Tôi thấy trên mạng người ta ca ngợi ca sĩ Nguyệt Ánh hay
Việt Dzũng gì đó tôi không quan tâm để ý, tôi không phản đối. Tôi hững hờ chả để
ý gì. Nhưng tôi thấy vì Việt Dzũng muốn được phủ cờ vàng như một chiến tướng hy
sinh oanh
liệt theo kiểu da ngựa bọc thây ngoài chiến trường. Giả dụ như Anh
Ngô Kỷ có lên tiếng phản đối, thì tôi nghĩ Ngô Kỷ phản đối là đúng. Bản thân Việt
Dzũng có rất nhiều vấn đề, mới đây là vụ xin chữ ký xin tiền quyên góp của đồng
bào cho SBTN hay nhóm nào đó, rối loạn văn phòng quốc hội Hoa Kỳ v. v... Nên việc
phủ cờ vàng như một chiến tướng tôi thấy không ổn.
Việc anh tự ý phủ cờ gì là quyền của gia đình anh nhưng cấm
huy động quân binh tướng tá miền Nam cổ động chào cờ, cổ xúy, trống chiêng quá
mức thành ra lố bịch háo danh. Tôi ủng hộ ý kiến Ngô Kỷ, theo tôi Ngô Kỷ tuy ăn
nói nóng nảy nhưng anh là một triết gia rất thông thái. Làm quá mức như vậy
không phải là tình thương với Việt Dzũng mà chính là hại anh Dzũng. Cánh Trúc Hồ,
Hồng Thuận sau này sẽ được đà khuynh đảo lấn át chi phối mọi người và nấp sau
ngôi mộ Việt Dzũng để có những ý đồ hoạch định chiến lược chiến thuật mới hòng
cắt tiết, moi tiền lạm dụng tinh thần yêu nước của mọi người. Ngô Kỷ phản đối
không phải vì hẹp hòi, đố kỵ, ghen ghét ganh đua hư danh tiếng tăm với Việt
Dzũng, đừng lấy bụng tiểu nhân đo lòng quân tử. Ngô Kỷ không hèn hạ làm gì trái
với lương tâm với linh hồn người đã chết mà vì anh đã nhìn xa trông rộng di hại
của nó về sau rất khó lường. Nếu Việt Dũng quả thực xứng đáng như một chiến tướng
tôi tin Ngô Kỷ sẽ ủng hộ và chính Ngô Kỷ sẽ mặc áo tang qùy lạy bái phục trước
bài vị anh Dzũng. Hiện
nay tôi chưa thấy anh Ngô Kỷ chính thức nói năng hay trả lời phỏng vấn của anh
Ngô Kỷ về vụ Việt Dzũng ra đi. Hình như Ngô Kỷ không biết tin này: Việt Dzũng
chết rồi, hay anh lạnh lùng chả quan tâm đến, chuyện Việt Dzũng sống hay chết là
số mệnh Viêt Dzũng, trời cho thọ lộc nhiều thì hưởng nhiều, trời cắt giảm đi là
ý trời với Việt Dzũng chứ Ngô Kỷ chả liên quan gì mà Ngô Kỷ oán trách ông trời
không cho Việt Dzũng sống dai thêm để sát cánh cùng Ngô Kỷ chống cộng?
Họ lại chửi tôi là thằng dâm dục chuyên viết thơ tình ái
dâm đãng, không đứng đắn theo lề thói khuân phép Khổng Mạnh, ướt át chan chứa
hoa lá cành ong bướm lẳng lơ quá mức quá giới hạn. Nghĩa là lớp bớp ba láp cùng
hội cùng thuyền với Ngô Kỷ. Thực tế đến hôm nay anh Ngô Kỷ vẫn chẳng biết tôi
là ai, một kẻ xa lạ. Nhưng tôi vẫn cảm mến anh đấy vì theo cách suy tư của
riêng tôi . Tôi lại cảm xúc thành thơ tặng luôn Ngô Kỷ. Với Việt Dzũng là anh
hùng chống cộng hay vĩ nhân yêu nước thương dân gì đó thì tôi lại không có cảm
xúc gì mới lạ. Tôi lại có cảm hứng thơ phú trân trọng với anh Ngô Kỷ, người mà
khối kẻ cho là ba xạo, thất nghiệp( Arbeitlos ) Không gia cư( Obdachtlose ), đại
để là người mà họ cho là thấp kém. Còn tôi thì lại thấy tâm hồn anh thanh cao,
vầng trán anh mênh mông vô cùng.
Tôi không thấy anh đáng ghét mà rất đáng kính trọng. Tôi
kính trọng Ngô Kỷ là cái quyền con người của tôi, còn các vị qúy trọng Viêt Dzũng
là quyền cái quyền con người của các vị. Nào tôi có xúc phạm nói năng gì, tôi
tôn trọng quyền làm người, quyền yêu mến qúy trọng tha nhân của các vị. Nếu các vị cảm thấy ai đó đáng qúy đáng yêu,
đáng ôm hôn thiết tha trìu mến đắm say gọi là funy thần tượng gì đó. Cớ làm sao
các vị lại lăng mạ xỉ nhục tôi? Vì tôi dám cả gan kính trọng Ngô Kỷ mà không
theo các vị hay cộng đồng, cộng đảng gì đó tôn sùng, sùng bái anh chàng xướng
ca, MC Việt Dzũng? Các vị bảo đấu tranh cho dân chủ nhân quyền. Thế cái nhân
quyền, cái quyền được kính trọng của tôi với Ngô Kỷ không được à. Cấm tôi qúy mến
Ngô Kỷ? Dân chủ kiểu gì mà chỉ được quyền viết bài ca ngợi Việt Dzũng, ca ngợi
Ngô Kỷ tức là việt gian phản động phá hoại tình đoàn kết cộng đồng, cộng đảng.
Tôi cứ qúy mến anh Ngô Kỷ đấy thì đã làm chết ai, tổn hại gì đến cá nhân ai? Tổn
hại gì đến cộng đồng, cộng đảng nào? Rõ thật buồn cười.
Anh Ngô Kỷ Là Ai?
Anh Ngô Kỷ thiết tha nhân vị
Một tâm hồn giản dị phong sương
Nỗi niềm trăn trở quê hương
Thủy chung sau trước tình thương dạt dào
Phải chịu tiếng tào lao ba xạo
Chống bầy đàn lơ láo việt gian
Rưng rưng ngấn lệ ứa tràn
Lòng tôi chua xót vô vàn anh ơi!
Tôi bênh vực thành người dâm dục
Chúng tố tôi văn tục thơ thanh
Mỉa mai ong bướm trên cành
Lòng người thâm hiểm xú danh hôi rình
Người quân tử bất bình tủi hận
Khắp toàn cầu lận đận lao đao
Xứ người hoa nở xuân chào
Mà sao bạc bẽo nghẹn ngào thê lương
Đời ca tụng hoa hồng thơm thảo
Nhưng gai cào sương nhỏ lệ rơi!
Oán hờn sao mãi chẳng thôi
Hoa ơi sống tiếp dưới trời máu tanh
Yêu tổ quốc cũng thành bất lực
Không a dua khuấy đục nước trong
Vẩn vơ ngan ngỗng theo dòng
Ngư ông đắc lợi đèo bồng nợ vương
Ôi nòi giống Lạc Hồng muôn thuở
Bởi cớ sao đau khổ hư danh
Cờ vàng cờ đỏ tranh giành
Huyệt sâu nấm mộ cỏ xanh úa sầu
Người khí tiết cần đâu danh vọng
Trong trái tim biển động sóng dâng
Ngàn năm vang tiếng Bạch Đằng
Vương hầu bại tướng bẽ bàng ngàn thu
Hồn tử sĩ âm u rên rỉ
Người chiến binh chẳng vị tước danh
Miền Nam khói lửa chiến tranh
Viễn Đông hòn ngọc tan tành còn đâu?
Ở hải ngoại ruồi bâu ích kỷ
Chúng ghét anh Ngô Kỷ kiên cường
Dèm pha châm chọc khinh thường
Không nhà không cửa cộng đồng nhiễu nhương?
30.12.2013 Lu Hà
Tôi Đã Khóc Cho Người Phải Sống
Ta đã khóc cho người phải sống
Trời bao la mở rộng trái tim
Thương anh cảnh ngộ im lìm
Cô đơn vắng vẻ bóng chìm hoàng hôn
Anh Ngô Kỷ tâm hồn chan chứa
Chống việt gian hiểm họa giang san
Chui luồn thủ đoạn gian ngoan
Hư danh tham vọng lường gàn trắng đen
Người đã chết bon chen kèn cựa
Đám ăn theo hớn hở hò reo
Vinh quang hiển hách cố trèo
Ngán sao thị Nở Chí Phèo đò đưa
Tôn thần tượng say xưa giấc mộng
Tranh cãi nhau náo động hoàn cầu
Tình thương vô ý úa sầu
Sương sa nấm mộ dãi dầu gió mưa
Chút hư vị dư thừa uế xú
Để ngàn thu tủi hổ xót xa
Còn đâu lãnh thổ sơn hà
Bế bồng con cháu nhạt nhòa lệ rơi!
Thương Ngô Kỷ trọn đời chính trực
Chẳng cam lòng nhẫn nhục nước non
Không nhà chẳng có vợ con
Mấy ai thấu hiểu lệ tuôn đôi hàng!
viết cho Anh Ngô Kỷ
30.12.2013 Lu Hà
Tôi đã đọc bài Tại Sao Tướng Lê Quang Lưỡng.... Riêng bài
thơ từ chối phủ cờ vàng khi ông chết rất xúc động. Tôi đã kopie để nghiên cứu.
Cám ơn Anh Nguyẽn Quang Duy.
Trích dẫn:
Tại sao Tướng Lê Quang Lưỡng dặn: 'Tôi chết đừng phủ cờ
vàng?'
“ Thời trung cổ, các chiến binh người Mông Cổ khi ngồi
trên mình ngựa ra trận tiền mà không may tử trận, các đồng đội của họ lập tức
giết chết con ngựa mà anh ta cưỡi, lột lấy bộ da ngựa gói chặt tử thi quân nhân
này rồi cho chuyển về hậu phương hỏa táng theo tục lệ của quân đội người Mông Cổ.
Ðây là một nghi thức đầy vinh dự chỉ dành cho người lính
chết trận, không có biệt lệ dù đối với hàng tướng lãnh. Nghi thức này được lưu
truyền tới ngày nay đối với nhiều quân đội tại các quốc gia trên thế giới,
nhưng thay vì người ta dùng bộ da ngựa bọc thây người lính tử trận thì dùng lá
quốc kỳ của quốc gia đó phủ trên quan tài người đã vì đất nước mà hy sinh.
Thời quân đội Quốc Gia Việt Nam trong Liên Hiệp Pháp, quốc
kỳ vàng ba sọc đỏ chỉ được phủ lên quan tài quân nhân tử trận. Nhưng sang đến
thời Ðệ Nhất và Ðệ Nhị Cộng Hòa, tục lệ này được nới rộng cho cả bên lực lượng
bán quân sự, cán bộ và công chức nếu họ hy sinh đang lúc thừa hành công vụ. Sở
dĩ tục lệ này được nới rộng ra hàng ngũ những người không phải quân nhân là để
cho công bằng vì trong chiến tranh, nếu có người hy sinh vì quân vụ thì cũng có
người hy sinh vì công vụ, họ cũng phải được nhận vinh dự mà quốc gia dành cho họ.
Năm (5) cuối cùng của Ðệ Nhị Cộng Hòa, các ngành công chức và cảnh sát còn được
quyền tạo những huy chương riêng để vinh danh những viên chức hay nhân viên làm
việc xuất sắc, chẳng hạn như ngành thông tin và chiêu hồi có Tâm Lý Chiến Bội
Tinh Ðệ Nhất và Ðệ Nhị Hạng. Huy chương cao quí nhất của công chức, cán bộ là
Chương Mỹ Bội Tinh Ðệ Nhị và Ðệ Nhất Hạng, riêng Ðệ Nhất Hạng Chương Mỹ Bội
Tinh khi gắn xong phải cử quốc thiều như Bảo Quốc Huân Chương bên quân đội.
Tôi nhắc lại một vài chi tiết để cho thấy rằng trong điều
kiện nào một quân nhân hay một dân chính phục vụ quốc gia được hưởng vinh dự mà
quốc gia ban cho qua người đại diện hàng đầu cho quốc gia ấy. Tổng Thống VNCH
và đồng thời là tổng tư lệnh quân đội hay viên chức được ủy nhiệm là người đại
diện cho quốc gia để trao gắn huy chương hay quyết định phủ lá quốc kỳ vàng ba
sọc đỏ lên linh cữu của một quân nhân hy sinh ngoài chiến trường hay một công
chức tử nạn đang lúc thi hành công vụ.
Những tài liệu báo chí được lưu trữ trong Thư Viện Quốc
Gia VNCH, dưới thời Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, Tướng Hồ Văn Tố chỉ huy trưởng
Trường Bộ Binh Thủ Ðức đã bị vị tổng tư lệnh quân đội từ chối phủ quốc kỳ lên
quan tài vì lý do ông qua đời không phải là từ một nguyên nhân vinh dự. Năm
1964, phóng viên mặt trận của Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia, anh Khuất Duy Hải,
tử trận tại chiến trường Ðức Cơ, Pleiku, đã không được phủ quốc kỳ chỉ vì lý do
anh không phải là quân nhân. Tang lễ được hệ thống truyền thanh quốc gia đứng
ra cử hành trọng thể, tổng ủy viên Thông Tin (chức vụ tương đương với tổng trưởng
Thông Tin trong Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương), Tướng Nguyễn Bảo Trị đã đại diện
chủ tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương đến gắn Anh Dũng Bội Tinh với Ngành Dương
Liễu trên quan tài và vào dịp này bản tuyên dương công trạng cố phóng viên mặt
trận Khuất Duy Hải được đọc lên, nhưng không có quyết định phủ cờ vì trường hợp
anh là trường hợp đầu tiên một phóng viên mặt trận dân sự của ngành truyền
thanh quốc gia tử trận trên chiến trường khi đang thi hành công vụ. Dù phóng
viên mặt trận Khuất Duy Hải với những ký sự chiến trường được viết rất nhân bản
và xúc động phát thanh hàng tuần, hấp dẫn được hàng triệu thính giả, nhưng
chính phủ lúc đó là chính phủ quân nhân, chưa có tiền lệ phủ cờ nào dành cho những
công chức trung cấp hy sinh ngoài tiền tuyến.
Tôi nhắc lại một vài chi tiết lên quan đến nghi thức “da
ngựa bọc thây” đầy xúc động và vinh dự cho người nằm xuống trong trận mạc hay
phục vụ quốc gia không ngoài mục đích gì khác hơn là để nhắc lại rằng VNCH khi
xưa dù chưa phải là một vùng đất dân chủ tự do hoàn toàn, nhưng những nguyên tắc
liên quan đến việc ban phát ân sủng của quốc gia rất chặt chẽ. Cho nên sau này
nhiều đồng hương ở đây đưa ra những lời khuyên rất chí lý: “Dù VNCH đã mất, dù
quân đội, cảnh sát công chức, cán bộ đã tan hàng nhưng nên duy trì cái dấu ấn
tinh thần từ những gì đã mất.” Dấu ấn tinh thần đó là gì? Nhiều người trong cộng
đồng giải thích theo cách nhìn của họ “đó là tinh thần chí công vô tư, giữ gìn
tín niệm Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm một cách thành thực.” Ngày 30 Tháng Tư gần
kề, vấn đề trách nhiệm lại được đặt ra chứ không phải chỉ là những than khóc và
những lời đãi bôi nơi cửa miệng.
Năm nay, vấn đề ai là những người phải chịu trách nhiệm đã
để một nửa đất nước từ vĩ tuyến 17 đến mũi Cà Mau rơi vào tay những người cộng
sản được đặt ra với một bài thơ, một di chúc rất xúc động của một cố tướng lãnh
VNCH: “Mai tôi chết, xin cờ vàng đừng phủ.” Ðó là Thiếu Tướng Lê Quang Lưỡng,
nguyên tư lệnh sư đoàn Nhảy Dù mà thời chiến tranh Việt Nam, báo chí gọi ông là
“con sói của trận mạc,”
Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ
Lê Quang Lưỡng
Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ
Xác thân này đâu chết cho quê hương?
Súng gươm xưa đã bỏ lại chiến trường!
Thân chiến bại nhục nhằn nơi đất khách!
Hơn nửa đời đã tan rồi khí phách.
Nhớ bạn bè nằm xuống nghĩ mà đau!
Không quan tài cờ phủ giữa chiến hào,
Máu thịt đã thấm vào lòng đất mẹ.
Bao năm trời bao nhiêu người trai trẻ,
Chết không cần cờ phủ vẫn uy nghi.
Khi nằm xuống bạn nào đã cần gì?
Chỉ ước muốn thân này dâng đất nước,
Ta giờ đây đã tàn bao mơ ước!
Chuyện ngày xưa chỉ còn thấy trong mơ...
Ngày về quê càng lúc càng xa mờ.
Thời gian vẫn lạnh lùng theo năm tháng,
Tuổi càng cao lòng càng nghe mặn đắng!
Xót thân này khi chết bỏ lại đây!
Nơi xứ người bạn hữu chẳng còn ai??
Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét