Thứ Tư, 4 tháng 1, 2017

Luận Bàn Về Giáo Dục Ngày Nay Trên Bình Diện Quốc Tế



Đôi Dòng Tâm Sự Với Má Con Nhà Mai Hoài Thu Bên Tách Cà Phê Buổi Sáng Về Chuyện Học Hành Thời Nay. Mỹ - Đức - Việt Nam.

Chúc mừng Mai Hoài Thu có con gái ra trường, hết lớp 10 hay lớp 12 đấy? Trông cháu Tina chỉ khoảng 15 hay 16 tuổi, mà có khi chưa đến lưá tuổi ấy.


-Mai Hoài Thu: Thưa Bác Lu H à, cháu Tina Mai 25/8 nay mới được 14 tuổi, cháu vừa học xong lớp 8 (Middle School), sang năm cháu lên lớp 9 (High School) rồi. Cám ơn Bác đã chúc mừng cháu.


Thế à, thằng út nhà anh cũng 14 tuổi học xong lớp 8 lên lớp 9 phải hết lớp 10 mới ra trường, sau đó cu cậu sẽ học Gymnasium. Nếu ít chơi nghịch chịu khó có thể ở lớp 9 hay lớp 10 họ sẽ vào thẳng Gymnasium. Gymnasium hết lớp 12 hay 13 là xong, sau muốn đi học đại học gì đó mới được. Ngày xưa sau khi học xong lớp 4 cô giáo hỏi cho vào Gymnasium hay Reaschule? Anh bảo thằng này mải chơi và lười lắm thôi cho vào trường Realschule học cho thoải mái, ép nó học căng thẳng không nên. Ngay tiếng nước ngoài thì hauptschule học tiếng Anh, Realschule học Anh và Pháp. Gymnasium ngoài học tiếng Anh và Pháp còn khuyến khích học tiếng La Tinh quả là quá mệt mỏi ngay từ lớp 5 ở trường này vậy.

Theo ý kiến của Platon một nhà triết học cổ truyền duy niệm ông ta cho rằng: Mọi đứa trẻ sinh ra đều có thể trở thành thiên tài, nếu không có dị tật bẩm sinh, nếu nó có một người mẹ và người chị tốt. Nghĩa là ông loại trừ khả năng nuôi dạy của người đàn ông. Còn Hegel nhà triết học duy tâm biện chứng thừa nhận di truyền bẩm sinh chiếm một nửa, còn nửa kia là do giáo dục con ai người ấy nuôi.

Đến thời cộng sản thì ông Mao ông Hồ chủ trương giáo dục đại trà cha mẹ không được quyền ảnh hưởng đến con cái mà do đảng đoàn giáo dục. Vì vậy họ tạo ra một thế hệ nhàm chán ai cũng giống ai theo như ý kiến các nhà triết học hiện sinh cho đám người này là những đơn vị người thừa thãi vô bổ bất tài.
Anh nghe như ông Huser hay Jaspers gì đó nói: Một đứa trẻ chăm học hiền lành đến con ruồi đậu mép không thèm đuổi thì đáng lo ngại hơn một đứa trẻ tưởng như ngổ ngáo ương ngạnh nếu khéo giáo dục có thể là một thiên tài trong tương lai.

Như Abert Einstein còn phải học đúp thì sao ở bậc tiểu học?
Tản Đà, Nguyễn công Trứ còn thi trượt hoài hoài. Nguyễn Khuyến đỗ cử nhân, khi thi hội lại trượt nên phẫn chí dùi mài kinh sử 6 năm sau lại trúng 3 giải nguyên liền. Theo anh ai đó, đã là thiên tài trước sau sẽ lộ diện thôi.

Con gái anh kể cùng thị trấn có quen một đứa con gái Việt Nam, bố mẹ nó ép học khổ lắm làm con bé mụ mẫm cả đi. Thỉnh thoảng nó gọi điện nghe giọng nói lí nhí yếu ớt mà thấy thương thương. Anh nghĩ bụng con người ta sinh ra là do tạo hoá tự nhiên bẩm sinh, cố gắng chăm chỉ là tốt. Nhưng con cái mình sức học bình thường thì nên chấp nhận. Giống như ở Việt Nam nghe họ hàng kể lể cạy cục cho con mình vào trường điểm rồi học thêm. Anh nghĩ bụng con người sinh ra ép học như vậy là cướp trắng đi tuổi thơ của chúng nó rồi.

Cách làm như người Đức cũng hay kể ra hơi tàn bạo một chút vì kiểu phân loại người có khác chi phân loại giai cấp đâu? Nhưng xét cho cùng cũng có ý nghĩa nhân đạo vì họ xếp ra 4 loại trường. Còn ở Việt Nam thì cho cả vào một bị, hết phổ thông thì sĩ tử cơm niêu nước lọ đi thi, ai trúng thì vào đại học, ai chả trúng thì chán đời. Chưa nói là trò thi cử gian lận đâu như ở Hoa Kỳ hay Âu Châu người ta trân trọng nhân tài.

Đã đi thi để tuyển chọn nhân tài thì lại còn cái trò ưu tiên cộng điểm nào là con nhà thương binh tử sĩ có công với cách mạng, nào là dân tộc thiểu số ít người, nào là thanh niên xung phong, bộ đội hoàn thành nghĩa vụ đều cộng thêm điểm. Chưa nói đến khoản đút lót để lộ đề bài, bán đề thi, v. v...Cho nên ở Việt Nam không phải học để thành tài mà coi chuyện được vào đại học như là phần thưởng béo bổ của chế độ ban cho, một sự ưu đãi trả công.

Qua đó mới thấy con cái đồng bào ta được ở các nước như Mỹ, Anh, Pháp , Tây Âu được tự do phát triển toàn diện, không bỏ xót những đứa trẻ có tài năng từ nhỏ.

Chúc mừng em có con gái ngoan chịu khó con đường cử nghiệp như má Thu. Trông cháu xinh xắn đôi mắt lóng lánh tinh nghịch láu lỉnh như má Thu. Sau này khối anh chàng phải khổ sở vì cháu Tina đây? Không biết chàng rể nào sẽ lọt vào cặp mắt xanh của má Thu đây?

Ở bên này họ chia ra làm 3 loại trường:
Hauptschule, Realschule và Gymnasium. Gymnasium có thể tính ngay từ lớp 5 nhưng học sinh học vất vả lắm, nhiếu cô cậu mới lớp 7, hay 8 phải bị chuyển xuống Realschule hay hauptschule. Hauptschule giáo dục phổ cập bình thường như ở Việt Nam đến lớp 9 là xong. Còn loại trường nữa xếp vào loại thứ tư dành cho trẻ em khuyết tật, trí tuệ kém gọi là Förderchule. Còn người bình thường tỉnh táo thì học một trong 3 trường anh vừa kể trên: Hauptschule, Realschule và Gymnasium.

Tất nhiên tâm lý các bậc cha mẹ phần lớn sau khi học xong bậc tiểu học lớp 4 con mình lên lớp 5 vào Gymasium thì hởi lòng hởi dạ tưởng như con mình là thần đồng nhưng một hai năm sau thì đuối dần, đến khi xong lớp 12 thì kiệt sức dù có vào đại học thì chỉ dạng sinh viên lóp ngóp. Người có con vào Realschule thì cũng còn vui vui. Người có con vào hauptschule thì cảm thấy hơi bi quan, nhưng ngờ đâu đến lớp 9 thì lại được học thêm 1 năm Werkrealschule rồi Gymnasium trí tuệ vững như bàn thạch ung dung vào các trường đại học tha hồ mà nghiên với cứu.

Ở việt Nam có ông thần đồng thơ Trần Đăng Khoa cả thiên hạ nườm nượp chen lấn tàu xe để đến xem mặt lắc đầu lè lưỡi nhìn Trần Đăng Khoa ghê gớm quá tài quá rổi đi học trường Gorki cuối cùng thành thần sắt, thần nhôm kẽm chả có tí tài năng quái gì thơ với phú.

Hauptschule bình thường là hết lớp 9 nhưng đứa trẻ nào học giỏi thì họ lại cho ở lại trường học thêm một năm nữa cho hết lớp 10 gọi là Werkrealschule. Sau khi hết Werkrealchule lại có thể vào Berufsgymasium nhưng phải học 3 năm nữa mới được đi vào đại học, học viện, nghiên cứu khoa học gì gì đó.

Cho nên học hauptschule không phải là bậc thứ 3 sau Realschule hay Gymnasium đã vội cho là kém. Anh thấy trên thế giới chưa nước nào lại có hệ thống tuyển chọn và đào tạo nhân tài cầu kỳ như ở Đức.
Riêng Gymnasium là trường phát hiện nhân tài sớm từ lớp 5 nhưng quá trình ép học quá mà học sinh sau khi tốt nhiệp không đạt yêu cầu nghiên cứu nên bây giờ họ kéo dài đến lớp thứ 13 giống như bên Berufsgymnasium. Ngày xưa nghe nói là lớp 12 thì xong cái gọi là Gymnasium.

Lu Hà này rất vui khi có 3 cô em thi sĩ Mai Hoài Thu, Thi Nguyên, Thimyngoc Huynh, cô nào cũng có con gái xinh đẹp học giỏi có rất nhiều triển vọng về tương lai. Xin gửi lời chúc mừng các cháu gái

Gọi là đôi dòng tâm sự lan man của bác Lu Hà với má Tina về ngành giáo dục chung chung có tính chất quốc tế và bạn đọc.
Tuy rằng danh nghĩa là tâm sự bên bàn cà phê buổi sáng với má con nhà nữ thi sĩ Mai Hoài Thu nhưng có khác chi là viết một bài tiểu luận đâu để đóng góp cho nền văn chương Việt Nam .

16.6.2014 Lu Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét