Trung Hiếu Nghĩa Hiệp
“ Video 5“
Kiều Nguyệt Nga là một cô gái khuê các phòng the chẳng may giữa đường trên đường trở về nhà gặp bọn cướp Phong Lai, nàng được Lục Vân Tiên cứu thoát. Kiều Nguyệt Nga rất cảm kích ngưỡng mộ người dũng sĩ. Đây là một nét văn hóa Đông Á anh hùng cứu mỹ nhân ta thường gặp trong các phim truyện kiếm hiệp của Tàu. Lục Vân Tiên cũng không muốn lợi dụng công trạng của mình để chiếm đoạt ngay trái tim nàng. Lúc đó Lục Vân Tiên khoảng 16 tuổi, còn Kiều Nguyệt Nga chắc là 15 tuần trăng tròn. Tình yêu đã đến với họ qua văn chương thơ phú như tôi đã mô tả ở video số 4. Còn cụ Nguyễn Đình Chiểu thì:
“Trước xe quân tử tạm ngồi,
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa.
Chút tôi liễu yếu đào tơ
Giữa đường lâm phải bụi dơ đã phần”
Theo tôi chữ thưa và chữ tơ không vần lắm trong thơ lục bát. Vả lại Phong Lai muốn cướp cỗ xe ngựa chở nàng Kiều Nguyệt Nga, quân lính của quan tri phủ đi theo hộ vệ đều bị tên tướng cướp sát hại hay bỏ chạy cả, hắn đã làm gì mà động đến tấm thân ngọc ngà của nàng Kiều Nguyệt Nga đâu, mà cụ đồ Chiểu viết là bụi dơ đã phần. Nếu viết như vậy người ta dễ hiểu lầm tên cướp này đã đè nàng Nguyệt Nga xuống hiếp dâm hay ít nhất là xé áo bóp vú nàng rồi. Tôi xin đề nghị viết rằng:
“Trước xe quân tử tạm ngồi,
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa
Giữa đường cành liễu sa mưa
Đào tơ mướp đắng mạt cưa phân trần“
Ý tôi muốn nói bọn cướp này thuộc thành phần xã hội đen, chợ búa lưu manh du thủ du thực phường mướp đắng gặp mạt cưa chuyên lừa đảo nhau, tập hợp nhau lại tôn Phong Lai là thủ lĩnh. Tên Phong Lai chưa kịp dở trò đồi bại thì Lục Vân Tiên như thiên thần, tướng nhà trời xuống cứu giúp và nàng muốn mời Lục Vân Tiên đi Hà Khê để cha nàng làm lễ tạ ơn chàng.
“Hà Khê qua đó cũng gần,
Xin theo cùng thiếp đền ơn cho chàng”
Tôi vẫn thấy thơ lục bát không vần lắm. Xin đề nghị viết rằng:
Hà Khê qua đó cũng gần,
Tiện đường cha thiếp tri ân cho chàng”
Nguyệt Nga Là một cô gái rất đằm thắm nghĩa tình, nàng muốn được đền ơn một cách cụ thể, trả ơn một cách xứng đáng cho Lục Vân Tiên. Đoạn này cụ Nguyễn Đình Chiểu viết rất oách thơ lục bát chánh hiệu con nai vàng:
“Gặp đây đương lúc giữa đàng,
Của tiền chẳng có, bạc vàng cũng không.
Gẫm câu báo đức thù công,
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi”
Suy xét cho cùng Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga chính là hai mặt của một cách sống. Một là làm ơn không cần người khác đền ơn. Hai là chịu ơn thì phải nhớ ơn. Đó cũng là tính cách sống có tính truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam chúng ta từ ngàn năm quây quần dưới lũy tre làng. Nếu đánh cướp xong rồi Lục Vân Tiên bỏ đi, nàng Nga tặng cái trâm mà Tiên cũng không nhận thì chẳng còn gì để mà viết nữa. Nhưng khéo thay Hối Trai và Lu Hà cụ trước cháu sau đều bày đặt ra cái chuyện thơ phú xướng họa, để cho đôi trẻ dưới ánh trăng vàng tình tự với nhau, cho hai trái tim nóng bỏng sát kề bên nhau, cho đôi hồn cho hai tấm lòng cùng hòa hợp đồng điệu vơi nhau và họ đã yêu nhau. Tuổi con gái thường hay tư lự một mình, vẩn vơ thơ thẩn, ngẩn ngơ mơ tới tương lai khi gặp được ý trung nhân. Nên Kiều Công thấy con gái có vẻ mặt thẫn thờ bất thường nên đã hỏi ngay và nàng thưa chuyện ngay với cha:
“Kiều Nguyệt Nga tức thì thưa chuyện
Cuộc phong ba xui kiến giữa đàng
Có người họ Lục cứu nàng
Ra tay đánh cướp một trang anh hào
Thân bồ liễu phấn đào khuê các
Lục Vân Tiên hồng hạc bay cao
Đông Thành tưởng nhớ khát khao
Kiều Công nghe vậy lẽ nào bỏ qua
Khuyên con gái chớ mua sầu não
Cha sai quân kíp báo cho chàng
Thong dong yến tiệc huy hoàng
Tri ân tráng sĩ muộn màng gì đâu
Kiều Nguyệt Nga cúi đầu lạy tạ
Nhờ cậy cha vàng đá sắt cầm
Ngọn đèn leo lắt âm thầm
Hậu đường trống điểm nghe tầm canh ba
Bước lên gác tiếng gà xao xác
Dạo đình hoa bất giác thở dài
Lòng riêng vẫn chắng nguôi ngoai
Tây lầu cô quạnh u hoài vầng trăng
Trời cao thẳm xích thằng thầm nguyện
Nỡ để ai mang phiến tương sầu
Kim ô thương cảm bắc cầu
Trở vào nghiên bút khơi dầu vẽ tranh“
Xích thằng là sợi chỉ hồng để Nguyệt Lão buộc chân các cặp trai gái dưới thế gian cho họ thành vợ thành chồng. Kim ô là con quạ, do truyền thuyết hàng ngàn hàng vạn con quạ bay sát vào nhau bắc thành cái cầu để cho chàng Ngưu Lang gặp nàng Chức Nữ ở sông Ngân Hà mỗi năm một lần. Bằng trí nhớ và trí tưởng tượng siêu việt nàng Kiều Nguyệt Nga đã vã bức họa Lục Vân Tiên.
“Bàn tay nàng phóng thành bức họa
Lục Vân Tiên sáng lóa hào quang
Oai phong dũng mãnh giữa đàng
Truyền thần hình tượng một trang anh hùng
Dù núi sông chập chùng biển cả
Nặng ân tình lòng dạ nhuốm sầu
Quản chi mưa nắng dãi dầu
Lương duyên kỳ ngộ ngàn dâu xanh rờn
Buồn rười rượi mang đờn ra gảy
Ngọn lửa lòng bốc cháy tâm can
Mạch tương thấm áo ướt tràn
Ngoài sân giun dế canh tàn ngân vang“
Lục Vân Tiên sau khi chia tay với Kiều Nguyệt Nga chàng đi tiếp về quận Đông Thành để gặp cha mẹ thì giữa đường lại gặp một người tướng mạo to lớn kỳ dị tên là Hớn Minh
Ngay từ đầu truyện thơ song thất lục bát và lục bát cả tôi và cụ Nguyễn Đình Chiểu đều lấy tên là phỏng theo truyện Tây Minh. Xét trong sách Tính-lý, Tây Minh là một bài triết là do Trương Tái nhà nho học đời Tống soạn ra, luận về đạo hiếu và đạo nhân, có lẽ cụ Nguyễn Ðình Chiểu mượn đầu đề ấy mà đặt tên cho truyện để nêu cao cái bản lĩnh hiếu và nhân của Lục Vân Tiên, mà tựu trung là phản ánh tâm hồn của mình. Còn tôi gọi luôn là Trung Hiếu Nghĩa Hiệp.
Cụ đồ Chiểu khuyên răn:
“Dữ răn việc trước, lành dè thân sau “
Câu này ý nói là người nghe nên trông gương nhân vật trong chuyện mà răn sợ điều lành đạ hưởng phúc yên về saụ
Trau mình : sửa mình theo tiếng miền Nam. Trau có nghĩa là làm cho tốt đẹp hơn.
Ðông Thành : tên một huyện ở tỉnh An-huy bên Tàu. Những địa danh trong truyện Lục Vân Tiên không chắc chắn là chỉ những địa điểm ở bên Tàu. Ở miền Nam tỉnh An-giang “Châu-đốc” xưa kia cũng có quận Ðông-Thành, có con sông Ðông-Thành.
Tu nhân tích đức : sửa điều nhân, chứa điều đức, nghĩa là làm cho lòng thương người, trí làm lành của mình ngày càng tăng thêm.
Nấu sử sôi kinh : học kinh và sử nhiều lần cho thật chín.
Hớn Minh, giống như nhân vật Lâm Xung gặp Lỗ Trí Thâm trong truyện Thủy Hử vậy. Hai chàng Lục Vân Tiên và Hớn Miinh kết nghĩa thành anh em thề không sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm nhưng nguyện được chết cùng ngày cùng tháng cùng năm theo kiểu võ sĩ Tàu.
Trong lịch sử văn học Việt Nam, có rất nhiều truyện thơ, từ Kim Vân Kiều, Lục Vân Tiên, đến Phạm Công Cúc Hoa, Cung Oán Ngâm Khúc ..luôn luôn có phản ánh triết thuyết Tam Giáo nghĩa là phảng phất 3 giáo phái lớn : Phật, Nho, Lão đan xen trong truyện. Truyện Lục Vân Tiên, một truyện thơ 2 082 câu viết theo lục bát cũng không thoát khỏi nhận xét đó. Đặc biệt, truyện chuyên chở những giá trị Phật giáo trong đó có nhân quả, tinh thần phá chấp, lòng từ bi, tính cách vô thường vốn là những nguyên lý của Phật giáo. Thực vậy, ta thấy nhan nhãn và rải rác đây đó trong truyện các thuật ngữ Phật giáo thông thường: Quả báo, nghiệp chướng, từ bi, quy y, tam bảo, quan âm, phật bà, phiền não, phù du vân vân và vân vân.
“Lục Vân Tiên thênh thang tráng khí
Gặp một người kỳ dị bên đàng
Nghỉ chân quán nước ngỡ ngàng
Ai hay tương ngộ hai chàng kết giao
Hớn Minh bậc anh hào thượng võ
Tự Ô mi sáng tỏ ngọn ngành
Cùng nhau kết nghĩa chân thành
Bên ngôi miếu cổ trời xanh nguyện thề
Chú tiểu đồng đứng kề bên cạnh
Chứng giám cho một cảnh tương phùng
Anh hùng gặp kẻ anh hùng
Khác ngày sinh nguyện chết cùng bên nhau
Vì giang san kẻ sau người trước
Tạm chia tay trên bước trần ai
Kinh thành sĩ tử gót hài
Hẹn ngày tái ngộ đọ tài thấp cao
Trường thi đấu anh hào quyền cước
Cả môn văn thao lược trạng nguyên
Thám hoa bảng nhãn ưu tiên
Cử nhân nô nức mọi miền ứng thi“
24.12.2019 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét