Bài “Khổ
Lụy Tình Em“ tôi họa lại tương đối sát với vần “Bài Thơ Thứ Nhất“ của T.T.Kh
hay Thâm Tâm. Theo tôi Thâm Tâm cũng tự
dùng phép phân thân như anh chàng Tôn Ngộ Không dùng thuật cân đẩu vân nhập vào
hồn cô Khánh mà viết ra bài thơ thứ nhất này. Một tín hiệu thử phản ứng của người
yêu khi đọc báo. Tôi giữ gần đúng vần như nguyên tác là 10 khổ 40 câu, chỉ biến
ảo tình tiết câu chữ theo tâm trạng
cảm xúc của tôi. Riêng câu: “Từ đấy không mong không dám hẹn
Một lần gặp
nữa dưới trăng nghiêm“
Tôi cho là một câu tối nghĩa, trăng nghiêm là trăng gì? Đã yêu đã đau khổ thì trăng cũng yêu, cũng buồn, cũng đau khổ còn trăng nghiêm là trăng gì? Nghiêm là nghiêm túc cấm sờ mó hôn hít khóc lóc? Thật vô lý đã gọi là tình yêu khổ não, người đàn bà nào có ý nghĩa gặp lại người tình thì tiếc gì tấm thân mất trinh tuyết của mình để trao tặng cho chàng. Còn nghĩ chuyện nghiêm túc chỉ là ý nghĩ của anh chàng Thâm Tâm vì yêu cô Khánh qúa, nhưng không được cô ta đáp lại nhưng hy vọng gặp lại trong một hoàn cảnh nghiêm túc đứng đắn lạnh nhạt. Em vẫn khoẻ chứ, có còn muốn vẽ tranh truyền thần không? Anh sẽ vẽ tặng em miễn phí. Nhưng dù Khánh viết hay Thâm Tâm viết không quan trọng mà chỉ biết đây là một bài thơ hay. Có hay thì mới làm tôi cảm xúc mà chuyển dịch hay họa lại. Tôi lại tiếp tục bình giảng bài thơ của tôi. Còn thơ Thâm Tâm tôi không bình giảng.
Tôi cho là một câu tối nghĩa, trăng nghiêm là trăng gì? Đã yêu đã đau khổ thì trăng cũng yêu, cũng buồn, cũng đau khổ còn trăng nghiêm là trăng gì? Nghiêm là nghiêm túc cấm sờ mó hôn hít khóc lóc? Thật vô lý đã gọi là tình yêu khổ não, người đàn bà nào có ý nghĩa gặp lại người tình thì tiếc gì tấm thân mất trinh tuyết của mình để trao tặng cho chàng. Còn nghĩ chuyện nghiêm túc chỉ là ý nghĩ của anh chàng Thâm Tâm vì yêu cô Khánh qúa, nhưng không được cô ta đáp lại nhưng hy vọng gặp lại trong một hoàn cảnh nghiêm túc đứng đắn lạnh nhạt. Em vẫn khoẻ chứ, có còn muốn vẽ tranh truyền thần không? Anh sẽ vẽ tặng em miễn phí. Nhưng dù Khánh viết hay Thâm Tâm viết không quan trọng mà chỉ biết đây là một bài thơ hay. Có hay thì mới làm tôi cảm xúc mà chuyển dịch hay họa lại. Tôi lại tiếp tục bình giảng bài thơ của tôi. Còn thơ Thâm Tâm tôi không bình giảng.
Khổ Lụy Tình Em
Cảm dịch Bài Thơ Thứ Nhất cuả T.T.Kh
Cái khổ này lan sang cái khổ khác thành một chuỗi khổ liên kết với nhau bi lụy lẫn nhau. Khổ từ anh sang em hay ngược lại. Cái tiêu đề bài thơ tôi đặt cho là như vậy. Còn anh chàng Thâm Tâm hay cô Khánh nào đó gọi là bài thơ thứ nhất. Chắc nỗi ấm ức còn đè nặng trong lòng để rồi sẽ còn viết bài thơ thứ hai, thứ ba hoặc bài thơ cuối rồi không viết nữa? Từ đó ta có thể tâm trạng tác gỉa làm thơ vô đề từ một sự thách đố một sự u uẩn dồn nén nào đó mà muốn tự mình giải tỏa. Có thể không đúng như tình tiết nào là vuốt tóc, nào là hoa tim vỡ, nào là tình ta cũng tan vỡ thế thôi…. Nên tác gỉa không giám mô tả bài thơ theo mối tình đơn phương. Nhưng căn cứ nội dung bài thơ qủa là người phụ nữ này sầu khổ hoang mang bất an thật. Một bài thơ hay rất xứng đáng để tôi cảm xúc và họa lại.
Cái khổ này lan sang cái khổ khác thành một chuỗi khổ liên kết với nhau bi lụy lẫn nhau. Khổ từ anh sang em hay ngược lại. Cái tiêu đề bài thơ tôi đặt cho là như vậy. Còn anh chàng Thâm Tâm hay cô Khánh nào đó gọi là bài thơ thứ nhất. Chắc nỗi ấm ức còn đè nặng trong lòng để rồi sẽ còn viết bài thơ thứ hai, thứ ba hoặc bài thơ cuối rồi không viết nữa? Từ đó ta có thể tâm trạng tác gỉa làm thơ vô đề từ một sự thách đố một sự u uẩn dồn nén nào đó mà muốn tự mình giải tỏa. Có thể không đúng như tình tiết nào là vuốt tóc, nào là hoa tim vỡ, nào là tình ta cũng tan vỡ thế thôi…. Nên tác gỉa không giám mô tả bài thơ theo mối tình đơn phương. Nhưng căn cứ nội dung bài thơ qủa là người phụ nữ này sầu khổ hoang mang bất an thật. Một bài thơ hay rất xứng đáng để tôi cảm xúc và họa lại.
“Buổi ấy thơ bay tà áo trắng
Nữ sinh trinh bạch một mùi hương
Bỗng đâu gió chướng từ xa lạ
Thổi tắt lòng em nỗi xót thương“
Trinh bạch chỉ người con gái trong trắng, không một chút nhơ bẩn, xấu xa, cuộc đời trinh bạch, chưa hề va chạm với đàn ông. Còn nếu như đã chung chạ với đàn ông tức là mất trinh. Như cụ Nguyễn Du mô tả:
Trinh bạch chỉ người con gái trong trắng, không một chút nhơ bẩn, xấu xa, cuộc đời trinh bạch, chưa hề va chạm với đàn ông. Còn nếu như đã chung chạ với đàn ông tức là mất trinh. Như cụ Nguyễn Du mô tả:
"Thân lươn
bao quản lấm đầu, Chút lòng trinh bạch từ sau cũng chừa“
Gió chướng là gió mùa Đông bắc. “Gió Chướng” là tên gọi địa phương của bà con nông dân ở Nam Bộ đối với gió mùa Đông Bắc và gió tín phong. Khi có gió Chướng mạnh có thể làm cho độ mặn tăng làm thiệt hại không ít cho mùa màng. Nó là cơn gió độc không lành chỉ gây ra tai họa . Ý nói cuộc tình duyên giữa cô nữ sinh và anh thợ vẽ không thuận buồm xuôi gió. Cơn gió này thổi tắt ngọn lửa ái tình đang hừng hực bốc cháy trong lòng cô gái để lại một vết thương lòng.
Gió chướng là gió mùa Đông bắc. “Gió Chướng” là tên gọi địa phương của bà con nông dân ở Nam Bộ đối với gió mùa Đông Bắc và gió tín phong. Khi có gió Chướng mạnh có thể làm cho độ mặn tăng làm thiệt hại không ít cho mùa màng. Nó là cơn gió độc không lành chỉ gây ra tai họa . Ý nói cuộc tình duyên giữa cô nữ sinh và anh thợ vẽ không thuận buồm xuôi gió. Cơn gió này thổi tắt ngọn lửa ái tình đang hừng hực bốc cháy trong lòng cô gái để lại một vết thương lòng.
“Tôi có ngờ đâu cuộc biển dâu
Trùng dương sóng dữ một đời hoa
Hàng phong ủ rũ thuyền thăm ván
Bãi biển người đi cách biệt xa…“
Biển dâu là từ chữ thương hải tang điền, sóng biển vùi dập đời con gái, hàng phong có thể gọi là những cây chắn gió như phi lao, bạch đàn, cây thông cũng ủ rũ vì người con gái đã có chồng như hoa có chủ thuyền đã đóng ván và người yêu giận dỗi bỏ đi.
Biển dâu là từ chữ thương hải tang điền, sóng biển vùi dập đời con gái, hàng phong có thể gọi là những cây chắn gió như phi lao, bạch đàn, cây thông cũng ủ rũ vì người con gái đã có chồng như hoa có chủ thuyền đã đóng ván và người yêu giận dỗi bỏ đi.
“Thui thủi đèn khuya một bóng hình
Tôi thương lá rụng dưới vòm xanh
Trăng sao buồn bã vương tà áo
Ánh sáng xa xăm khóc phận mình.“
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ, khổ thơ tả nỗi cô đơn tâm trạng hoang mang của người phụ nữ. Ánh sáng xa xăm chỉ cung Quảng có chị Hằng Nga cũng buổi tủi vì cùng chung số phận cảnh ngộ như cô Khánh. Tất nhiên khi buồn thì nơi cổng cao rào kín trong một tòa biệt thự cô Khánh thường đi dạo quanh quẩn trong vườn làm cho ánh trăng sao khóc những giọt sương rơi xuống thấm ướt tà áo cô.
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ, khổ thơ tả nỗi cô đơn tâm trạng hoang mang của người phụ nữ. Ánh sáng xa xăm chỉ cung Quảng có chị Hằng Nga cũng buổi tủi vì cùng chung số phận cảnh ngộ như cô Khánh. Tất nhiên khi buồn thì nơi cổng cao rào kín trong một tòa biệt thự cô Khánh thường đi dạo quanh quẩn trong vườn làm cho ánh trăng sao khóc những giọt sương rơi xuống thấm ướt tà áo cô.
“Pháo cưới kiệu hoa đã đến nhà
Để rồi tôi vẫn phải đi theo
Ngại ngùng mưa nắng thương buồn nhớ
Phòng lạnh trời ơi, gió bốn muà…“
Yêu như thế, say đắm như thế, khổ như thế mà cuối cùng cũng phải tặc luỡi buông xuôi thôi lấy chồng quách đi cho rảng đền báo ân đức cho mẹ cho tròn chữ hiếu. Khi kiệu hoa đến rước đi pháo nổ là xong, nhưng nỗi buồn cứ âm ỉ bốn mùa vì nhớ người mình thực sự yêu. Cụ thể là anh chàng Thâm Tâm thợ vẽ kiêm văn sĩ.
Yêu như thế, say đắm như thế, khổ như thế mà cuối cùng cũng phải tặc luỡi buông xuôi thôi lấy chồng quách đi cho rảng đền báo ân đức cho mẹ cho tròn chữ hiếu. Khi kiệu hoa đến rước đi pháo nổ là xong, nhưng nỗi buồn cứ âm ỉ bốn mùa vì nhớ người mình thực sự yêu. Cụ thể là anh chàng Thâm Tâm thợ vẽ kiêm văn sĩ.
“Từ đó trở đi rủ cánh rèm
Hương hoa hò hẹn bóng trăng yên
Còn đâu bóng dáng bên vườn vắng
Nhặt cánh cánh TiGon chạnh nỗi niềm“
Khi lấy chồng rồi mà ông chồng nghi ngờ vợ mình đã có người yêu thì ổng ngăn cấm không cho ra ngoài. Muốn đi chợ mua sắm gì sẽ có đứa ở làm mật thám tình báo cho ông bám theo với danh nghĩa giúp cô chủ vào theo dõi luôn. Có gì thì báo lại ông chủ để nhận tiền thưởng. Cô chỉ còn biết gửi hồn mình vào chùm hoa cánh bướm cánh chim hò hẹn nhau duới bóng trăng yên bình và có thể dan díu mờ ám tằng tịu nhau chả ai biết đó là đâu chứ không phải trăng nghiêm như nguyên tác. Cô buồn cô thả hồn đi hoang cô làm thơ cô nhặt đóa hoa Tigon là biểu tượng cho tình yêu của cô mà cảm thấy chạnh lòng, nỗi niềm buồn thê thảm.
Khi lấy chồng rồi mà ông chồng nghi ngờ vợ mình đã có người yêu thì ổng ngăn cấm không cho ra ngoài. Muốn đi chợ mua sắm gì sẽ có đứa ở làm mật thám tình báo cho ông bám theo với danh nghĩa giúp cô chủ vào theo dõi luôn. Có gì thì báo lại ông chủ để nhận tiền thưởng. Cô chỉ còn biết gửi hồn mình vào chùm hoa cánh bướm cánh chim hò hẹn nhau duới bóng trăng yên bình và có thể dan díu mờ ám tằng tịu nhau chả ai biết đó là đâu chứ không phải trăng nghiêm như nguyên tác. Cô buồn cô thả hồn đi hoang cô làm thơ cô nhặt đóa hoa Tigon là biểu tượng cho tình yêu của cô mà cảm thấy chạnh lòng, nỗi niềm buồn thê thảm.
“Đã mấy thu rồi tưởng lãng quên
Bỗng đâu gió thổi cánh hoa quen
Bâng khuâng khơi lại dòng thương cảm
Hận lỗi cung đàn để mất duyên“
Mấy thu rồi nghĩa là cô Khánh lấy chồng đã vài năm tưởng chừng đã quên anh chàng họa sĩ, bỗng đâu cơn gío nào cho một người bạn hay chị gái thấy em buồn nên mang cuốn tiểu thuyết Hai Sắc Hoa Tigon hay của anh chàng Thâm Tâm gửi qua bưu điện tới nhà, trong còn kẹp một đóa hoa máu.
Mấy thu rồi nghĩa là cô Khánh lấy chồng đã vài năm tưởng chừng đã quên anh chàng họa sĩ, bỗng đâu cơn gío nào cho một người bạn hay chị gái thấy em buồn nên mang cuốn tiểu thuyết Hai Sắc Hoa Tigon hay của anh chàng Thâm Tâm gửi qua bưu điện tới nhà, trong còn kẹp một đóa hoa máu.
“Mảnh mai một đoá hoa tim vỡ
Như những cuộc tình tiếc ngẩn ngơ
Lần lưã qua đi mùi cỏ uá
Vườn Thanh xơ xác chẳng nên chờ“
Phản ứng tạm lý là cô đọc cuốn sách này, kể một câu chuyện tình tuần thứ 7 gì đó của nhà xuất bản Thanh Châu hay Minh Châu giống như chuyện tình bí ẩn của cô?
Phản ứng tạm lý là cô đọc cuốn sách này, kể một câu chuyện tình tuần thứ 7 gì đó của nhà xuất bản Thanh Châu hay Minh Châu giống như chuyện tình bí ẩn của cô?
“Thôi thúc lòng tôi phải viết ra
Như tôi lỗi hẹn mối tình xưa
Hãy quên đi nhé thương và nhớ
Đừng khóc thở than với cả thơ“
Chịu không nổi và cô phải tự viết ra. Lối thơ này là thơ tư kể chuyện một sở trường của Nguyễn Bính ngày xưa.
Chịu không nổi và cô phải tự viết ra. Lối thơ này là thơ tư kể chuyện một sở trường của Nguyễn Bính ngày xưa.
“Khắc khoải canh khuya Cuốc gọi hè
Giọng buồn thê thảm để ai nghe
Bên song cưả sổ trăng nhìn lén
Thiếu phụ cô đơn lại não nề“
Con Cuốc tức là chim Đổ Quyên hay Đỗ Vũ. Có tích truyện hẳn hoi, giống chim này kêu vào lúc canh khuya nghe mà ảo não cả ruột gan. Cô buốn đến mức trăng phải lén nhìn trộm cô vì muôn tôn trọng sự yên tĩnh của cô, trăng rất thương cô. Như tôi Lu Hà đây thương người thiếu phụ hồng nhan bạc mệnh vậy mà làm thơ.
Con Cuốc tức là chim Đổ Quyên hay Đỗ Vũ. Có tích truyện hẳn hoi, giống chim này kêu vào lúc canh khuya nghe mà ảo não cả ruột gan. Cô buốn đến mức trăng phải lén nhìn trộm cô vì muôn tôn trọng sự yên tĩnh của cô, trăng rất thương cô. Như tôi Lu Hà đây thương người thiếu phụ hồng nhan bạc mệnh vậy mà làm thơ.
“Thôi thế thì thôi đã hết rồi
Cánh hoa tim ấy đã tàn phai
Tiếc chi một mảnh tình xuân héo
Khổ lụy thương đau nặng gánh đời !“
Một kết cục bi thuơng của một mối tình. Chẳng tại em chẳng tại anh chúng mình yêu nhau như thế mà không lấy được nhau thì trách cho duyên nợ định mệnh từ kiếp truớc. Thôi bỏ đi tiếc chi một mảnh tình đã héo, càng tiếc chỉ tổ nỗi thương đau tự đầy thêm đôi vai làm khổ đời mình mà thôi. Như cụ Tản Đà cũng phải thốt ra lời: Vì ai cho tớ phải lênh đênh- Nặng lắm ai ơi một gánh tình!”
Thôi thì quẳng đi cho nhẹ, mà an nhiên tự tại sống sao cho vui chờ kiếp sau ta lại gặp nhau vậy. Mấy bài thơ về hoa Tigon này tôi làm khoảng đầu năm 2010. Tức đã 7 năm rồi mà chả ai ngâm cho. Nay may mắn có Thu Hà ngâm nên mới viết bài bình giảng.
Một kết cục bi thuơng của một mối tình. Chẳng tại em chẳng tại anh chúng mình yêu nhau như thế mà không lấy được nhau thì trách cho duyên nợ định mệnh từ kiếp truớc. Thôi bỏ đi tiếc chi một mảnh tình đã héo, càng tiếc chỉ tổ nỗi thương đau tự đầy thêm đôi vai làm khổ đời mình mà thôi. Như cụ Tản Đà cũng phải thốt ra lời: Vì ai cho tớ phải lênh đênh- Nặng lắm ai ơi một gánh tình!”
Thôi thì quẳng đi cho nhẹ, mà an nhiên tự tại sống sao cho vui chờ kiếp sau ta lại gặp nhau vậy. Mấy bài thơ về hoa Tigon này tôi làm khoảng đầu năm 2010. Tức đã 7 năm rồi mà chả ai ngâm cho. Nay may mắn có Thu Hà ngâm nên mới viết bài bình giảng.
14.1.2017 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét