Thứ Tư, 8 tháng 10, 2014

Hiện Tượng Hoàng Quang Thuận Phần 9






Trích: Cảm Thán
Từ bỏ đài son điện ngọc ngà
Cung tần mỹ nữ chốn kiêu sa
Yên Sơn Linh Tử vua Trần đến
Kinh ĐÔ, thành CŨ mỗi bước xa.


Non xanh cắt tóc dứt duyên trần
Vua đến nơi đây để nhập thiền
Không phải trốn đời và yểm thế
Cứu đời nhập thế với PHẬT tiên.

Hoàng quang Thuận

4 câu thơ này chữ to cả cụm là sai niêm luật. Cách gieo vần không phải là của vua Trần? Trần, thiền, tiên? Không lẽ vua Trần lại nhập mộng rỉ vào tai ông Thuận với giọng ngạo mạn kiêu căng rất cộng sản?

Bây giờ tôi có ý kiến về nội dung để xem vua Trần muốn nhắn nhủ điều gì?
Từ bỏ đài son điện ngọc ngà.Đúng như vậy, vua Trần đã nhường ngôi cho con và xuống tóc đi tu và lập nên thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Cung tần mỹ nữ chốn kiêu sa là sai. Cung tần mỹ nữ chốn sa hoa là đúng. Một nơi ăn chơi hưởng lạc như vậy có quái gì mà kiêu sa? Nếu ông tả một cô gái xinh đẹp kiêu sa thì được. Cách dùng từ tối nghĩa như vậy gán vào mồm vua Trần là bậy bạ vô cùng. Thời vua Trần mấy ai dùng chữ kiêu sa. Tôi không có thời gian để dài dòng phân tích về ý nghĩa chữ kiêu sa hoàn toàn không thích hợp nơi cửa Phật. Chữ này mang hình dung từ về luyến ái nhục dục ô trược của cõi đời ô trược.

Hãy điểm lại sơ qua về thơ văn thời tiền chiến. Chốn kiêu sa... là từ ngữ lãng mạn cách tân ngày nay của các thi sĩ như Hồ Dzech, Nguyễn Bính, Hàn Mạc Tử hay dùng. Vua Trần đã biện bạch cho lý do đi tu không phải là trốn đời và yểm thế. Không lẽ vua Trần lại kém cỏi ô trọc mặc cảm thế ư? Chuyện Ngài đi tu thì cứ đi việc gì, việc gì mà phải thanh minh thanh nga? Ông Thuận đã vô tình nhạo báng khinh miệt về chuyện đi tu cuả vua Trần đấy.

Không lẽ nào vua dám xưng xưng tuyên bố rất kiêu căng như ông Hồ Chí Minh. Ta đi tu đây để cứu đời nhập thế? Trên là yểm thế dưới là nhập thế? Phật tiên nào cần quái gì phải nhập thế vào niết bàn là biến còn cần gì ở cõi trần này nưã, vào nơi cực lạc không sinh không diệt mà. Tóm lại là một bài thơ ú ớ vịt giời chả ra sao cả mà dám cả gan trám vào miệng vua Trần là ông xúc phạm đến tổ tiên tiền nhân đấy ông Thuận ơi! Sao ông không sớm dẹp bỏ cái giọng thơ Chí Phèo này đi cho sớm chợ? Cứu đời nhập thế với Phật tiên sao mà chối tỉ thế? Phật là Phật mà tiên là tiên. Tiên ở trên trời dưới sự cai quản của thượng đế. Phật Tổ không thừa nhận có thượng đế, có linh hồn vĩnh cửu tồn tại. Ông nhập nhằng giữa Phật và tiên, ông chẵng hiểu quái gì về đạo Phật cả. Dốt đặc cán mai còn muốn làm thơ về nhà Phật?

Tiện đây tôi cũng có thơ rằng:

Nỗi Lòng Con Với Đức Vua Trần

Từ dã lầu son đời hưởng thụ
Vinh quang phú quý áng mây mờ
Rũ bỏ hồng trần theo Phật Tổ
Trúc Lâm Yên Tử ánh trăng mơ

Mây xanh nước biếc núi non ngàn
Lồng lộng thiên tư Đức Thánh Trần
Đắc đạo hóa thân về cõi Phật
Muối đời vị mặn để muôn dân

Mộ đạo sinh thời tuổi ấu thơ
Văn chương binh pháp nước non chờ
Mưu cao kế lược lui quân giặc
Bến nước Bình Than chén rượu đào

Bờ mê bến giác đường sinh tử
Tứ diệu chân không nhập niết bàn
Phiêu diêu cực lạc cùng sông núi
Non nước u hoài tiếng thở than...

Cộng sản Mao Hồ loạn sứ quân
Chiến tranh hủy diệt mất lòng dân
Vành tang nấm mộ trời mây thảm
Chủ nghĩa mịt mù sương khói tan...

Ngài có thương dân thì hiển lộ
Non sông nước Việt của ta ơi!
Con cháu ngàn năm ghi công đức
Mộ bia bàng bạc ánh trăng soi!

thơ làm nhân đọc 8 câu thơ tự do nghêu ngao của Hoàng quang Thuận: Cảm Thán
17.8.2012 Lu Hà



Trích: Chín Suối Chung Một Dòng

Trăm hoa khoe sắc bên bờ suối
Cá TÔM say NƯỚC nhảy LIA thia
Mới HAY chín SUỐI chung DÒNG một
Đường đi Nam Mẫu suối CẮT lià

Dưới lòng thung rộng sim NỞ hoa
Thảm cỏ rộng xanh nắng LA đà
Bốn BỀ núi BIÊC mây BAO phủ
Suối HÁT muôn ĐỜI khúc THIỀN ca

Hoàng quang Thuận

Những chữ viết to là sai niêm luật đường thi. Ở bên Tàu thường có 16 phép niêm, nhưng ở Việt Nam thời Trần Tế Xương, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến mới chỉ vận dụng 4 phép niêm. Có thể bọn vua quan thời đó quá ngu dốt nên chỉ quen chấm điểm theo giải số và bắt buộc các thí sinh ai ai cũng phải tuân theo.

Trong lịch sử có cụ Nguyễn Du đã làm bài Tiểu Độc Thanh Ký nhiều người Việt Nam lầm tưởng Nguyễn Du phá luật sai niêm nhưng kỳ thực cụ rất am hiểu luật đường thi của Tàu. Tôi không tiện miên man chép cả bài thơ ra đây làm gì? Mục đích chính vẫn là nói về thơ Hoàng quang Thuận.

Câu: Đường đi Nam Mẫu suối cắt lià chẳng thơ tí nào cả, bởi vì Thuận chỉ muốn ghép thia phải vần với lià? Mới hay chín suối chung dòng một thì tạm được để chỉ chung một sự thống nhất giang sơn quê hương và lòng người nhưng tác giả lại ném chữ suối cắt lià đường đi Nam Mẫu có khác chi tự vả vào miệng mình? Tác giả hay vua Trần gì đó bắt đầu từ Nam Mẫu đi Yên Tử kia mà? Nghĩa là bước chân đi cấm kỳ trở lại.

Đây là một khổ thơ ú ớ vô nghĩa, vô cảm, ăn nói bậy bạ lung tung.

Khổ sau cũng chỉ là hoa lá cành không có gì đặc biệt đáng gọi là thơ cả. Giống như cách giới thiệu của ban quản lý nhà chùa vài nét đại cương cho khách thăm quan du lịch về Trúc Lâm Yên Tử có hoa có mây với giá rẻ. Nhất là các du khách Tây trả dollar ban quản lý cai thầu danh lam du lịch không chê tiền.

Tôi cũng có thơ sau để góp vui.


Suối Con Rồng

Uốn éo thành ra chín suối con
Thiên nhiên huyền diệu nghĩa sinh tồn
Đường vào Yên Tử lầm gai góc
Vực thẳm đèo cao mỏi gối chồn

Hoa bướm say sưa đón khách chào
Cá tôm mừng rỡ nhảy lao xao
Tính từ Nam Mẫu sương mờ phủ
Tre trúc mai vầu điệu ngẩn ngơ

Đồi cỏ mây xanh bát ngát hoa
Mê man tình tứ ánh trăng ngà
Trai thanh gái lịch từng đôi lưá
Dắt díu chao ôi thật mượt mà

Chín khúc lưng rồng lượn uốn quanh
Thẩn thơ lữ khách bước sao đành
Giang sơn gấm vóc ta huyền diệu
Lũ giặc Tàu ô dám tranh giành?

Nước biếc non xanh lòng tưởng nhớ
Thiên thu vạn đại đức vua Trần
Rau dưa đạm bạc chuyên kinh phật
Phúc để muôn đời hỡi thế gian!

thơ làm khi đọc 8 câu thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Chín Suối Chung Một Dòng
17.8.2012 Lu Hà


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét