Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015

Hiện Tượng Thơ Rỏm Hoàng Quang Thuận Phần 83




Trích: Đèo Tam Điệp

Hiểm trở quanh co rồng cuốn khúc
Đan xen thung rộng suối trong xanh
Đèo cao bóng cả mây ôm núi
Cây mọc xanh um ngọn gió lành


Hoàng quang Thuận

Tôi rất ngạc nhiên bỗng nhiên lại xuất hiện bài thơ này làm ra văn phong khác hẳn lối thơ ngô ngọng truyền thống của ông Thuận. Đặc biệt bài này hơi thơ thủ pháp vượt trội hẳn lên rõ rệt so với khoảng chừng 170 bài thơ mà tôi đã đọc của ông. Chúc mừng ông không có lỗi nào phạm đường qui. Mong ông: nếu muốn trở thành nhà thơ thật sự thì hãy lấy bài này làm mẫu. Bài này tôi công nhận được gọi là thơ tứ tuyệt hạng tầm tầm nghe tạm lọt lỗ tai. Nếu ông viết được khoảng 1000 bài thơ niêm luật đường thi nghiêm chỉnh như bài này sau đó sẽ tính chuyện cách tân hiện đại hóa theo kịp nền kinh tế thị trường cũng chưa muộn ông ạ. Đừng nghe bọn vô học vô lại xú danh tự nhận là nhà thơ chúng nó xui dại mà viết nhắng nhít và tự bằng lòng mình là ta đang cách tân hiện đại hóa biến thể đường thi đây. Tôi đã đọc khoảng 170 bài thơ của ông nhận thấy bài 4 câu ngắn ngùi này là được. Còn đa số những bài khác, dù cho ông có được đảng dán cho một nghìn lá bùa hộ mệnh,tất cả cơ quan báo chí truyền thanh truyền hình đồ sộ tung hô tán thưởng thì cũng thế thôi và dù cho ông có tu một ngàn kiếp sau cũng khó có thể trở thành nhà thơ được. Tạng ông là tạng buôn lậu lưu manh để có chức quyền chứ ông không có tạng làm thơ.

Bởi cớ sao? Bởi vì thơ là lãnh vực tâm linh, tình cảm, trái tim của những thằng dân thấp cổ bé họng khố rách áo ôm bị đày đoạ gông cùm, bị mất đất mất ruộng ai oán hận đời nhưng trí tuệ của chúng nó cao vời vợi, chúng nó mới làm ra thơ thôi ông Thuận ạ. Còn ông báo hú ra mặt nhầy nhụa mở rất thỏa mãn về tiền tài vật chất thì thơ phú để làm gì?

Bởi cớ sao? Bởi vì thơ thuộc lĩnh vực của các tao nhân mặc khách, có đời sống giản dị bần hàn mà tu thơ đến cảnh giới của tâm đạo nhu thuật huyền vi chữ nghĩa thì làm sao ông có thể tu được kia chứ? Ông muốn nổi tiếng chỉ cần nghe lời khuyên theo mưu mẹo mà ông tướng Giáp gì đó chỉ bảo là lao vào lĩnh vực từ thiện: Cứ cắt những khoản tiền đầu thưà đuôi thẹo, hay khéo léo moi của công quỹ ném vào bố thí cho mấy cái trại trẻ mồ côi, cho người già tàn tật ông vẫn được người đời đẽo đá khắc bia ghi công kia mà? Tội gì mà mặt dày mày dạn lao vào lĩnh vực thơ ca cho khốn khổ khốn nạn ra hở ông?

Bài thơ trên tôi chập nhận là một bài thơ nghiêm chỉnh đàng hoàng tuy rằng thủ pháp còn non tay. 2 câu đầu đọc được nhưng hai câu sau vẫn chưa ổn:

Đèo cao bóng cả mây ôm núi - Cây mọc xanh um ngọn gió lành? Đèo cao bóng cả thì làm sao mà nhìn thấy mây ôm núi? Cây mọc đầy ở dưới đã khảng định khó có thể nhìn thấy mây: Cây mọc xanh um ngọn gió lành? Cây mọc xanh um che lấp cả bầu trời thì giỏi lắm chỉ nhìn thấy vực đá, vách đá mấy thứ xung quang tầm nhìn chưa quá 10 đến 20 mét? Vì đèo uốn quanh co như rồng uốn khúc.

Xin có thơ sau:

Đèo Ba Dội

Quang co uốn khúc cảnh treo leo
Mỏi gối chồn chân vẫn cố trèo
Ninh Bình dân gọi đèo Tam Điệp
Ba Dội cùng tên gió lộn lèo

Nước non ta đó mênh mông qúa
Tư lự dừng nghe gió khóc hồn
Nguyễn Huệ cầm quân ra đất Bắc
Vực sâu cỏ úa dấu chân mòn

Phiến đá bâng khuâng sầu tưởng nhớ
Thương nàng công chuá đất Thăng Long
Tiền hô hậu ủng về Chiêm Quốc
Lã chã châu sa phận má hồng!

thơ làm nhân đọc 4 câu thơ của Hoàng quang Thuận: Đèo Tam Điệp
3.9.2012 Lu Hà


Trịch: Động Tiên Cô

Lưng chừng núi đá động tiên cô
Cầu đá chênh vênh cạnh mặt hồ
Chúa tể sơn lâm ngồi thiền định
Bệ Đá Sơn THẦN giữa hư vô

Hoàng quang Thuận

Đáng tiếc bài Đèo Tam Điệp đã tiến bộ rõ rệt thì bài này quanh trở lại lối thơ nhí nhố ngô ngọng truyền thống của ông Thuận. Vẫn còn 2 lỗi phạm qui.

Lưng chừng núi đá động tiên cô - Cầu đá chênh vênh cạnh mặt hồ: Đây là cái động cạn xuyên núi và có hồ nước cũng rất hiếm. Nghe tạm được nhưng hai câu sau thì than ôi, thơ cực kỳ nhí nhố.

Chúa tể sơn lâm ngồi thiền định - Bệ đá Sơn Thần giữa hư vô : Tả cảnh động tiên cô nằm ngay chính diện chùa Linh Cốc nhưng lại không có sư toạ thiền, chú tiểu gánh nước hay vãi đọc kinh mà lại lôi ngay ông hổ ra để doạ thiên hạ thì còn gì tiên với Phật nữa? Dù cho là hổ đá, Nhưng trong chùa theo tôi rất hiếm có hổ; nhưng hổ đá thường thấy ở miếu đền và đình làng thôi. Mặc dù trong động nhũ đá có tạo nhiều hình dáng khác như tiều phu, ông lão, tiên cô v. v.. Ông dùng hổ người ta sẽ đặt vấn đề ông ám chỉ nhạo báng sư cụ là sư hổ mang? Ghét nhất câu: Chúa tể sơn lâm ngồi thiền định. Ông có thói quen dùng hổ báo sư tử toạ thiền giống như ca ngợi ông Hồ giao giảng về đạo đức.

Bệ đá sơn thần nào giữa hư vô. Sơn thần, thổ điạ là do tưởng tượng ra làm quái gì biết hư vô. Có phải là các vị tì keo, đại sư, thích tử đâu là những nhân vật thần thoại. Ông luôn ghép chữ bừa bãi cho vần với cô, hồ, vô để giả mạo thơ đường. Bài thơ nhạt nhẽo vô bổ không nói là bậy bạ.

Xin có thơ sau:

Động Chùa Linh Cốc

Linh Cốc chùa xưa cảnh động tiên
Khen cho con tạo thật thiên nhiên
Lăn tăn mặt nước sen hồ nở
Phiến đá còn lưu dấu toạ thiền

Động cạn xuyên sơn hồn Đại Việt
Tấm lòng trung liệt để ngàn thu
Bia đá tổ tiên đời khó nhọc
Nước non, non nước dựng cơ đồ

Ai muốn về thăm thành cổ xưa
Hoa Lư xin nhớ ghé thăm chùa
Hang động thiên thai huyền ảo lắm
Đừng lo Từ Thức bạc đầu râu!

thơ làm nhân đọc 4 câu nghêu ngao của Hoàng quang Thuận: Động Tiên Cô
3.9.2012 Lu Hà



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét