Từ hôm qua đến hôm nay tâm hồn tôi xao động vì nhiều biến
cố sảy ra quá mức tưởng tượng vượt lên trên sức chịu đựng của con người. Tôi đọc
trang của cô Vanessa Le trên mạng Facebook, mà tức cảnh cảm hứng thơ tình với
cô, tâm hồn thơ của tôi lai láng và rồi lại bực dọc khó chịu khi đọc tin trên
Facebook ông cò thơ Đỗ Minh Xuân dám sửa 1000 đơn vị thơ hay 1000 chữ trong tác
phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, và còn được một ông tự nhận mình là
giáo sư tên là Vũ Khiêu nhiệt liệt hoa hô tán thuởng, họ bày trò in ấn hội thảo
để kiếm chút đỉnh chung trong cái trò hề trường kỳ hủ hóa ngu dân của Đảng? Họ
vẫn chủ trương đường lối nghệ thuật vị nhân sinh, thơ ca nhằm phục vụ quần
chúng lao động, phục vụ sản suất và chiến đấu. Tôi nghĩ bụng đúng là một lũ ô
trọc biết quái gì về thơ văn mà dám sửa đổi làm ô uế cả nền văn chương Việt
Nam.
Nên tôi gộp cả hai cảm xúc này làm một hệ thống lý luận
thơ tình đa nghĩa và thơ đấu tranh độc nghĩa. Vì sao thơ tình câu chữ đa nghĩa
mới hay và thơ đấu tranh chỉ nên độc nghĩa, nói thẳng, nói rõ ràng rành mạch để
tránh hiểu lầm?
Trích dẫn 4 câu thơ của Vanessa Le trong bài thơ của cô:“
Như Đã Bay Xa “
“… Bè ai thả nổi trên dòng sông
Đong đưa sợi nắng vàng trổ bông
Như soi như rọi niềm u uẩn
Bỏ lở bên sông mối tình nồng…“
-Bạn đọc Ngô Văn Hải có ý kiến: “ Câu thơ ''đong đưa sợi nắng
vàng trổ bông'' chưa rõ nghĩa theo mình có thể '' đong đưa sợi nắng cánh đồng
bông'' nó tương đối phù hợp.... Hoặc '' đong đưa sợi nắng hoa trổ bông ''
-Vanessa Le trả lời: “ Cám ơn Hải Ngô Văn đà ghé trang thơ
của VL.Vâng cánh đồng lúa cũng trổ bông nhưng ở bài này VL muốn diễn tả hình
ành những giọt nước bắn xuống dòng nuớc dưới ánh nắng loang ra với sự phản chiếu
ánh sáng không đồng đều trông rất đẹp như bông hoa nở lung linh đó Hải Ngô Văn
ơi!“
Một câu thơ tưởng rằng rất hay đa tình đa cảm lãng mạng
hình ảnh ẩn dụ ý tứ phong phú như vậy mà vẫn có người chê mà số chê đông hơn số
khen mới làm tôi bàng hoàng sửng sốt. Thì ra trình độ cảm hứng thơ văn của người
Việt Nam ta còn kém quá mức trung bình, nông nỗi cơ sự này do tại đâu mà thảm họa
như vậy. Phải chăng chính sách ngu dân nhồi sọ của Đảng cộng sản và ông Hồ Chí
Minh đã hủy hoại tâm hồn trí tuệ của người Việt Nam?
4 câu thơ hay rất bóng bẩy ý tứ đẹp giàu hình ảnh đơn gỉan
dễ hiểu như vậy mà vẫn có người còn chê? Nếu thơ phải viết cụ thể toạc móng heo
hơn thì còn gì gọi là thơ tình nữa? Bè trôi trên sông- Sóng vổ đung đưa bọt nước
dưới ánh nắng như trăm ngàn bông hoa trổ bông tạo ra một nỗi buồn u uẩn của tác
giả. Vì sao? Vì bỏ lở bên sông mối tình nồng thế là đủ rồi. Trên sông không thể
có cánh đồng luá trổ bông, hay cánh rừng trổ hoa được. Trên sông chỉ có những bọt
nước tung toé hoà quyện với nắng vàng mà trở nên muôn màu muôn sắc do cảm nhận
thị lực của con người cũng khác nhau. Có người thấy màu xanh, màu trắng, màu đỏ,
màu vàng v. v…mà ra.
Lu Hà tôi không muốn bàn luận nhiều mà cảm tác luôn thành
bài thơ:
Ba Cô Gái Mán Mến Yêu
cảm tác từ tấm ảnh của Vanessa Le
Chao ôi, phong cảnh thần tiên
Bè trôi lừng lững về miền yêu thương
Bồng lai ở tại quê hương
Ba cô gái Mán má hồng thướt tha
Áo chàm tùng quất la ngà
Vách cao thác đổ mái nhà thiên thai
Sâm si hạnh thái trần ai
Xa xăm cánh bướm u hoài vấn vương
Ngẩn ngơ oanh yến ngóng trông
Dập dìu sóng vỗ nghe lòng nôn nao
Giơ tay vẫy gọi hỏi chào
Phải người muốn hái xuân đào trăng non
Xôn xao nô nức sóng dồn
Xuôi dòng bến đậu bồn chồn ai ơi!
Líu lô sông nước hoa cười
Cầu cho duyên phận cuộc đời có nhau
Vành khăn mỏ quạ đội đầu
Mẹ cha ướm hỏi trầu cau xôi vò
Ruộng vườn canh cửi ươm tơ
Sớm khuya tiếng trẻ bi bô mộng tròn.
26.4.2014 Lu Hà
-Vanessa Le: Cô gái Mán mến yêu bên dòng thác hay quá Hà
Lu ơi!
-Lu Hà: Là do trí tưởng tượng vẽ vời ra, quê tớ thuộc miền
trung du Bắc Bộ. Người dân tộc kinh nhưng đi bộ chục cây số là đến vùng mán, mường,
mèo, thổ. Sông nước cảnh này giống vùng sông Lô, sông Thao quá. Khăn mỏ quạ là
loại khăn đen bịt đầu giống mẹ tớ vẫn đội. Ở nhà gọi là bầm, sau này ra Hà Nội
học gọi là mẹ. Nhưng cũng phải có tình yêu quê hương sông nước, nên mới thấy cảnh
này dù chỉ là bức ảnh trên mạng mà bồi hồi nhớ về quê cũ mà cảm tác ra thơ đó.
Cứ làm như mình là một anh chàng nhà quê mới lớn lên, đứng trên bờ thấy các cô
Mán hay Thái gọi nhau í ới, cuời khúc khích.
-Vanessa Le: Lần đầu tiên VL mới biết mẹ còn được gọi là
" bầm" đó Lu Hà
- Lu Hà:Vậy xin có mấy câu tạm trích trong bài: “ Bầm Ơi!
“.Bầm ơi! Của Lu Hà khác hoàn toàn bầm ơi của Tố Hữu. Tớ chẳng dính dáng gì đến
ông Hữu đâu.
“ …Trung du rừng cọ đồi chè
Vẳng nghe tiếng hát đêm hè buông xa
Con cò bay lả bay la
Cánh non chập chững la đà trời xanh
Đêm giông dột mái nhà tranh
Nhường con chỗ ráo bầm dành chỗ mưa
Nuôi con chẳng quản sớm trưa
Canh gà muối lạc sớm khuya mẹ hiền
Gửi con đến tận tối đèn …“
Tớ còn nhớ không quên ngày bé lúc đó tôi chừng 2 hay 3 tuồi
mẹ tớ vẫn cõng tớ trên lưng cứ dỗ dành mãi đưa đến nhà một bà già, trông coi tớ
cùng vài ba đứa trẻ con cùng lưá để mẹ đi làm tổ đổi công và hưá sẻ mua cái trống
bỏi cho cái lúc lắc hay gọi là lục lặc, cái kèn nhựa thổi tò te. Mẹ tớ với bà nội
tớ không hợp tính nhau. Cảnh mẹ chồng con dâu mà. Bà nội mắng mẹ: Mày không được
gửi cháu tao cho người khác, mang nó đến cho tao trông coi. Mẹ tớ xuất thân con
từ gái nhà quyền qúy, nên không quen lao động chân tay đồng áng. Nên sau năm cải
cách ruộng đất bị bà nội tớ chê khổ lắm. Bây giờ nghĩ lại mà ứa nước mắt ra, cả
bà và mẹ đều là người thiên cổ.
Phơi Luá Với Bà
Khi con tu hú gọi muà hè
Dạo rực hoa lòng phượng vĩ ơi!
Cháu lại cùng bà phơi luá mới
Sân vàng óng ánh đẫm mồ hôi
Bà bảy mươi rồi tóc bạc rơi
Giưã trưa nóng nực quá đi thôi
Rát bàn chân trẻ vưà lên chín
Lẽo đẽo theo bà đạp luá tươi
Năm tháng qua đi lại nhớ nhà
Đất trời đâu phải ở quê ta
Ai có hay chăng thường bão lụt
Miền trung du sáng nắng chiều mưa
Phiêu diêu hồn lạc đám sương mờ
Cháu gửi tiền xây lại nấm mồ
Bà có nhớ không về cố quốc
Xa quê hương gửi đám mây đưa...
Ba mươi năm về lại thăm nhà
Nhìn cái sân phơi cháu nhớ Bà
Chiều nắng xanh lam cơn gió lạnh
Hàng cau thấp thoáng bóng chiều tà…!
2008 Lu Hà
Lu Hà tôi cả thời gian tuổi thiếu thời lại sống bên bà nội,
nên nhớ thương bà như mẹ vậy.
Lời Tình Ngỏ Của Chàng Trai Dân Tộc
viết tặng Vanessa Le
Tuyên Quang phong cảnh hữu tình
Non xanh nước biếc cô mình kia ơi!
Khoan khoan tôi hỏi đôi lời
Rằng cô đã có chốn nơi hẹn hò?
Hôm qua gặp ở bến đò
Cô xinh yếm đỏ lững lờ cá bơi
Tôi từ Vũ Ẻn qua chơi
Về nhà lăn lóc bồi hồi nhớ cô
Áo chàm ngăn ngắt hương mơ
Mắt huyền lúng liếng điệp hồ gió bay
Tình cô trong trắng ngất ngây
Xôi vò gạo nếp đắm say lòng người
Nhà tôi ở dưới chân đồi
Có hàng dâm bụt mồng tơi cúc tần
Vịt gà ngan ngỗng đầy sân
Vườn trầu mơn mởn bần thần đợi cau
Mẹ cha tha thiết con dâu
Cô đừng từ chối qua cầu với tôi
Yêu nhau hết đứng lại ngồi
Cỏ tranh nhàu nát trọn đời cô ơi!
27.4.2014 Lu Hà
Theo tớ làm một bài thơ hay trí tưởng tượng còn quan trọng
hơn cả lý trí như lời giáo sư học giả Vũ Ký đã nói. Nói như vậy cả lý trí và
trí tưởng tượng đều phải có. Mặc dù cụ đã qua đời từ lâu, càng ngày tớ càng
nghiệm thấy lời cụ nói rất đúng. Cái hay của bài thơ là vẻ đẹp ẩn ý bên trong,
thơ phải đa nghĩa mới hay.Giống như cô gái đẹp nhìn xa thì đẹp, mỗi nguời khen
một kiểu, người thì mũi dọc dừa, kẻ thì mắt bồ câu v.v... Nay ta dùng kính lúp
để ngắm từng lỗ chân lông, soi mói từng mụn trứng cá thì cô gái đó đâu còn đẹp
nữa.
Nguyễn Du tả hai nàng Kiều khi gặp Kim Trọng đã dùng một
câu:
"Hai kiều e thẹn nấp vào dưới hoa"
Câu này đã làm nổ ra một cuộc tranh luận sôi nổi của giới
học gỉả, văn nhân thi sĩ. Người thì bảo làm gì có chuyện cái mả hoang của nàng
Đạm Tiên lại có cây hoa nào đó đủ lớn mọc lên để hai nàng Kiều dấu mình trong
đó, người thì bảo dưới mái tóc hai nàng Kiều cài một cái trâm có hình bông hoa
v. v... Theo tôi theo đuổi ý nghĩa một cách toạc móng heo ra thì nó làm mất đi
vẻ đẹp của thơ, tất nhiên thơ viết không tối nghĩa, cả nhịp thơ lục bát cụ Nguyễn
Du cấu trúc rất hoàn chỉnh để tả cảnh trai thanh gái lịch, thanh mai trúc mã,
người quốc sắc kẻ thiên tài gặp nhau tình tứ đẹp nên thơ như thế nào là cái ý
chính của bài thơ. " Một vùng như thể cây quỳnh cành giao "
Tôi nghĩ bụng chả cần có cây hoa hay cái trâm cài đầu quái
nào cả mà ý cụ Nguyễn Du không muốn để chúng ta quên đi nhân vật vô hình nữa
chính là nàng Đạm Tiên. Cụ đã nhập thần vào Đạm Tiên và đã nhìn thấy linh hồn
hai nàng kiều e lệ nấp trong cái tấm thân giả tạm của mình đẹp như hoa vậy. Cho
nên mới có cảnh về sau khi Kiều ngà ngà dưới án thư thì Đạm Tiên xuất hiện và
nói: " Ban ngày thanh khí quên rồi hay sao? "
Tuy đề cao trí tưởng tượng phong phú nhưng phải là thứ tưởng
tượng sáng tạo có tính biện chứng khách quan. Từ tư duy trìu tượng dẫn đến hình
ảnh trực quan. Anh không thể giữa Sài Gòn quanh năm chỉ có hai mùa mưa nắng mà
anh tưởng tượng mùa đông tuyết phủ đầy đường. Cái đó không phải là tượng tượng
nữa mà là hoang tưởng bậy bạ viết láo.
Tớ không thích làm thơ hay ca từ mà không có ý nghĩa chủ đạo,
viết bậy bạ tăm tối như Trịnh Công Sơn hay chữ nghĩa màu mè mâu thuẫn nhau như
Ngô Xuân Diệu, nhưng không có nghĩa là trẻ tư sợi tóc bới lông tìm vết để bắt bẻ
thi sĩ. Như kiểu thiên hạ bắt bẻ cụ Nguyễn Du.
Tóm lai theo tớ làm một bài thơ phải tạo ra sự xúc động ,
cảm xúc như vui, buồn, khóc lóc, cuời kể cả tức tối nóng giận lồng lộn sôi sục.
Chứ một bài thơ chỉ có chữ và ghép vần tuỳ tiện hoa lá cành nghe xuôi xuôi tai
mà chả biết người đó nói gì về tình yêu không thấy có tình yêu, về đau khổ cũng
không thấy có sự đau khổ. Nghĩa là chả tạo ra cảm giác gì cho người đọc từ giới
học giả văn sĩ và cả giới Chí Phèo thị Nở, bần nông cốt cán, thì lại biện bạch
ngụy biện thơ ta lời lẽ cao siêu khó hiểu vì trí tuệ ta cao, nên làm mọi người
phải bận tâm suy nghĩ. Thơ mít đặc như vậy đâu còn là thơ nữa. Như nhạc Trịnh
công Sơn là loại nhạc mít đặc mục đích phản chiến lời lẽ cực kỳ tối nghĩa chứ
cao siêu trí tuệ quái gì. Tất nhiên ngưu tầm ngưu mã tầm mã thơ học giả văn sĩ
hẳn hoi thì học giả văn sĩ hẳn hoi đọc nhấn chuột like, thơ Chí Phèo thì có Chí
Phèo nhấn chuột like, thơ cộng sản thì đã có các đồng chí đảng viên dư luận
viên ủng hộ. Ngày xưa nhiều người hỏi Xuân Diệu, Phạm Duy hay Trịnh Công Sơn về
ý nghĩa của bài thơ hay bản nhạc. Các vị đó không trả lời nếu có miễn cưỡng thì
Phạm Duy bảo: Tôi thấy người ta viết vậy cảm thấy hay thì đưa vào nhạc. Xuân Diệu
và Trịnh Công Sơn thì ranh ma trí trá hơn Phạm Duy. Tôi không muốn giải thích ý
nghĩa của câu thơ đó lời nhạc đó là muốn thử trí thông minh của các bạn trẻ.
Những người làm thơ chống cộng mà làm các cam dư luận viên
lồng lộn tức sùi bọt mép nghĩa là bài thơ đã đạt yêu cầu rồi đó.
Xichlo Dap: Hihi, Có lẽ 1 nửa dân miền Nam Việt Nam
thích loại nhạc mít đặc của Trịnh Công Sơn đó, bác Hà Lu.
-Lu Hà: Vì vậy nghĩa vụ trách nhiệm của kẻ sĩ phải hao tâm
tổn trí viết bài phân tích cái mít đặc của nhạc Trịnh. Sở dĩ người Việt Nam
theo cộng sản rồi mất nước và bị Mỹ bỏ rơi vì dễ cả tin, mê dại tôn thờ vào cái
thứ mít đặc đó. Bởi vì hệ thống tuyên truyền của cộng sản quá mạnh nên những thứ
mít đặc đó được tôn lên là thần thánh thiên tài . Ví dụ như cuốn Ngục Trung Nhật
Ký được ăn ăn cắp in ấn. Ông Hồ và đám văn nô bồi bút cỡ Vũ Khiêu, Đỗ Minh Xuân
đâu biết cũng chỉ là sản phẩm hạng bét của Tàu được tôn thờ lên quá đáng. Cả đời
Trịnh gò lưng tôm lòi rom ra cũng chỉ viết được khoảng 233 bản nhạc phản chiến
loại nhạc thổi kèn đám ma. Nhưng nói phét là 400 đến 500 bản nhạc. Đào mả cha cộng
sản cũng không đủ số 300 bản nhạc cho Trịnh. Tớ rò mãi trên mạng cũng chỉ có
hơn 200 bài thôi, nhưng tò te tí te hát mãi thời miền Nam cộng hòa là bao nhiêu
bài? Nhưng tớ cũng phải đổ mồ hôi trán dán mồ hôi bẹn ra để cảm tác ra gần 400
bài thơ để chỉ trích phê phán phản bác chế nhạo hơn 200 bản nhạc cóc ghẻ của Trịnh
công Sơn đó, không những thế còn viết mấy bài luân văn nữa để phê phán Trịnh.
-Xichlo Dap: Hihi, thiêt nghĩ bác Hà Lu nên tạo 1
thớt mới, chúng ta có thể thảo luận về Trịnh và nhạc của ông ta.
Xichlo nghĩ là không nên gây ồn ào trong nhà bạn bè.
-Lu Hà: Chẳng ai gây ồn ào ai cả. Tiện thì viết cho vui,
những người cùng trí tuệ đẳng cấp tâm linh họ cũng nghĩ như vậy, họ không nói
ra nhưng họ thầm mong c ó người viết và mặc kệ mình viết trong trang của họ. Ai
thích đọc thì đọc họ không phản đối tớ cho là tiêu cực hay cực đoan gì đó.. Họ
có phải là bạn bè cha chú họ hàng máu mủ thân thích gì của trịnh công sơn đâu
mà họ phải bảo vệ Trịnh? Họ cũng là những chiến sĩ đấu tranh cho tự do lẽ phải
và công bình. Chưa biết chừng nhờ vậy mà trang của họ nhiều đề tài được tớ đ ưa
vào thảo luận sôi nổi, hấp dẫn và phong phú thêm. Họ cũng thích nhờ vậy tầm hiểu
biết được mở rộng thêm đâu phải chỉ nhấn chuột like khen vút đuôi nhau rồi nhạt
như nước ốc chả để lại một chính kiến ấn tượng gì đáng giá.
Thực ra viết ra như vậy có phải làm giảm danh dự uy tín của
họ, có làm gì họ bị tổn thương đâu? Mình viết ra như vậy chưa biết chừng là viết
thay cho họ đó. Biết bao nhiêu người vì dân tộc tự do nhân quyền mà mặt phải đối
mặt với cộng sản bị tù tội tra tấn bệnh tật thậm chí mất cả mạng sống mà họ còn
không tiếc.
Nay có tiếng nói của mình trên facebook họ cũng chẳng hẹp
hòi gì đâu. Đơn giản như cô Vanessa Le đầy cảm kích vô cùng nhờ mình hay tâm sự
mà cô học thêm được chữ " Bầm ". Hôm nay cô mới biết : À ra thế trên
lãnh thổ Việt Nam người ta gọi mẹ bằng bầm. Nếu không nhờ cái tính đon đả mau mồm
mau miệng vui chuyện của tớ thì suốt đời cô Vanessa Le chẳng biết cái chữ
thiêng liêng cao quý này có trong ngôn ngữ Việt Nam
Nếu thấy mình phê phán ai phản dân hại nước, nói có lý có
tình, họ sẽ cảm tạ nhớ ơn mình đấy. Họ toàn quyền không thích thì xóa và chẳng
cần có ý kiến gì cơ mà? Trang của tớ thỉnh thoảng Hoa Màu Đỏ thâm nhập hay nhiều
nick ảo, cam khác thả bài vào đăng loạn lên. Tớ cũng chẳng nói gì chỉ nhấn chuột
xóa toẹt đi là xong, mọi thao tác xóa chừng 3 giây tức là ba tích tắc trang tớ
lại sạch bóng lộn.
Người quân tử sống khí khái cao thượng khác người dám nói
dám làm, dám đấu trí đấu lực trên trường văn trận bút nếu cảm thấy mình làm
đúng lương tâm trong sạch mà có lợi cho đồng bào dân tộc thì ta cứ làm, miễn là
tâm hồn ta bình thản. Đấu tranh chống Trịnh Công Sơn là nghĩa vụ và lương tâm của
kẻ sĩ thì mình thấy hoàn toàn yên tâm hạnh phúc lắm rồi, vì biết hắn là việt
gian phản quốc hại dân ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản. Vả lại những người này
họ đều ở nước ngoài cả họ sợ quái gì ai hay sợ bị liên lụy?
Chỉ có hạng người hèn mới sợ bóng sợ gió, sợ cả cam và
luôn muốn trang mình có nhiều người ủng hộ bất kể người xấu hay tốt. Trang tớ
toàn diện anh hùng hảo hán nghĩa hiệp văn nhân trí sĩ ghé thăm cả. Tớ biết lắm
chứ và họ âm thầm đọc và lặng lẽ ra đi. Bới vì Xichlo Dạp hỏi thì tớ mới trả lời.
Tớ cũng chả cần biết Xichlo Dap là ai? Cam hay người tử tế cũng không sao.
Nhưng Xichlo Dap có lời lẽ xúc phạm đến tớ là tớ không trả lời ngay đâu nhé. Tớ
gom lại và viết bài luận về Xichlo Dạp cho cả thế giới đọc hoặc không có thời
gian nghe Xichlo Dạp ôn nghèo kể khổ kể lể chuyện củ hành củ tỏi tớ sẽ bỏ qua
mà nhằm vào những nhân vật cộm cán hơn. Đấu tranh chống Trịnh công Sơn, Hồ Chí
Minh, Tố Hữu... là nghĩa vụ lương tâm của kẻ sĩ vì những người này là kẻ ác có
tội với dân tộc. Còn chuyện thuần túy chỉ đam mê âm nhạc mà u mê mù quáng vì âm
nhạc độc hại thì phải có người chỉ cho mà biết là đừng mê muội nữa. Trịnh Công
Sơn là con cóc ghẻ rồi thì hãy tinh ngộ đi, nghĩa là mình đã có công giúp người
đó tỉnh ngộ như tớ giúp nửa số dân miền Nam tỉnh ngộ đấy. Không biết trong số
những người cần được tỉnh ngộ có Xichlo Dạp không? Thôi để tớ đàng hoàng trững
trạc đăng vào trang tớ những bài viết về Trịnh công sơn. Chắc chắn chả mấy người
dám tranh biện với tớ về nhạc Trịnh nếu họ cảm thấy không đè nổi văn tớ và áp đảo
được lý luận của tớ. Chả ai muốn tranh luận với tớ vì tranh luận cái gì sự thật
nhạc Trịnh là nhạc cóc là kẻ bất tài. Họ không dám gân cổ lên cãi đâu.
Tớ sẽ đăng ngay bài: Hiện Tượng Trịnh Công Sơn và Băng Đảng
Nghệ Sĩ Giả Cấy. Tớ thách Xichlo Dap đủ tài hùng biện, lý luận cao siêu nhảy
vào viết hẳn một bài luận đả phá lại tớ và viết bài tâng bốc Trịnh Công Sơn. Viết
có lý có tình chứng minh Trịnh công Sơn là một thiên tài thực thụ, không đạo nhạc,
không phải là gián điệp mật vụ ác ôn. Nhạc Trịnh hiện nay vẫn đắt giá trên các
sân khấu hải ngoại và quốc nội. Trịnh là người lương thiện yêu nước tớ sẽ cảm tạ
Xichlo Dap. Đúng ra câu chuyện lúc đầu chỉ bàn về chữ nghĩa văn thơ chung chung
thôi, tớ có đề cập đến một chữ "hoa" trong câu thơ của Nguyễn Du và
chữ " bông" của Vanessa Le với ý thơ đa nghĩa mới hay. Tớ chỉ điểm
qua một hiện tượng thơ nhạc tối nghĩa nên lấy họ Trịnh hay ông thơ ông Xuân Diệu
hay ông Chế Lan Viên, Tố Hữu làm ví dụ cụ thể, lại thành ra mất thời gian thế
này để giải thích cho Xichlo Dạp hiểu. Nhưng thôi cũng tốt nhờ vậy mọi người mới
hiểu thêm ngay đến Ngô Xuân Diệu cũng không phải là thần tượng toàn làm thơ đểu
và ngay chính Đảng cũng chê và bắt Diệu đốt đi coi như không có nó trên đời và
Diệu đã công khai tuyên bố mấy bài thơ viết trước năm 1945 khi chưa tham gia
cách mạng đều là thơ đểu cả do đạo từ thơ Pháp mà dịch ra. Hồ Chí Minh cũng vậy,
toàn là đồ đểu hết. Chúng ta đang sống trong thời kỳ đồ đểu. Bài viết đã dài, tớ
sẽ đền bù lại một bài thơ kêu gọi lòng yêu nước và thức tỉnh những linh hồn còn
mê muội.
Cám ơn Vanessa Le không xóa đi ý kiến phản hồi của tớ dài
dòng giải thích với Xíchlo Dap về ý nghĩa của thơ nhạc. Nên tớ làm bài thơ song
thất lục bát này để tri ân tấm lòng của mọi người con nước Việt xa tổ quốc,
cũng là nhớ lại ngày 30. 4 triệu người phải uất ức rơi lệ khổ đau. Tớ sẽ gom ý
kiến phản hồi này lại thành bài luận. Từ Thơ Tình Đa Nghĩa Đến Thơ Đấu Tranh Độc
Nghĩa.
Thôi Đừng U Mê Nữa
Tôi sẽ viết bài thơ đền lại
Bao tấm lòng nhân ái thương yêu
Lao xao sông nước mĩ miều
Áo chàm thiếu nữ nắng chiều trổ bông
Đừng quyên nhé quê hương quốc tổ
Những mảnh hồn đau khổ tha phương
Xót xa một thuở Hùng Vương
Nghìn năm văn hiến Lạc Hồng ta ơi!
Lũ chúng nó tanh hôi máu chó
Trịnh Công Sơn Tố Hữu lạc loài
Oán hờn ngùn ngụt trần ai
Tuyên truyền nhảm nhí hình hài thảm thê
Kìa lũ quạ ê chề đểu cáng
Dư luận viên vì đảng quên mình
Ba xu bát gạo hôi rình
Chuyên gia bút chiến Ba Đình hò reo
Hồ ngạ quỷ xác teo bụng lép
Bầy bút nô nhãi nhép tung hô
Tôn thờ huyền thoại gà mờ
Xích lô ba gác vật vờ xác xơ
Đỗ Minh Xuân sửa thơ Cụ Nguyễn
Giọt sương rơi nghèn nghẹn trăng lên
Vũ Khiêu cậy thế tà quyền
Văn chương rẻ rách bon chen bạc tiền
Chúng phá hủy miếu đền lăng tẩm
Theo Nga- Tàu ảm đạm giang san
Sinh con đẻ cái lan tràn
Đông đô đại phố giết dần dân ta
Hãy đứng dậy sơn hà khang phục
Đừng u mê lăng nhục tổ tiên
Việt Nam xứ xở sầu miên
Ngót gần thế kỷ tài nguyên lụi tàn
28.4.2014 Lu Hà
Hai Thằng Mất Dạy Vô Học
gửi Vũ Khiêu và Đỗ Minh Xuân *
Vũ Khiêu cùng Đỗ Minh Xuân
Hai con cóc ghẻ sửa văn thiên tài
Dắt nhau xuống tận tuyền đài
Nguyễn Du đạp vỡ quan tài thét to
Chúng bay hai đứa học trò
Văn chương láo toét hồ đồ dạy tao
Đỉnh cao trí tuệ tào lao
Hư thân mất nết thuốc lào rắm rong
Tung tăng dưới ngọn cờ hồng
Công nông liềm búa thiên đường thối rinh
Cậy mình con cháu thằng Minh
Ăn gian nói dối Ba Đình phởn cu
Đảng viên dư luận gà rù
Nghìn năm sao nỡ đui mù khùng điên
Mau mau trả lại bản quyền
Tớ thày quét dọn rửa đền cho tao
Giáo sư tiến sĩ văn hào
Bọ hung dũi đất móc vào đùn ra
Truyện Kiều di sản nước nhà
Tiền nhân văn hóa sơn hà của ta
Đồng bào nhỏ lệ mưa sa
Bạo quyền thơ đểu ma tà đạo văn
Lạc Hồng nòi giống lụi tàn
Tuyên truyền cưỡng ép lường gàn ngu dân
* Vũ Khiêu và Đỗ Minh Xuân đồng lõa trong vụ sửa 1000 chữ
trong tác phẩm Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du
27.4.2014 Lu Hà
Hai Thằng Láo Toét Ấm Đầu
gửi Vũ Khiêu và Đỗ Minh Xuân *
Hai thằng láo toét ấm đầu
Bỗng dưng ngứa ngáy ruồi bâu dở gàn
Thúy Kiều rơi lệ thóc than
Vũ Khiêu động hớn Minh Xuân ỉa đùn
Bọ hung chi quản mùi bùn
Thiên thu bất hủ rỉ cùn thơ nhơ
Văn chương chữ nghĩa mịt mù
Nguyễn Du bật dậy quát to chúng mày
Đầu gà óc lợn gớm thay
Cả gan sửa đổi lời hay ý vàng
Mất đi nghìn chữ thiên cang
Xăm xăm đè nẻo đánh liều lần sang
Lam Kiều tiếng đẹp dịu dàng
Dựa theo điển tích ngỡ ngàng mất tiêu
Nghìn năm văn hiến bao điều
Tiền nhân xỉ nhục cú diều đảo điên
Cóc ngồi đáy giếng tự khen
Lại còn hội thảo bon chen bạc tiền
Mẹ cha bè lũ ươn hèn
Còn mình còn đảng chính quyền ngu dân.
* Vũ Khiêu và Đổ Minh Xuân trong vụ đồng lõa sửa bậy nghìn
chữ trong tác phẩm Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du
27.4.2014 Lu Hà
Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn
là một chân lý bất di bất dịch mà cụ Phạm Quỳnh một học giả uyên thâm đã khảng
định. Nay các anh cóc gìa văn thi sĩ giáo sư rỏm gì đó dám sửa 1000 chữ trong
Truyện Kiều quả là các anh ấy uống thuốc lú ăn mật gấu hay sao? Rõ ràng các anh
ấy theo lệnh đảng theo lệnh ban tuyên huấn và nhận chỉ thị từ Bắc Kinh bằng mọi
cách phá hủy tận gốc nền văn hoá Việt để cho giống nòi này mất gốc quên hết
tinh thần tự tôn thượng võ của tổ tiên. Chuyện Kiều thì bây giờ họ mới dám công
phá chứ ca dao tục ngữ sử ký kể cả sấm Trạng Trình cũng bị xuyên tạc sửa dần hết
từ lâu . Muốn tiêu diệt một dân tộc thì phải tiêu diệt văn hóa của họ trước. Vũ
Khiêu và Đỗ Minh Xuân là thằng nào, hưởng được bao nhiêu xương xẩu lương bổng
béo bở mà dám cuồng điên vậy, dám tấn công Truyện Kiều, bất chấp cả lương tâm
liêm sỉ? Bảo là cho đơn giản dễ hiểu phục vụ quần chúng công nông. Quần chúng
công nông cái họ cần là trả lại ruộng đất cho họ, cho họ có quyền tư hữu quyền
đảm bảo về tài sản; mở mang doanh nghiệp hay lao động trả lương cao. Cái đó các
anh có làm được đâu? Nay họ chỉ còn có tí chút văn hóa tinh thần tiếng nói các
anh cũng đòi sửa. Ngôn ngữ tiếng Việt thuần khiết trong sáng các anh cũng khuấy
đục lên thích dùng tiếng lóng: hơi bị nhiều, hơi bị khôn, hơi bị tài… Chữ bị
này là sản phẩm của đầu óc nô lệ, luôn bị đè nén áp bức nên được sử dụng đút
lót thì gọi tiền lịch sự, tham ô ăn cắp công qũy thì mượn tạm, cướp đất thì là
giải phóng mặt bằng, cho côn đồ đánh đập thì quần chúng bức xúc vân vân và vân
vân...
Bọn lưu manh cẩu tặc gìa chúng nó còn nhân danh nhà giáo kỳ
cựu thâm niên, hay gỉa học gì đó kêu gọi cấm đọc Kiều vì chuyện Kiều bàn chuyện
dâm ô. Chúng được bọn Tàu bóp dái dê nên hung hăng như vậy. Cấm không được nó
bàn nhau sửa, sau đó chúng sửa hết.Chưa biết chừng tác phẩm hạng trung bình như
Lục Vân Tiên cũng sửa đại đi cho kém phẩm chất để phục vụ các anh Phèo cô Nở
làm cho trí tuệ dân tộc này đi thụt lùi đừng tiến hóa phát triển cao lên. Ngu
dân là kế sách của Đảng.
Tôi cứ bức xúc mãi về chuyện này. Nên có thơ rằng:
Cảnh Giác Giặc Văn Hóa
Hãy đứng dậy đồng bào dân tộc
Vững lòng tin khóc lóc làm chi
Diệt bầy hán ngụy man ri
Ba Đình đập nát nguyện ghi sử vàng
Nền văn hóa vẻ vang quốc tổ
Hồn Nguyễn Du muôn thuở Thúy Kiều
Chỉ tên vạch mặt Vũ Khiêu
Manh tâm cưỡng hiếp đặt điều Minh Xuân
Theo lệnh đảng ngu dân mạo hóa
Sửa Truyện Kiều chó má Sở Khanh
Uế xù cóc nhái tranh dành
Tanh hôi nghìn chữ xú danh tà quyền
Chúng hủy hoại miếu đền truyền thống
Phá tinh thần nòi giống của ta
Ca dao sử ký nước nhà
Cú diều xuyên tạc sơn hà lầm than
Óc bại liệt cù lần lấp liếm
Trình độ dân thấp kém ngu lâu
Văn thơ nhơ nhuốc ruồi bâu
Công nông giai cấp đít trâu vấy bùn
Dân mất gốc chổi cùn Lê Mác
Hồ Chí Minh gọi giặc làm cha
Uốn lưng dâng hiến Hoàng Sa
Tây Nguyên Bản Giốc Trường Sa mất dần
Thương con trẻ ngu đần phờ phạc
Không tương lai ngơ ngác đi đâu
Giáo sư tiến sĩ mào đầu
Mua bằng bán tước lâu nhâu một bầy
Lũ chúng nó cáo cầy ăn bẩn
Theo giặc Tàu biển lận tinh hoa
Bản quyền dày xéo nhạt nhòa
Đạo văn ăn cắp vịt gà kêu to
Không biết ngượng chơi trò cu tý
Cuốn Ngục Trung Nhật Ký của ai
Gìa Hồ phổng dái nằm dài
Danh nhân thế giới cãi hoài chuột dơi
28.4.2014 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét