Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2017

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 21



Bài thơ “Đan Áo Cho Chồng“ mà tác gỉa là T.T.Kh viết vào năm 1937, nghe nói của thi sĩ Thâm Tâm có 6 khổ 24 câu. Tôi thấy nhiều câu còn ép vận, ý chưa thông thoáng, nên tôi  chuyển dịch ra 8 khổ gồm 32 câu . Hôm nay cô Thu Hà ngâm bài thơ chuyển dịch của tôi. Vậy tôi xin bình giảng ý nghĩa từng câu trong thơ tôi thôi. Còn nguyên tác của T.T.Kh hay của Thâm Tâm tôi miễn bình giảng để dành phần cho các nhà bình thơ Việt Nam.


Thật ra bài thơ “Đan Áo Cho Chồng“ xét về mặt văn phong mà nói trình độ còn kém hơn so với 3 bài thơ 7 chữ Hai Sắc Hoa TiGon của T.T.Kh hay Thâm Tâm. Nên tôi nghi là của một tác gỉa nào đó, chứ không phải của T.T.Kh hay của Thâm Tâm. Sự khác nhau đó không chỉ thể loại văn phong mà còn khác nhau về cả khung cảnh không gian và thời gian.
“ Quang cảnh lạ, tháng ngày dài
Đêm đêm nghĩ đến ngày mai giật mình“
Bài thơ giống như một người nào đó khi đọc 3 bài thơ ký tên là T.T.Kh đăng trên báo, mới vui tếu mỉa mai trêu ghẹo lại, đằng ấy ký tên là T.T. Kh cái tên mập mờ vì đằng ấy sợ lộ tẩy, bẽ mặt mình là một tay đàn ông đực rựa, không lẽ tớ cũng không được ký tên là T.T. Kh ? 3 bài thơ kia là thơ 7 chữ tương đối nhuần nhuễn về dòng họ thơ đường thì bài lục bát này lại loạng choạng về vè. Giống như người phụ nữ đã ra khỏi lãnh thổ Việt Nam bị cha mẹ gả bán bức hôn cho một chú khách, chú chệt, chú ba Tàu bự nào đó mà đêm đêm nghĩ đến ngày mai giật mình. Không biết mình có còn được đối xử như vợ không mãi mãi hay chuyền tay nhau hầu hạ tất cả đàn ông nhà chồng và bạn bè của hắn? Ông Nguyễn Bính nhà ta cũng nhập nhằng, người ta nói chữ vườn thanh tức mảnh vườn dưới ánh trăng thanh thì ông biạ ra mảnh vườn ở tỉnh Thanh Hóa. Ông làm thơ kể lể một đêm ông đi lang thang chơi bụi giang hồ, ông ghé vào ngủ trọ ông quen một cô gái nhà quê dệt vải. Khi ông quay trở lại thì cô gái đã lấy chồng và ông nghe lão bộc kể chuyện lại nên ông hoài cảm thương nhớ đau khổ và ông làm thơ. Ông ký luôn tên là Nguyễn Bính có người yêu tên là cô Khánh. Về trí tưởng tượng thi nhân tớ thấy rất đáng khen, nhưng chuyện nhận vơ là đáng cười. Không lẽ gần 80 năm sau Lu Hà này cũng lại nhận người phụ nữ hơn cả tuổi mẹ mình là người yêu à? Hỡi các bạn yêu thơ nhà văn, nhà thơ, nhà bình thơ và học gỉa Việt Nam thấy có lố chưa? Gần thế kỷ nay cứ tranh cãi nhau hoài gọi là nghi vấn văn học.


 Nhưng tôi vẫn cứ chuyển dịch và viết dài thêm 2 khổ nữa. Tôi cũng đã từng chuyển thể thơ 7 chữ của Nguyễn Bính bài “Mùa Đông Đan Áo“ sang thể song thất lục bát.

Cô Nàng Đan Áo


Quyết không nhớ nưã cho sầu khổ
Nàng đã qua sông lỡ chuyến đò
Chiều nay con bướm bơ vơ
Hoa vườn héo uá lờ mờ hơi sương

Đã lâu lắm tơ lòng vương vấn
Cho đời tôi lận đận mãi thôi
Rằng tôi yêu dấu một người
Nay đành ngậm miệng vẫn hoài nhớ mong

Tên người ấy tôi không muốn nói
Gọi làm chi nhức nhối tim đau
Mấy lần dan díu bên nhau
Tình trao lá rụng qua cầu gió bay

Bởi ván đóng thuyền say theo lái
Để mặc tôi thui thủi giấc mơ
Cô nàng đan áo len chờ...
Hương ba ngày đượm sen đào chưa tan

Hương cứ đượm nồng nàn da diết
Ở hồn tôi tha thiết mất rồi
Tôi yêu khổ lắm nàng ơi!
Chiều nay gió lạnh chơi vơi bướm hồng

Dành tất cả muà đông đan áo
Cho những ai tất cả người quen
Còn tôi nàng lại lãng quên
Thành người xa lạ chẳng tên tuổi gì?

Tôi thành kẻ lạc loài đơn bạc
Oan bao la vô phước cũng nhiều
Mà sao tôi chẳng thôi yêu
Vẫn con đường ấy sớm chiều tôi qua...!

cảm dịch thơ Nguyễn Bính: Muà Đông Đan Áo
20.10.2012 Lu Hà



Đan Áo Dở Dang
Cảm dịch thơ T.T.Kh

Tiêu đề bài thơ Đan Áo Dở Dang thay cho Cung Đàn Dở Dang, Duyên Tình Dở Dang mà thôi. Tả một câu chuyện tình bi thảm.

Em đi tìm lại bến yêu
Sầu vương bi lụy mang nhiều khổ thương
Giang đầu ngào ngạt mùi hương
Nửa hồn theo cánh chim sương bão bùng“

Người ta thường nói thuyền tình bể ái. Bến đò trầm luân, ván đã đóng thuyền tức người phụ nữ đã lấy chồng, hoa có chủ. Bây giờ lại đi tìm bến yêu tức mối tình đầu và hé mở cho ta biết: Cuộc sống hiện tại không hạnh phúc

“Mịt mùng chẳng thấy hừng đông
Xót xa cho kẻ lấy chồng mù tăm
Mấy muà đông lạnh băng tâm
Áo len đan dở tình thâm chất chồng“

Một tâm trạng bi thảm dồn nén, lấy chồng kiểu như đáng sổ số trao trứng cho ác, nhưng vì nghĩa vụ làm vợ, thuơng cha gìa vì chữ tình thâm hiếu tử mà theo lề thói Việt Nam đan áo cho một ngã chồng hờ.

“Lồng son buộc sợi tơ hồng
Con chim bé nhỏ theo dòng tương tư
Bốn muà nhạt nhẽo bơ vơ
Tiêu sơ tàu lá bơ phờ khóc than“

Tự ví đời  mình như con chim nhốt trong lồng vàng, cảnh gái có chồng sao mà giống nàng Kiều gả cho Mã Giám Sinh thế?

“Rối lòng gỡ chỉ áo đan
Đan đi đan lại tấm thân phũ phàng
Vàng anh ủ rũ bẽ bàng
Làm sao thoát khỏi lồng vàng khổ đau“

Đan rồi thì gỡ ra đan lại, cốt để giết thời gian vì có thật sự yêu lão chồng hờ này đâu? Cho  lão chờ hết cả mùa đông không có áo mặc cho bõ ghét cái mặt bự, bụng sệ, mông tóp hai chân ống điếu thuốc phiện gật gà kiểu ba Tàu hay Đài Loan gì đó.

“Ngoài kia mưa nắng lao xao
Còn chi mong đợi muà trao nắng bồng
Thương con chim nhỏ trong lồng
Như người nhân thế lạc vòng trần căn“

Thôi coi như tiêu đời rồi, hết hy vọng trở về cố thổ nhìn con chim trong lồng mà ứa nước mắt ra

Tình thù oan trái thế gian
Bao đời lễ giáo giam thân má hồng
Tháng năm tóc uá héo lòng
Miả mai cho kẻ cùng đường như tôi“

Lễ giáo đây là nói về Khổng Tử: Tại gia tòng phụ, ký gía tòng phu, phu tử tòng tử. Con gái khi còn ở nhà nghe cha giáo huấn về công dung ngôn hạnh, lấy chồng nghe chồng dạy bảo. Chồng chết phải tuân thủ mọi gia huấn của ông kễnh con tức con trai mình.

“Đời em khổ lắm chị ơi!
Đêm giông mà nghĩ cảnh đời tả tơi
Ngoài trời tầm tã mưa rơi
Vùi chôn sầu tủi đầy vơi lệ trào“

4 câu thơ tả nội tâm người phụ nữ bị đày đọa, khổ nhục, đau khổ dằn vặt cho thân phận liễu yếu đào tơ phấn son kim chỉ…

Áo len dang dở nghẹn ngào
Đêm đông gió bão thì trào chưa tan
Xứ sở lạ, tháng năm tàn
Trái tim cô quạnh muôn vàn sầu tang !“

4 câu kết theo trường phái thơ thơ tượng trưng siêu thực thịn hành ở Pháp thế kỷ 19 và thập kỷ đầu 20 mà các cô Tú cậu Cử trường Tây thích làm như Xuân Diệu chuyễn dich từ thơ Pháp có câu:

“Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm“

Hay Lưu Trọng Lư cũng chuyển dịch từ một bài thơ Pháp nào đấy chỉ có 9 câu  thôi. Cũng được người ta phổ nhạc Tây vào hát.

“Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?

Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?“

17.2.2010 Lu Hà


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét