựng ngược ai ngờ trúng bẫy
Quyết liều thân vùng vẫy trận tiền
Cọp rừng nổi giận khùng điên
Xông pha tả hữu đánh rền một thôi

Giữa vòng vây  đâm xuôi chém ngược
Rách áo bào quyền cước tướng quân
Hùm thiêng thất thế thành thần
Oai phong lẫm liệt chôn chân sắt đồng

Trơ như đá máu hồng ướt đẫm
Mắt trợn trừng ảm đạm chiến trường
Loạn quân tay dắt thê lương
Nàng nhìn Từ đứng khí đương ngút trời

Càng thểu não lệ rơi lã chã
Khóc than rằng mất cả cơ đồ
Tài năng dư sức hải hồ
Bởi nghe lời thiếp nên cơ sự này

Mặt nào nữa nơi đây tỉnh ngộ
Thà cùng nhau hầm hố chôn thây
Tan xương nát thịt bạn bầy
Lao đầu vào gốc cây bên vệ đường

Lạ thay oan khí thương cảm vợ
Từ bỗng nhiên ngã đổ xuống ngay
Ôm thây lòng dạ đắng cay
Hồng nhan họa thủy xưa nay tương triền“

Còn cái chết của vua Quang Trung là cái chết vô thường, sinh lão bệnh tử. Cái chết của người anh hùng đoản mệnh để cho tiểu nhân được thời đắc ý. Tư Mã Ý qặp may lên mặt với thiên hạ con cháu ông mới có cơ hội lập ra triều Tấn là nhờ cái chết của Gia Cát Lượng. Sự trả thù khốc liệt dã man của Nguyễn Ánh khác hẳn với sự trả thù chính đáng của nàng Kiều. Nhân cách của Nguyễn Ánh so với nàng Kiều còn kém xa lắm như tôi đã mô tả trong tập Tài Mệnh Tương Đố. Các bạn hãy từ từ mà nhởn nha thưởng thức văn chương về những mảnh đời sự kiện  của quá khứ xa xăm, rồi hiện tại và tương lai liên kết nhau. Không nên ăn sổi ở thì đọc thơ văn hấp tấp như đi ăn cướp đâu mà vội mà vàng, chê dài đau đầu nhức óc mà sợ những trích đoạn dài. Trích đoạn cũng là thơ, cũng lâm ly thống thiết, cũng là thưởng thức văn chương. Thì hãy thả hồn mà thưởng thức cho hết những trích đoạn đi mà tạo ra một chuỗi hình ảnh liên đới, những mắt xích lô gich của thiên nhiên vũ trụ của các thế kỷ:

“Lệnh tiễn truyền giữ êm họ Thúc
Đàn hạch gì hạ nhục chưa nên
Mụ quản gia vãi Giác Duyên
Cũng sai lệnh tiễn trước tiên rước mời

Tiếng dạ ran long trời lở đất
Càng sục sôi roi quất ngựa phi
Mây đen sấm chớp tức thì
Thiên lôi nổi trận uy nghi thiên đình

Một mẻ tóm đại hình sắp sẵn
Về đầy nơi khóa chặn trong ngoài
Quân trung đao búa giáo dài
Sơn lâm chúa tể quốc oai chỉnh tề

Bầy chồn cáo chó dê lục tục
Trước sân rồng phủ phục rập đầu
Điểm danh chửa dứt trống chầu
Bá quan văn võ đứng hầu hai bên

Từ đại vương ngồi khen mệnh phụ
Để cho nàng phán xử công minh
Kiều vâng lời cậy uy linh
Thiếp xin báo đáp ân tình trượng phu

Trước báo ân sau thù sẽ trả
Cho gọi mời vội vã Thúc Lang
Hồn siêu phách lạc mơ màng
Nghìn trùng non nước ơn chàng năm xưa

Vợ chàng thói mạt cưa mướp đắng
Lắm mưu mô chẳng đặng nói ra
Kể sao cho hết ranh ma
Lâm Truy, Vô Tích lệ sa máu trào

Sâm thương nợ tơ đào trúc mã
Chốn bụi hồng vàng đá phôi pha
Tạ ân báo đức lòng ta
Nghìn cân bạc trắng lụa là phát ra

Hoạn tiểu thư Hoạn bà cùng giuộc
Hai mẹ con đánh thuốc hại ta
Mê man phóng hỏa đốt nhà
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau

Mưu sâu trả nghĩa sâu cũng trả
Hận ngàn thu hả dạ lòng người
Kiến bò miệng chén chưa bơi
Dầu sôi lửa bỏng lò hơi canh giờ

Thúc Sinh càng bơ phờ thê thảm
Mồ hôi chàng ướt đẫm như mưa
Lòng riêng mừng rỡ hay chưa
Mặt như chàm đổ lại vừa ngẩn ngơ

Kìa sư trưởng nãy giờ Kiều mới
Mụ quản gia mời gọi lên trên
Dắt tay hai vị xưng tên
Hoa nô cũng với Trạc Tuyền là tôi

Nhớ khi xưa bèo trôi hoa rớt
Được hai người cứu vớt cưu mang
Ân sâu nghĩa nặng nghìn vàng
Tặng lòng phiếu mẫu thênh thang biển trời

Cả hai nhìn rụng rời kinh hãi
Vui lại càng lo ngại bồi hồi
Xin mời hai vị rán ngồi
Xem cho tường tận biết tôi báo thù

Lệnh tiễn xuống binh phù chư tướng
Cấm vệ quân dưới trướng uy nghi
Vạc dầu dao kéo tức thì
Kẹp chân rút móng lăng trì khảo tra

Gươm sáng quắc tuốt ra khỏi vỏ
Hoạn Thư đâu túm cổ lôi vào
Nhác trông nàng đã hỏi chào
Tiểu thư cũng có ngày nào tới đây

Đàn bà dễ mấy tay biết mặt
Thói hồng nhan bày đặt chi nhiều
Bợm già cay nghiệt bao nhiêu
Càng oan trái lắm càng điêu đứng đời

Hoạn Thư rách tả tơi tà áo
Hồn phách bay lảo đảo bóng chiều
Ranh ma thị cũng lắm chiêu
Rập đầu máu chảy lựa điều kêu ca

Tôi chút dạ đàn bà nông cạn
Chẳng nghĩ xa vướng nạn ghen tuông
Mến tài rồi cũng sả buông
Sân si nóng giận dơ tuồng phấn son

Lòng đây cũng héo hon đòi đoạn
Cảnh tạo ra ly gián chép kinh
Với khi dời bỏ dứt tình
Trông theo chẳng tiếc bóng hình mù sương

Nên nghĩ lại tình thương trắc ẩn
Phận liễu bồ tủi hận khổ đau
Tóc tơ vàng đá phai màu
Chồng chung khó chịu mặt cau có buồn

Trót gây việc thay hồn đổi xác
Phóng hỏa thiêu tan tác chim muông
Đọa đày hầu hạ xã xuồng
Nửa đêm gà gáy ngồi trông sao trời

Hãy nghĩ lại mấy lời tâm huyết
Lượng hải hà khẩn thiết xin tha
Khoan dung chút phận đàn bà
Mười hai bến nước biết là về đâu?

Cuộc trăm năm bể dâu nếm trải
Kiều càng nghe tê tái cõi lòng
Ngẫm mình số kiếp long đong
Tiểu thư khôn khéo cầu mong nhân từ

Lệnh truyền xuống Hoạn Thư tha bổng
Đánh vài hèo tiếng trống qua loa
Tạ lòng rơi lệ nhạt nhòa
Thúc Sinh lẽo đẽo theo hoa về nhà

Sinh từ tạ mừng ra nước mắt
Lại một dây bị dắt vào trong
Rập đầu quỳ trước sân rồng
Đùng đùng nổi trận Từ Công sấm gầm

Bay đáng chết băm vằm xử trảm
Lệnh phu nhân thị giám nội đao
Đất bằng cát bụi non cao
Lưới trời trải rộng khép vào chẳng tha

Trước Bạc Hạnh, Bạc Hà ưng khuyển
Tội lăng trì róc đến thịt da
Sở Khanh nghiền nát cho gà
Mã Giám Sinh, mụ Tú bà nấu cao

Vạc dầu nóng làm sao sống xót
Trước ba quân xương cốt tan tành
Máu tràn thịt nát hôi tanh
Vàng con mắt sợ mật xanh óc lầy

Quân đao phủ thẳng tay hành quyết
Cả pháp trường thảm thiết kêu la
Thanh thiên bạch nhật quan tòa
Mấy người bạc ác tinh ma đáng đời

Tội chồng chất đất trời căm phẫn
Các quan viên đến tận nơi coi
Đèn cao muôn trượng sáng soi
Đền ơn trả oán xong rồi tạm nguôi

Vãi Giác Duyên bồi hồi cáo biệt
Cõi sa bà thảm thiết bi ai
Nghiệp gieo xuống tận tuyền đài
Trả vay vay trả thiện tai xoay vần

Cõi người ta hành vân thiên tải
Chẳng mấy khi kinh hãi bất thần
Rồi đây bèo dạt sông Ngân
Biết đâu hạc nội mây Tần là đâu?

Sư chắp tay chẳng lâu thấy khắp
Trong năm năm lại gặp nhau mà
Thuở còn du thủy phương xa
Thỉnh sư Tam Hợp vốn là tiên tri

Báo cho biết ly kỳ hội ngộ
Còn năm năm hầm hố chông gai
Thói đời đen bạc trần ai
Mới hay tiền định chẳng sai chút nào

Tin điều trước ứng vào vận mệnh
Bể trầm luân chẳng chệch ý trời
Khôn ngoan mưu sự tại người
Làm sao thấu hiểu cảnh đời sầu tang

Kiều bịn rịn hai hàng lệ nhỏ
Nắm tay sư bày tỏ ân sâu
Tiên tri ghi nhớ trong đầu
Giác Duyên căn dặn đôi câu chân tình

Thoắt đâu thấy dáng hình non thẳm
Cố nhân đi muôn dặm trùng dương
Sá chi bể khổ vô thường
Ung dung tự tại bốn phương là nhà“

Nàng kiều báo ân trả oán thật là rạch ròi công minh không như Gia Long bắt nhầm còn hơn bỏ xót, nhổ cỏ nhổ sạch gốc rễ, gìa trẻ lớn bé băm vằm ra thành tương hết, nấu cao hết, không chỉ một vài chục mạng mà hàng trăm hàng nghìn người. Gia Long còn ra chiếu tố giác ngụy quân ngụy quyền Tây Sơn, nên sảy ra nhiều vụ án oan do vu khống, do hiềm khích cá nhân mà bịa chuyện tố giác người ta, bạ ai cũng chụp cho cái nón Tây Sơn để lĩnh tiền thưởng.

Nguyễn văn Thành là trung thần luôn bên cạnh bảo vệ Gia Long thuở hàn vi lận đận từ Côn Đảo, Xiêm La, Chân Lạp, Vạn Tượng cũng bị tố cáo vì có con trai hay thích thơ  phú có những câu ý tứ  xem ra phản nghịch. Con của Nguyễn Văn Thành là Nguyễn Văn Thuyên, đỗ Cử nhấn khoa Quý Dậu, thường dùng thơ văn để giao thiệp với khách thơ. Nghe nói ở Thanh Hóa có Nguyễn Văn Khuê và Nguyễn Đức Nhuận là những người nức tiếng hay chữ. Nguyễn Văn Thuyên bèn sai môn hạ là Nguyễn Trương Hiệu đến mời. Trong bài thơ gởi hai người nói trên có câu :

“Thử hồi nhược đắc sơn trung đế
Tả ngã kinh luân chuyển hóa cơ“

Hiệu tố cáo Thuyên chỉ là một anh học trò sức trói gà không chặt với tụi gian thần đang ganh ghét Nguyễn Văn Thành. Bọn văn sĩ dốt nát trong triều đình mới bới lông tìm vết chẻ tư sợi tóc vu cáo cha con Thành tư tưởng lập trường không rõ ràng kiên định trung thành với vua, có ý làm phản và Thuyên bị xử tội chết còn đại công thần Nguyễn Văn Thành phải uống thuốc độc tự tử.

“Lẽ nào dân nước rửng rưng
Tiệc hoa nhà Nguyễn vui mừng chiến công
Thẻ bài cm chợ ngăn sông
Sưu cao thuế nặng chất chồng dân đen“

Dân Nam mình tôi phải công nhận xương hàn cốt nhược nên hay sợ bóng sợ gió an phận hủ thường đèn nhà ai rạng nhà đó, sợ vạ vào thân nên không dám phản đối những bất công đè nén. Nguyễn Ánh hành hình phụ nữ ở pháp trường như xẻo từng miếng vú bà Bùi Thị Xuân. Kẻ sĩ thì mũ ni che tai mặc kệ nó. Trong khi Nguyễn Huệ chủ trương truyền bá chữ Nôm thì Nguyễn Ánh làm ngược lại, phục hồi chữ Hán với những tên quan trường ngu dốt quen ăn của đút mà tạo ra hình ảnh một nho sĩ bất mãn như ông Trần Tế Xương.

Canh Tý Hẩm Hiu

Hai đưá tranh nhau một cái thủ
Tuân khoe văn hoạt Nghị văn già
Phen này đỗ rặt đầu gà
Bác Tuyên kia cũng thứ ba rốt phường

Năm canh tý thi hương thi hội
Cái thủ khoa nham nhở mốc meo
Văn chương ú ớ lộn lèo
Quan trường hậm hoẹ chó mèo đuổi nhau

Mộng sĩ tử sớm khuya đèn sách
Cũng lăm le hiển hách bảng vàng
Vinh quy bái tổ vẻ vang
Võng anh lăn trước võng nàng trườn theo

Trần tế Xương mấy khoa phạm huý
Bởi trường qui túy luý họ vua
Nước Nam văn sĩ thiếu thưà
Bon chen tập toẹ chẳng chưà  ngu si

Thế mới biết học tài thi phận
Miệng đàn bà con mọn mà thiêng
Thấm đòn đau đớn ngả nghiêng
Oằn lưng thân chó mẻ riềng đen thui...

cảm tác từ 4 câu thơ cuả Trần tế Xương: Khoa Canh Tý ( 1900)
28.11.2012 Lu Hà


NỢ QUAN TRƯỜNG

Oán nợ quan trường nó vấn vương
Bao nhiêu kẻ ước với người mong
Đè đầu cưỡi cổ trên thiên hạ
Chính sách ban hành xuống chủ chương
Đâu phải mến yêu tài xuất phú
Hay trò đồng bóng chúng xù ông
Thôi thôi dẹp quách đi cho rảnh
Cái miếu trơ trơ dấu bụi hồng…

 2008 Lu Hà

Nguyễn Ánh toàn làm ngược lại những chủ trương cải cách tiến bộ của Nguyễn Huệ mà Ánh lại tạo ra những thảm cảnh ngăn sông cấm trợ, thẻ bài xuất đinh hộ khẩu, thuế khóa cao làm cho đời sống dân đen như con giun con dế quằn quại dưới gót chân quan lại họ hàng quý tộc nhà Nguyễn.

“ Công hầu bá tước bon chen
Ngựa xe nghễu nghện phận hàn kể chi
Chặt đầu giáo sĩ tu mi
Phương Tây đoạn tuyệt xá gì quốc huy“

Thật nực cười thương hại cho ông giáo sĩ Bá Đa Lộc tự vận động với mấy anh Tây mũi lõ quý tộc Pháp chiêu mộ thủy thủy sang đánh thuê cho Nguyễn Ánh rồi được Ánh phong tước hầu rỏm cho và bị Ánh quản thúc ở Việt Nam không cho về Pháp nữa một đời sống nô lệ quý tộc rỏm cho Ánh như con chó nằm gậm trạn. Trong khi quê nhà đã có những công xã Paris có những cuộc cách mạng cộng hòa dân chủ đề cao nhân quyền tự do bác ái. Thực ra Bá Đa Lộc không ưa gì chính sách tàn bạo của Nguyễn Ánh xua quân tiêu diệt đuổi cùng giết tận con cháu Tây Sơn và chuyện thờ cúng tổ tiên coi thường chúa Jesus như ông đã nuôi dạy Hoàng Tử Cảnh, nhưng vô tình ông đã lầm lỡ tiếp tay cho Ánh bởi những anh lính thủy Pháp khi đọc bức thư của ông .
Vương tôn Nguyễn Phúc Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi và thoát ra được đảo Thổ Chu.  

Nhận định đây là một cơ hội tốt để thúc đẩy quá trình truyền giáo. Bá Đa Lộc đã tìm cách tiếp cận Nguyễn Ánh, vận động Nguyễn Ánh tìm kiếm sự giúp đỡ từ nước Pháp. Một nước cờ chính trị mạo hiểm của Bá Đa Lộc, và ông dần dần lạc đường vào chính trị hơn là truyền giáo. Nguyễn Ánh trở về Long Xuyên, chiêu mộ binh tướng, lần lượt chiếm lại Sa Đéc, Long Hồ, Gia Định... đẩy quân Tây Sơn đến Bình Thuận. Bá Đa Lộc làm cố vấn về quan hệ ngoại giao với Xiêm La và chiếm Chân Lạp, biến quốc gia này thành chư hầu để tạo thành liên minh chống nhà Tây Sơn.
Bá Đa Lộc đã nuôi ong tay áo. Sau này chính Nguyễn Ánh và các triều Nguyễn đã chặt đầu giáo sĩ phương Tây và người mộ đạo như cắt cổ gà.

“Lao nô khổ dịch biên thùy
Quan trường bán chữ ù lỳ sĩ phu
Trong Nam ngoài Bắc thâm thù
Ki- Tô máu chảy mịt mù giang san“

Tư tưởng trị quốc của vua Gia Long đề cao nho gia và pháp gia. Nho gia lấy Khổng Tử làm nền tảng, pháp gia lấy Hàn Phi Tử, Thương Ưởng làm gốc rễ. Như vậy Gia Long có khác chi rập khuân đúng như Tần Thủy Hoàng, vị vua tàn bạo ngu dân độc tài nhất trong lịch sử. Các sử gia và bồi bút gia có thể tô vẽ cho Gia Long nào là vương đạo thương dân như con đỏ, lấy dân làm gốc, dân là nước vua là thuyền. Nước dâng thuyền lên và chính nước lại lật thuyền xuống chỉ là mồm mép ba hoa trên sách vở thôi chứ hệ thống quan nha tòa án của Gia Long từ quan huyện đã được gọi là quan phụ mẫu, chỉ là thứ quan xôi thịt bóp nặn của dân mà thôi.

Gia Long coi nước Tàu là trung tâm văn minh, là cái rốn của thế giới. Nếu China gọi An Nam là man ri thì Gia Long gọi các dân tộc xung quanh là phiên, man. Gia Long coi Tàu là thiên tử, với triều Thanh là thần phục xin triều cống là một kiểu đóng thuế cho Tàu, như kiểu anh chị bảo kê các sòng bạc ổ đĩ điếm và dân buôn thúng bán mẹt ngoài chợ. Các nước đông nam Á mạnh như Thái Lan, Indonesia, Mã Lai, Miến Điện là hợp tác còn với Lào và Cămpuchia là bảo trợ. Với các nước phương Tây thì từ chối ngoại giao và luôn đề phòng cảnh giác. Cái ý đồ của cha đạo Bá Đa Lộc giúp Gia Long nuôi hoàng tử Cảnh để muốn Việt Nam là một quốc gia công giáo thành công dã tràng thành một việc làm thừa thãi và nguy hiểm cho chính mình và đạo công giáo.

“ Kể sao cho hết bạo tàn
Sinh linh thảm khốc bần hàn khổ đau
Quả cà con cá lá rau
Lần hồi sớm tối theo nhau lên rừng

Măng tre củ chuối cầm chừng
Mẹ cha bóp bụng thắt lưng ruột cào
Tây Sơn tuấn kiệt thuở nào
Chồng ta dẫn dắt tự hào giang sơn

Quân Thanh  một trận sạch trơn
Đống Đa còn đó chập chờn bóng ma
Càn Long phải sợ chồng ta
Trời già ác nghiệt mà ra thế này“

3 khổ thơ trên tôi đã viết theo tâm trạng nàng Ngọc Hân kể tội Gia Long áp bức dân đen và nhắc lại chiến công đánh quân Thanh của vua Quang Trung. Thiết tưởng chữ nghĩa rõ ràng chẳng có chi mà khó hiểu. Tôi chỉ muốn nói thêm, Đống Đa là một cái gò lớn, hay một nấm mồ khổng lồ nhất thế giới chôn xác quân Thanh dưới gốc cây Đa, trên gò có đền Sầm Nghi Đống mà người Hoa ở Hà Nội xây lên. Gia Long không cấm đoán, sau này bà Hồ Xuân Hương có thỏ rằng:

„“ Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo
Kìa đên thái thú đứng cheo leo
Ví đây đổi phận lam trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu!“

Còn tôi thì viết rằng:

Gò Đống Đa

Chiều hây hẩy Xuân Hương dạo mát
Thấy Sầm Nghi Đống ngất nghểu treo
Vui chân nàng cũng cố trèo
Bảng vàng toen hoẻn lộn lèo gió ngang

Thân này ví đổi hàng quân tử
Sự nghiệp anh hùng đã bấy lâu
Sá chi đạo tặc ba Tàu
Đánh cho tan tác trắng đầu răng đen

Trí Nguyễn Huệ sung thiên vũ bão
Bia đá còn dòng họ còn ghi
Văn chương mưu lược xuất kỳ
Thướt tha yểu điệu thầm thì Ngọc Hân

Ai Tư Vãn nồng nàn da diết
Trái tim hồng thắm thiết xiết bao
Thuyền quyên nhất mực má đào
Quân reo vó ngưạ sĩ hào đắm say

Hồ nữ sĩ ngất ngây đi đạo
Gò Đống Đa một thuở xa xôi
Xác quân xâm lược tả tơi
Cành đa xào xạc một thời vẻ vang

Thơ chị viết bẽ bàng Thái Thú
Khói nhang tàn ô nhục cẩu Thanh
Xương phơi đồng nội kinh thành
Mồ sâu gò mối sử xanh máu tràn.

cảm tác khi đọc thơ Hồ Xuân Hương: Đền Thái Thú
10.11.2012 Lu Hà

” Quảng Tây cầm chắc trong tay
Phút đâu tuột mất đắng cay lạc loài
Nam Bang nuối tiếc mãi hoài
Êch nằm đáy giếng thở dài sấm vang”

Vua Quang Trung đủ mạnh để ép Càn Long gả con gái cho mình và đòi hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây làm của hồi môn. Lễ bộ sứ giả đang tiến hành thủ tục cầu hôn, thì vua Quang Trung bất ngờ bị bạo bệnh mà qua đời.
Còn Nam Bang nuối tiếc là tôi muốn nhắc lại đển tích Trạng Quỳnh. Nhà Thanh cho sứ thần sang nước ta. Triều đình kêu Quỳnh đi đón tiếp. Ouynhf phụng mệnh xin thêm bà Đoàn Thị Điểm giả là cô bán hàng nước, còn mình thì làm anh lái đò. Khi đoàn khách Tàu đến có ghé vào quán nước, một tên trong bọn thả lời bỡn cợt:
-“Nam bang nhất thốn thổ bất tri nhân canh”
Giải nghĩa là một tấc đất nước Nam không biết bao nhiêu người cày. Ý cho rằng bà Điểm lẳng lơ đĩ thõa ăn năm không biết bao nhiêu là đàn ông.

Bà Điểm mới khinh bỉ nhổ toẹt một bãi nước miếng trầu và đọc luôn là:
- ” Bắc quốc chư đại phu, giai do thử đồ xuất”
 Nghĩa là: Bọn quan quyền phương bắc đều từ chỗ đó mà ra.

Nghe xong câu đó cả đoàn sứ giả Tàu trợn tròn mắt. Chúng không ngờ An Nam chỉ một cô hàng nước mà hay chữ thông tuệ như vây? Khách xuống đò của Quỳnh, một tên trong bọn ăn uống phải thuốc nhuận tràng của cô Điểm, nên đánh cái rắm và té de ra quần thối rinh lên. Hắn không biết ngượng còn to mồm đọc:
-“Lôi động Nam bang” nghĩa là sấm động nước Nam

Quỳnh đang cầm lái mới dừng lại đái cầu vồng  xuống sông và đọc:
-” Vũ qua Bắc hải” nghĩa là mưa qua biển Bắc.

Sau này đám sĩ phu Bắc Hà thời nhà Nguyễn vẫn còn nuối tiếc, tí nữa lãnh thổ nước ta nhờ vua Quang Trung được mở rộng lên phía bắc. Nhưng trình độ học vấn có đáng là bao, nham nhở mãi với mấy câu thơ đường luật hơi một tý là phạm húy kiêng kỵ tên tuổi vua, thái thượng hoàng, hoàng hậu, thái hậu, cô dì chú bác cụ kỵ mấy đời tông giống nhà vua. Họ cho rằng: Thơ đường chỉ có 4 nguyên tắc niêm luật mà thôi. Trong khi của Tàu bảng niêm thơ đường có 16 luật niêm. Chỉ rêng có cụ Nguyễn Du tinh thông bác cổ, học vấn uyên thâm, khi cụ sang đi sứ có làm bài Độc Tiểu Thanh Ký. Triều đình nhà Thanh các đại phu khen nức nở, nhưng khi về Viêt Nam tụi bút nô bá láp ở Huế lại chê thơ cụ sai niêm luật thơ đường:
” Tây hồ hoa uyển tẫn thành khư
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư
Chi phấn hữu thần liên chỉ hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư
Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kỳ oan ngã tự cư
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp tố như”

Nên tôi mới có câu: “Ếch nằm đáy giếng thở dài sấm vang”

Cái oai phong lẫm liệt và tài năng kinh bang tế thế của Nguyễn Huệ được tôi miêu tả bằng thơ:

” Phất phơ kìa ngọn cờ vàng
Còn ai mang vác vẻ vang bao đời
Ươn hèn quan thói ăn chơi
Cam tâm nô lệ lòng người phân ly”

Cờ vàng chính là ngọn cờ biểu tượng cho tổ quốc giống nòi người Việt Nam sẽ không còn các danh tướng như Nguyễn Huệ nữa mang vác. Triều nhà Nguyễn chỉ là đám quan lại ươn hèn bạc nhược ra sức bóc lột dân nghèo để khuân của cải tiền bạc sang đóng thuế cho Tàu gọi là triều cống. Khi Nguyễn Huệ lên ngôi vua ông không chịu hàng năm nộp cống người vàng như theo lệ như các vua Việt Nam đời trước.

Việc Nguyễn Huệ cầu phong, theo ý của vua Càn Long, Phúc Khang An lại ra điều kiện đòi triều Tây Sơn phải đúc người vàng đem cống như các triều đại trước. Ngô Thì Nhậm đã viết cho Phúc Khang An bức thư, trong đó có đoạn:

“Quốc trưởng nước tôi vùng lên từ thủa áo vải, nhân thời biết việc, đối với vua Lê vốn không có danh phận vua tôi. Mất hay còn là do số trời; theo hay bỏ là do lòng người. Quốc trưởng tôi có ý cướp ngôi của nhà Lê đâu mà lại coi như kẻ thoán đoạt. Trước đây Tôn bộ đường đem quân đến, quốc trưởng nước tôi bất đắc dĩ phải đem quân ra ứng chiến, không hề có ý xâm phạm biên cảnh để mang tội. Nay đại nhân theo lệ cũ của Trần, Lê, Mạc bắt cống người vàng, như vậy chẳng hóa ra quốc trưởng nước tôi được nước một cách quang minh chính đại mà lại bị coi như hạng ngụy Mạc hay sao? Như thế thì tấm lòng kính thuận sợ trời thờ nước lớn cũng bị coi như việc nhà Trần bắt Ô Mã Nhi, nhà Lê giết Liễu Thăng hay sao?...
Mong đại nhân noi theo mệnh lớn, miễn cho nước tôi lệ đúc người vàng để tiến cống...
Trong bức thư viết cho Phúc Khang An này, nhà Tây Sơn đã nói rõ rằng các vua Việt Nam thời trước sở dĩ phải cống người vàng là để chuộc một tội lỗi nào đó đối với Thiên triều. Nguyễn Huệ tự coi không có tội gì với nhà Lê và cũng không có tội gì với nhà Thanh. Như vậy đời nào Tây Sơn chịu đúc người vàng để tiến cống?“

Chính vua Càn Long sau này cũng nhận thấy lệ cống người vàng là vô lý và đã ra lệnh bãi bỏ lệ cống người vàng. Tháng bảy năm Canh Tuất, khi tiếp An Nam quốc vương giả ở hành cung Nhiệt Hà, vua Càn Long tặng một bài thơ trong đó có câu "Thắng triều vãn sự bỉ kim nhân" Việc triều trước bắt cống người vàng là đáng khinh

“Quang Trung thế trận xuất kỳ
Một thời oanh liệt quân uy khải hoàn
Thần cơ diệu toán chu toàn
Công đồn diệt viện Thoát Hoan trống đồng“

Quang Trung là một nhà quân sự đại tài, so với các tướng giỏi của Tàu như Quản Trọng, Nhạc Nghị, Tôn Võ, Tôn Tẫn, Gia Cát Lượng, Lưu Bá Ôn cũng chẳng kém gì. Với lối đánh thần tốc, lấy ít địch nhiều, nghiên cứu địa hình một cách khoa học, dùng quân mai phục những chỗ giặc không ngờ. Phá đồn giặc diệt quân tiếp viện đốt cháy lương thảo, dương đông kích tây vây Ngụy cứu Triệu, minh tu Sạn Đạo ám độ Trần Thương giả vờ điều quân tu bổ chỗ này rồi bất thình lình đánh úp chỗ khác. Các lối đánh dùng nước thủy triều lên xuống diệt tàu địch, như Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo ngày trước đến mức Thoát Hoan tướng Mông Cổ phải chui ống đồng để quân sĩ khiêng về nước. Chuyện thái tử Thoát Hoan là có thật vào đời nhà Trần, Quang Trung đều lĩnh hội đầy đủ.

“ Chồng ta học tập cha ông
Rach Gầm Xoài Mút hỏa công tung hoành
Thăng Long tốc chiến sử xanh
Hỏa lôi động đất oai danh thiên thần

Mưu sâu khét tiếng xa gần
Đại đao thế võ bội phần hiểm nguy
Máu đào nhuộm đỏ nhung y
Bừng bừng khí thế quốc kỳ tung bay“

Tôi đành phải dừng ngay việc viết bình giảng, tuy rằng bản trường bi ai ca Sầu Ly Ai Oán vẫn còn dài đủ cho Thu Hà ngâm 2 đến 3 video nữa. Còn tôi không đựơc ai ngâm thơ thì tôi không viết bình giảng để giảng giải ý nghĩa từng câu thơ, giải thích từng từ ngữ khó hiểu, từng điển tích vận dụng. Thu Hà bảo rằng những đoạn sau viết như kiếm hiệp toàn chuyện đâm chém máu me trả thù và có những kẻ tiểu nhân còn đồn đại Thu Hà có tình ý với tôi như người yêu chuẩn bị làm vợ lẽ cho tôi là để chặn họng Thu Hà và gián tiếp kìm hãm sự sáng tạo văn chương của tôi. Khổ lắm Thu Ha ngâm thơ đâu chỉ riêng cho mình tôi. Cô ta còn ngâm cho hàng chục hàng trăm người khác. Còn tôi đâu chỉ có Thu Hà được tôi làm thơ tán tỉnh hồn bướm hoa tiên mà còn hàng trăm cô kiều nữ khác mà tôi quen biết trên mạng facebook. Người phụ nữ tôi tặng thơ nhiều nhất là Mai Hoài Thu 453 bài thơ, Hiền Châu 353 bài, Trần Hiền Châu 194, Thi Nguyên 193, Giang Hoa 175, Thimy Ngoc Huynh 150, Vũ Hòai Trang 78, Lệ Hải 67, Pich Hạnh 60, Jacke Lương 46, vân vân và vân vân đông không kể xiết…. Còn Trần Thu Hà ngâm tặng tôi rất nhiều thơ mà tôi chỉ viết tặng Thu Hà có 41 bài thơ thôi. Nếu tôi là Hoàng Đế vương quốc thơ thì tôi sẽ căn cứ vào số thơ tôi viết tặng cho các nàng. Tôi sẽ phong  Mai Hoài Thu làm chánh cung hoàng hậu. Trông coi hậu cung gồm tứ cung bát viện thơ. Hiền Châu sẽ là bắc cung hoàng hậu, Trần Hiền Châu sẽ là nam cung hoàng hậu, Thi Nguyên là đông cung hoàng hậu, Giang Hoa là tây cung hoàng hậu còn hàng chục các nàng kiều nữ khác sẽ phong là phi tần và hàng trăm cung nữ …. Trần Thu Hà là một quý phi được tôi sủng ái vì đã ngâm thơ tôi. Nếu được như vậy thì tốt quá phải không các bạn nhỉ? Tôi có thể vểnh râu rồng mà nói rằng: Giang sơn thơ này là của trẫm liệu có quá đáng hay không?

 Vì miệng lưỡi thiên hạ đểu gỉa đồn thổi thối quá, nên cô ấy bớt ngâm thơ tôi đi là thiệt thòi cho cảm xúc văn chương thơ phú của tôi. Thu Hà viện cớ thơ tả cảnh rùng rợn không ngâm và tôi cũng không viết bình giảng nữa là thiệt thòi cho kho tàng văn học Việt Nam và thiệt thòi cho các bạn có tấm lòng với văn chương chữ nghiã nước nhà. Bọn tiểu nhân vô học ngu dốt háo danh hãnh tiếc chắc hẳn sẽ đắc ý cười thầm. Thu Hà không chịu ngâm thơ tôi tức là đã trúng mưu chúng nó. Thật là đáng tiếc cho nền kho tàng văn học Việt Nam.

6.10.2019 Lu Hà
































Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét