Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2019

CHƯƠNG XIII. Vật Lộn Với Cuộc Sống (1)


Truyện dài của Lu Hà phần 1

Xâ hội tư bản không phải là thiên đường, không phải là miền đất hứa mà Chúa đã ngỏ ý ban cho ông Abraham là thủy tổ của người Do Thái và người Ả Rập, cũng chưa hẳn là nơi đất lành thì chim đậu, không phải hễ ai đến đây là có thể bốc được của trời. Nhưng ở đây người ta có quyền học tập, lao động, làm việc hết sức mình và có quyền lười biếng. Lười biếng thì ít tiền, lười thối thây ra nghĩa là chả làm gì cả động đậy đến chân tay, lười đến mức không thèm có gia đình, không vợ không con cũng chả sao, không nhà không cửa thì là vô gia cư bụi đời mà người Đức quen gọi là: “Asoziale và Lumpenproletariat“ Asoziale là tiếng gọi khinh miệt đã có từ thời Đức quốc xã Hitler. Còn cái gọi là vô sản lưu manh, vô sản rẻ rách “ Lumpenprotariat” lại chính từ cửa miệng ông tổ cộng sản Các Mác nói ra. Vậy Hitler có khác chi con đẻ của Các Mác? Nhưng dưới chế độ nhà nước tư bản Đức họ vẫn được nhận tiền cứu trợ của phòng xã hội 10  Euro hàng ngày. Theo tôi là đủ để ăn no mỗi ngày  để duy trì mạng sống với điều kiện không bia bọt thuốc sái. Người nước ngoài với lý do tỵ nạn đến đây  tìm kiếm tự do  gọi là Asyl cũng được nhận được khoảng 143 € đến 150 € một tháng.


Tôi không phải bụi đời hay vô sản lưu manh hóa. Tôi có vợ Đức và 3 con, nhà nước cộng sản lưu manh công nông Đông Đức không cho tôi kết hôn thì vừa mới sang Tây Đức chân ướt chân ráo vài tháng tôi làm đơn tới tòa án tối cao ở Karlruhe và nhận được giấy chứng nhận quyền cấp tốc kết hôn. Chúng tôi kết hôn có ông Baker là người của liên đoàn thiên chúa giáo gọi là Caritasverband cử ra giúp đỡ và một người phụ nữ Đức người hàng xóm quen của chúng tôi làm nhân chứng trước tòa thị chính. Sau này xin ra nhập đạo công giáo tôi lại nhận bí tích kết hôn một lần nữa. Sahra thật là hạnh phúc đã 3 lần được tôi làm lễ kết hôn. Một lần ở Pirna, lần thứ hai ở quận L- H và lần thứ 3 ở nhà thờ.  Lần cuối ở nhà thờ có làm lễ lớn hơn, mở tiệc linh đình có nhiều bạn bè tới dự. Sau này khi biết rõ tông tích mình là người Do Thái thì vợ tôi và các con tôi theo đạo Do Thái còn tôi vẫn là một người công giáo loại thoang thoảng hoa nhài.

Tôi xin làm ở nhà máy tiện sản phẩm chế tạo ô tô có tên gọi là Pleuco. Sau khi nghiên cứu kỹ hồ sơ họ biết tôi trải qua nhiều nghề, nhất là công nhân kỹ thuật máy mài tự động hồi ở Dreden tại xí nghiêp quốc doanh Kerb-Konus tôi rất quen với bàn phím và màn hình.  Nên họ nhận tôi vào vừa học vừa làm điều khiển máy tiện tự động CNC viết tắt từ cụm chữ: “Computerrized Numerical Control “. Người học đòi hỏi phải có trí nhớ tốt các con số và mật mã. Học cách lên trương trình cho máy làm việc. Tôi vốn dĩ là loại người thông minh bẩm sinh. Thời còn là học sinh cấp 3 tôi rất giỏi về môn toán nên chỉ trong vòng 3 tháng tôi đã nắm hết các bí quyết và một mình tôi có thể ung dung điều kiển hai máy tiện tự động. Cả nhà máy khoảng vài trăm máy tiện tự đông khác gọi là Schütte phải phụ thuộc vào 2 cái máy tiện dài của tôi. Đại để khi kim loại được sản xuất từ nhà máy thép, gồm những thanh sắt dài hình trụ chở đến lại qua khâu luyện kim qua lò xử lý đến hàng nghìn độ để nguội lạnh, rồi lại trở đến chỗ tôi xếp lên giá tiện bỏ hết lớp vỏ sần sùi bên ngoài đi. Sau đó có người chở đi phân phối tới các thợ tiện máy tự động Schütte, rồi lại  tiện thành những vòng sản phẩm cuối cùng. Các công nhân cả Đức lẫn người nước khác như Anh, Pháp, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ v.v… rất kinh ngạc trước khả năng học và làm việc của tôi. Người đồng nghiệp đứng ra chịu trách nhiệm hướng dẫn tôi sau 3 tháng thì làm ca khác cũng phải ghen tỵ với tôi. Hai máy tiện này phải chạy 3 ca, còn hàng trăm máy tiện khác chỉ chạy có 2 ca thôi. Tôi vì nợ nần nhiều nên tôi cố làm cho thật năng xuất. Các đồng nghiệp phải kêu lên:
-Mày làm việc năng xuất thế này chúng tao không theo kịp, làm việc từ từ thôi, mày có cố làm thì lương mày cũng chỉ nhỉnh lên chút ít thôi.
Nhưng tôi không nghe họ, thật là một sự ích kỷ sai lầm. Ngày xưa từng là thợ may tôi hay nhạo báng thằng Thái làm việc gì mà mặt tái xanh tái tử đến mức gan vỡ mủ mà không biết. Trong khi các đồng nghiệp lương 500 Mark là ít nhất, thường là trên 1.000 Mark mà tôi chỉ có 300 thôi vẫn cứ dửng dưng. Thế mới biết công nhân lao động ở nước tư bản họ khôn ranh hơn ở nước xã hội chủ nghĩa rất nhiều. Chính vì vậỵ từ chỗ quý mến mà các đồng nghiệp trong tổ tiện không ưa tôi . Nếu như ở Việt Nam thì họ bình bầu tôi là lao động tiên tiến, nhà nước cấp bằng khen có khi họ còn phong tôi là anh hùng lao động, một tấm gương sáng cho toàn dân noi theo, tôi sẽ nhận các tấm huân huy chương bằng đồng nhôm sắt gì đấy thật là nở mặt nở mày hãnh diện tự hào vô cùng. Tên tôi sẽ được ghi trong bảng phong thần như các vị Lương Đình Của, Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa, Cù Thị Hậu v. v… Nhưng ở đây một nước tư bản, thật là mỉa mai cay đắng tôi thành bơ vơ ngỡ ngàng là mình bị các đồng nghiệp tẩy chay họ không muốn làm việc với tôi. Thật là đau khổ cho tôi, có thể bị mất chỗ làm việc.

21.9.2019 Lu Hà












Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét