Thứ Ba, 26 tháng 12, 2023

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 173

 

Truyện Tình Hai Họ Dương Hà

cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 15

 

“Đường tây bắc bao la nhung nhớ

Quê hương giờ sương nhỏ mộ bia

Nâu sồng tràng hạt trau tria

Ngẫm mình từ độ xuất gia tu hành

 

Ba năm trường mong manh áo vải

Bụi trần gian tê tái quan san

Mùi thiền quen cảnh bần hàn

Người chê kẻ trách phàn nàn hiếu trung

 

Lỗi cương thường mịt mùng bấn loạn

Quỷ thần cười ngao ngán đường tu

Ăn chay dưa muối đông thu

Xuân hè uổng phí công phu cúng dường

 

Lời đàm tiếu chán chường thiên hạ

Chốn thị phi rệu rã tha phương

Màn trời chiếu đất thê lương

Bát cơm manh áo gió sương dật dờ“

 

Dương Từ cứ canh cánh mãi trong lòng, không hiểu nổi vì sao do phép mầu nhiệm nào mà vợ mình ngót 60 tuổi đời mà vẫn sinh ra được hai đứa con trai? Chàng lại cho rằng vợ Đỗ Nương chăm đi lễ chùa cầu phật mà nhận được phúc báo này. Cho nên để trả ơn nhà Phật quyết xuống tóc đi tu được 3 năm rồi nhưng vẫn không an tâm tụng kinh gõ mõ, đầu óc vẫn còn nhiều tạp niệm nên chàng quyết xin phép Sư phụ cho đi chu du thiên hạ một chuyến để mở mang tầm mắt. Chàng đi về hướng tây bắc miền Tùng Lãnh thuộc địa phận Khiết Đan có môn phái võ và đạo tu tiên chân nhân.

 

“Thân cò vạc bơ vơ xứ sở

Quê hương người tạm bợ sớm khuya

Vợ con xa cách chia lìa

Nắng mưa tầm tã bên rìa rừng hoang

 

Chống thiền trượng lang thang đây đó

Khi cô đơn biết tỏ cùng ai?

Chạnh lòng nghĩ chuyện khứ lai

Vợ con bìu ríu ngày mai thế nào?

 

Nghe lá rụng lao xao gió thổi

Thấy tam kỳ chẳng vội làm chi

Rùng rằng ngơ ngác chim di

Đông tây nam bắc đường đi chẳng rành

 

Thấp thoáng thấy liễu xanh bám cổng

Dương Từ mừng lóng ngóng trông lên

Cổ đình sừng sững trên nền

Thanh Phong bảng hiệu ngang nhiên dưới trời“

 

Đường đi rẽ ba ngả gọi là tam kỳ lộ ở một ngôi đình cổ. Dương Từ phân vân không biết đi ngả nào thì lại đọc tấm liễn tức là một tấm biển có ghi dòng chữ:

 

“Đường đi ba ngã người Chu khóc

Tơ trắng hai màu ngã Địch than”

Nỗi niềm nhân thế chứa chan

Sòng đời đen trắng gian nan hiểm nghèo

 

Xem liễn đối hắt heo cành liễu

Rồi Dương Từ cũng hiểu ra ngay

Đường ba bảy lối quắt quay

Tơ kia dễ nhuộm ai hay lòng người

 

Chí đã quyết thảnh thơi buông bỏ

Lòng thạch kim chứng tỏ thiền môn

Chớ nghe thiên hạ mà buồn

Sân si cuồng dại bồn chồn gió trăng

 

Chả mấy chốc thung thăng sườn núi

Chốn thiên thai sầu tủi làm chi

Dâu xanh suối mát rầm rì

Lời ca non nỉ thầm thì bên tai…“

 

Đường đi ba ngã hay ba ngả người Chu khóc. Chu tức Dương Chu, một triết gia đời Chiến quốc người nước Vệ, chủ trương thuyết vị ngã vì mình. Trong sách liệt sử có ghi chép:

Người hàng xóm của Dương tử bị mất dê, phải nhờ họ hàng bà con lối xóm đi tìm giúp. Dương Từ hỏi:

-Chỉ mất một con dê sao ông lại phải nhờ nhiều người đi tìm thế?

Trả lời:

-Vì có nhiều đường rẽ

Khi tất cả trở về, Dương Tử hỏi:

-Tìm được dê chưa?

Trả lời:

-Mất rồi!

Hỏi:

-Sao lại mất?

Trả lời:

-Trong đường lớn có nhiều đường rẽ, trong đường rẽ lại có nhiều đường rẽ khác. Nên không biết dê chạy đi ngả nào

Dương Chu tự nhiên thay đổi sắc mặt, cả ngày không nói không cười. Câu chuyện này có ý nghĩa triết học: Gốc thì đồng nhưng ngọn thì lại khác. Vì vậy người đời cần thận trọng suy xét để khỏi nhầm lẫn.

 “ Tơ trắng hai màu ngã Địch than“. Họ Địch tức Mặc Địch một triết gia thời cổ đại ở nước Lỗ chủ trương thuyết “ Kiêm ái”. Trong đại từ điển hán văn Tố ty chép:

 ”Mặc Tử kiến luyện ty nhi khấp chi, vị kỳ khả dĩ hoàng, khả dĩ hắc”

Mặc Địch thấy tơ luyện trắng mà khóc, vì nó có thể nhuộm thành màu đen, đỏ hay vàng.

Cả hai câu thơ than vãn của Dương Chu và Mặc Định cho rằng con người có thể bị thay đổi biến hoá không lường không thể nào còn giữ được bản chất nguyên thủy sơ sinh của nó.

 

 

Truyện Tình Hai Họ Dương Hà

cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 16

 

“Dải Tần Hoài còn ai nức nở

Lúc sang giàu cổ độ trăng soi

Bến Hà Châu vẫn có đôi

Thư cưu trống mái thuyền xuôi mái chèo“

 

Tần hoài còn gọi là sông Dương tử con sông lớn nhất bên Tàu, nơi xây đập Tam Hiệp. Hà Châu cũng là một bến nổi tiếng bên sông. Nơi có giống chim thư cưu luôn một cặp trống mái như vợ chồng ân ái thủy chung vậy.

 

„Khi có bậu cảnh nghèo hiu hắt

Ngọn gió đông cắn hạt bí ngô

Đò xưa đàn cá nhấp nhô

Tình xuân hoa bướm lô xô qua về“

 

Bậu qua là tiếng miền Nam Việt Nam lối xưng hô thân thiết của người trên đối với kẻ dưới hay thường là chồng với vợ.

 

“Đêm trăng sáng say mê Lộng Ngọc

Tiêu Sử mừng dạy học ống tiêu

Chập chờn cánh phụng phiêu diêu

Xe duyên kết chỉ cầu kiều bắc ngang“

 

Theo liệt tiên truyện thì nàng Lộng Ngọc con gái út của Tần Mục Công rất xinh đẹp. Nàng say mê Tiêu Sử là một chàng trai có tài thổi sáo khiến cho chim phượng hoàng bay đến múa lượn. Sau đó hai người thành thân và cùng cưỡi phụng lên cõi tiên.

 

“Dương Từ càng mơ màng ngây ngất

Bước lại gần nghe thật ngậm ngùi

Thấy hai cô gái mang gùi

Lá dâu xanh mướt thơm mùi tóc mây

 

Hoa diếp dại cỏ may xào xạc

Há hốc mồm kinh ngạc hai nàng

Ông sư lầm lũi bên đàng

A Di Đà Phật nhẹ nhàng hỏi thăm

 

Chùa Linh Diêu xa xăm vạn nẻo

Kỳ lộ nhiều vắt vẻo phương nào?

Hai cô gái nhỏ thì thào

Con nai ngơ ngác bướm đào ngây thơ

 

Chị em tôi dại khờ sơn nữ

Đạo ông bà gìn giữ tổ tiên

Thôn trang vui cảnh điền viên

Mẹ cha sớm tối bạc tiền cần chi

 

Thầy tu muốn hỏi gì sao biết

Tìm vãi bà thân thiết ni cô

Đường đi lắt léo chi mô

Nhà Khương giống ấy ô hô phấn hồng“

 

Dương Từ đang choáng ngợp bởi cảnh non nước sơn thủy hữu tình bất ngờ gặp hai cô sơn nữ nhưng lại tỏ ra lạnh nhạt với chàng, không chịu chỉ đường cho chàng vì chàng là một nhà sư, đã thoát tục chẳng màng gì đến chuyện ân ái nhục dục. Hai cô còn trêu ghẹo chàng nên đi tìm ni cô hay bà vãi mà hỏi đường.

 

“Mấy đường chay không không sắc sắc

Trẻ rong chơi phước bạc tu trì

Có câu lão kỹ vi ni

Thúy Kiều lạc lối má mì lầu xanh

 

Không biết lối thôi đành chịu vậy

Đứng thở than chán ngấy cảnh đời

Trọc đầu chi để tiếng cười

Tấm thân sư vãi chơi vơi nẻo trần“

 

“Lão kỹ vi ni“ là câu nói trịnh thượng ngạo mạn của những nhà nho cổ hủ trái hẳn với cái đức khiêm nhường tôn trọng lễ nghi của Khổng Tử, giải nghĩa là:

-“Đĩ già đi tu“

Thân trọc có nghĩa là đầu thì cạo trọc hết tóc, còn thân thì trần trụi chẳng có cái quái gì dứt bỏ hết việc đời mọi chuyện yêu thương ân ái khổ đau muộn phiền…

 

“Từ liều lĩnh tần ngần đi tới

Đường gập ghềnh chẳng vội đông nam

Bảng đề rõ Bạch Vân Nham

Một tòa miếu cổ trăng rằm trống trơn

 

Đói rách lòng không hờn mẹ ghẻ

Lạnh đau dạ chẳng trách cha lành

Thấy câu liễn đối song hành

Thương con hiếu thảo ngọn ngành xét suy

 

Bao trắc trở gian nguy nểm trải

Muốn vào coi lại ngại chiêm bao

Tượng thờ thần ở phương nào?

Văn hay chữ tốt đi sao cho đành”

 

Câu liễn đối đó viết về Mẫn Tử có tên gọi là Mẫn Tốn tự là Tử Khiên người nước Lỗ kém ông Khổng Tử khoảng 50 tuổi, tính tình liêm khiết và rất hiếu thảo. Ông nổi tiếng về đức hạnh nên được dự vào khoa đức hạnh nơi cửa Khổng còn được liệt vào trong nhị thập tứ hiếu. Khi còn nhỏ ông bị bà mẹ ghẻ ngược đãi. Những ngày mùa đông bà cho con đẻ mặc áo vải bông ấm, còn bắt ông mặc áo lau nên trời gía lạnh hai tay tê cóng toàn thân run lên lập cập không đẩy xe cho cha đi được. Người cha thấy vậy biết rõ tình trạng mẹ ghẻ con chồng nên tỏ ra tức giận, toan đuổi mẹ ghẻ đi thì Mẫn Tử Khiên quỳ xuống van xin cha đừng đuổi mẹ ghẻ đi, ông thưa với cha rằng:

-Nếu cha để dì ghẻ ở lại thì chỉ mình con chịu rét, còn nếu cha đuổi dì ghẻ đi thì chẳng những con và cả hai em con cũng phải chịu rét

Người cha suy nghĩ lại, đúng như lời Tử Khiên nói mà thuật lại lời nói của Tử Khiên cho bà vợ kế. Bà cảm động hồi tâm mà thương mến Tử Khiên đối xử công bằng như con ruột của mình vậy.

 

10.3.2020 Lu Hà

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét