Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015

Hiện Tượng Thơ Rỏm Hoàng Quang Thuận Phần 86



Trích: Hoàng Cung Vũ Lâm

Thái thượng vân du núi Vũ Lâm
Hành cung vi diệu nhất CÕI trần
Hang sâu núi thẳm nơi thiền ngự
Ngàn NĂM con TẠO cứ XOAY vần


Vũ Lâm thiên tuế thăm đền cũ
Trường AN lau TRẮNG gió phất phơ
Đầu ĐÀ tông PHÁI về YÊN Tử
Hoàng cung sương gió đã phai mờ.

Hoàng quang Thuận

8 lỗi cơ bản vì cố nhại theo đường thi để lấp đầy hai lỗ mũi của một ngã vô học quên chữ hãnh tiến làm thơ rồi phết nhớt vào mồm vua Trần; nhẫn tâm vu cáo mê hoặc lòng dân thôi, chứ thơ phú cái con khỉ gì kiểu này?

Thái thượng vân du núi Vũ Lâm - Hành cung vi diệu nhất cõi trần? Thái Thượng là vua Trần Thái Tông đây đi dạo núi Vũ Lâm, đúng ra là Ngài vào làng Văn Lâm xã Ninh Hải huyện Hoa Lư bây giờ.
Hành cung nào vi diệu nhất cõi trần? Nếu là cõi trần thì phải tính bề rộng cả quả điạ cầu này thì làm sao cái gì cũng đòi nhất người ta được? Cái tính hay khoe khoang của người cộng sản không bao giờ chừa được, chủ nghĩa Mác thối rinh lên vẫn còn ca thơm.

Cái câu nhất cõi trần ông Thuận lải nhải rất nhiều lần như trong bài Hào Khí Đông A cũng vậy. Hơi một tí là thần tiên với lại nhất cõi trần. Lảm nhảm mãi rác cả tai.

Hang sâu núi thẳm nơi thiền ngự - Ngàn năm con tạo cứ xoay vần? Có thật TrầnThái Tông chui hang ngồi lỳ đó để thiền ngự không hay chỉ được cái tuyền truyền bậy bạ bôi nhọ lịch sử ?
Ngàn năm con tạo cứ xoay vần là ý nghĩa quái gì để hoàng dương Phật Pháp, tôn xưng cái hoàng cung Vũ Lâm?


Vũ Lâm thiên tuế thăm đền cũ -Trường An lau trắng gió phất phơ? Vũ Lâm nào muôn năm thăm đền cũ. Vũ Lâm tự nó là tên chùa ở núi Vũ Lâm, thật ra là chùa Văn Lâm mới phải lại còn thăm đền cũ ? Thơ ông này luôn loạn xí ngầu thiếu tính lôgich, cố viết lấy được không có óc để nghĩ suy gì cả. Rồi lại lôi cái thành Trường An bên Tàu sang để doạ dân Việt à?

Cái thành Trường An cỏ lau trắng phất phơ thì mặc thây mẹ nó chứ dính dáng gì đến nước Đại Việt này? Xin nhớ Việt Nam không phải là một tỉnh của Tàu như đảng cộng sản và ông Hồ quan niệm đâu nhé.

Đầu Đà tông phái về Yên Tử - Hoàng cung sương gió đã phai mờ? Đầu Đà là vua con chính là Trần Nhân Tông lập ra thiền phái Trúc Lâm Yên tử nên hoàng cung ở Vũ Lâm sương gió đã phai mờ nghĩa là tan biến trong lòng dân? Vậy thay mặt dân thay mặt đảng chỉ còn nhớ tới kinh đô Trường An bên Tàu thôi hay sao ?

Thơ này có tư tưởng bán nước nhập Tàu, nên dẹp quách nó đi cho rảnh, còn luyến tiếc gì nữa mà hội thảo?

Xin có thơ sau:

Phụ Tử Đồng Lòng

Thánh cung xây dựng ở Văn Lâm
Ninh Hải hương lân mở rộng tầm
Trẻ già nô nức theo hoàng đế
Phật đạo ngàn năm trọn chữ tâm

Thái Tông tình nghĩa để Nhân Tông
Một trái tim son một tấm lòng
Giữ nước an dân cần mẫn chánh
Trúc Lâm đại sĩ sóng Hoàng Long

Nối chí nghe cha về Yên Tử
Hoa Lư thương nhớ đại Đầu Đà
Hương Vân sớm tối tùng mây cúc
Suốt mát gương trăng trải bốn mùa !

thơ làm nhân đọc 2 khổ thơ tự do của Hoàng quang Thuận: Hành Cung Vũ Lâm
5.9.2012 Lu Hà


Trích: Chuà Phong Phú

Phong Phú chùa xây thời NHÀ Đinh
Cổ TỰ mờ SƯƠNG khói HỮU tình
Thế NÚI long CHẦU bên HỔ phục
La Hán trầm tư đọc sách kinh

Hoàng quang Thuận

Vẫn đầy 7 lỗi để lèn chặt hai lỗ mũi háo danh của một kẻ quên chữ nghĩa trở thành đui mù vô học mà dám trám vào mồm vua Trần thật không có một tí liêm sỉ gì của cái giống người.

Phong Phú chùa xây thời nhà Đinh - Cổ tự mờ sương khói hữu tình? Hai câu này thật ngớ ngẩn có ai nhìn thấy cái cổ tự mờ sương khói để có tình và tình gì? Tình dân tộc, non nước hay Phật Pháp? Một lối nói chung chung truyền thống của người cộng sản vô thần nhưng lại thích gán sang tả cảnh chùa.

Thế núi long chầu bên hổ phục -La Hán trầm tư đọc sách kinh ? Lúc nào cứ hễ tả chùa là ông này rất thiếu chữ nghĩa là ông lại lôi rồng và hổ ra để doạ thiên hạ và chấm hết. La Hán nào trầm tư đọc sách kinh? Các bậc La Hán là hàng phẩm đạo hạnh đã tu ở tầng cao và các ngài an nhiên tự tại về thế giới tịnh độ có chùa nào tạc tượng La Hán đọc kinh? Chuyện tượng La Hán đọc kinh như tu sĩ hay Phật tử bình thường là cố tình xuyên tạc mà còn trầm tư nữa kia? Ông cứ lấy bụng tiểu nhân đo lòng quân tử làm sao biết các bậc La Hán trầm tư? Nếu là trầm tư nghĩa là các Ngài còn vọng tưởng và phải nén tâm can lại để đọc kinh thì còn là La Hán gì nữa ?

A-la-hán là danh từ chỉ một Thánh nhân, một người đã đạt cấp "vô học" (không cần phải học gì nữa) của Thánh đạọ, không bị ô nhiễm và phiền não chi phối. Một A-la-hán có khi còn sống thì dù đời là bể khổ thì vẫn ung dung, tự tại nên còn gọi là Hữu dư Niết-bàn, khi A-la-hán này viên tịch thì gọi là nhập Vô dư Niết bàn.

A-la-hán là hiện thân của sự giác ngộ trong thời Phật giáo nguyên thủy.

A-la-hán là các vị đã giải thoát 10 trói buộc thế gian như: ngã kiến, nghi ngờ, chấp đắm giới luật, tham, sân hận, sắc tham, vô sắc tham, kiêu mạn, hồi hộp không yên (trạo), vô minh.

A-la-hán được xem là người đã từ bỏ ô nhiễm, bỏ các gánh nặng, đã đạt mục đích và tâm thức đã được giải thoát.

Tôi xin ông Thuận đừng làm thơ bậy bạ xuyên tạc nữa, hãy nên sống cho tử tế đàng hoàng và chỉ nên chuyên làm từ thiện thôi danh tiếng ông vẫn nổi lên như sóng cồn kia mà? Lao vào lĩnh vực văn chương thơ phú để kiếm ăn khó nhai lắm ông ơi!


Xin có thơ sau:


Chùa Phong Phú Ở Ninh Giang

Ninh Giang chùa cổ đức vua Đinh
Phong Phú hương lân nức tiếng danh
Hoa Lư thành cổ sương mờ phủ
Dào dạt Hoàng Long sóng nước xanh

Phật độ giang sơn hồn Đại Việt
Đinh Tiên Hoàng Đế lập triều cương
Thái bình muôn thuở nên gìn giữ
Con cháu ngàn năm quyết một lòng

Rồng vàng xuất hiện gọi Thăng Long
Từ đất Đại La mở rộng đường
Vững trãi sơn hà ba triều đại
Đinh - Lê - Lý vẳng tiếng chuông đồng.

thơ làm nhân đọc 4 câu nghêu ngao của Hoàng quang Thuận: Chùa Phong Phú
5.9.2012 Lu Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét