Thứ Ba, 26 tháng 12, 2023

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 172

 

Truyện Tình Hai Họ Dương Hà

cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 14

 

“Ngẫm thế sự mênh mông biển cả

Kiếp con người vàng đá phôi phai

Cát hung trong cõi trần ai

Khen chê hay dở nhân tài trí tri

 

Mộng tưởng hão tu trì tinh tấn

Đã bao phen lận đận Phật gia

Đạo nho bám gót trau tria

Phù Tô mất mạng miệng bia để đời“

 

Đoạn video số 13 nghệ sĩ Thu Hà có ngâm miêu tả cảnh Dương Từ gặp Hàn Dũ trong miếu thờ, một danh sĩ thuộc phái Nho gia chống lại phái Phật gia. Trong giấc mộng Hàn Dũ chê Dương Từ không chăm lo hoàn thành trách nhiệm của người chồng người cha lại bỏ đi tu thì Dương Từ lại lập luận ngược lại Nho gia cũng chả hay ho gì. Mới đưa chuyện Phù Tô là một kẻ cuồng Nho và bị mất mạng vô ích.

 

Tần Thủy Hoàng lên ngôi đã lâu nhưng chưa lập người kế vị. Tần Thủy Hoàng đi tuần du thị sát việc xây trường thành, đi cùng có thừa tướng Lý Tư, Trung xa phủ lệnh thái giám Triệu Cao và con thứ 18 là công tử Hồ Hợi.

 

TầnThủy Hoàng đến Sa Khâu bị bệnh nặng, sai Triệu Cao viết thư gửi cho Phù Tô. Trong thư nói:

- "Con về Hàm Dương với đám tang, và chôn cất ta ở đấy".

Bức thư đã dán rồi nhưng chưa trao cho sứ giả thì Thủy Hoàng qua đời. Thư và ấn đều ở chỗ Triệu Cao. Triệu Cao và Lý Tư đồng mưu hủy di chiếu của Thủy Hoàng, mạo ra tờ chiếu khác lập công tử Hồ Hợi lên kế vị và mạo viết thư sai người mang lên Thượng Quận gửi Phù Tô và Mông Điềm như sau:

 

-"Trẫm đi tuần thiên hạ, tế lễ cái thần ở các danh sơn để kéo dài tuổi thọ. Nay Phù Tô cùng tướng quân Mông Điềm cầm quân mấy mươi vạn đồn thú ở biên giới đã hơn mười năm. Không thể tiến quân về phía trước, quân sĩ tổn thất nhiều, không lập được chút công cán gì. Thế mà lại mấy lần dâng thư nói bướng, phỉ báng việc ta làm. Vì cớ không được thôi việc cầm quân để về làm thái tử nên ngày đêm oán hận. Phù Tô là con bất hiếu, cấp cho kiếm để tự sát. Tướng quân Mông Điềm cùng Phù Tô ở ngoài không sửa chữa được sai lầm của Phù Tô, thế nào cũng biết mưu mô của Phù Tô. Làm tôi không trung, cũng cho được chết. Hãy giao quân cho phó tướng Vương Ly"

 

Phù Tô thấy có dấu ấn hoàng đế, ngỡ là thư của cha, bèn chạy vào nhà định tự sát. Mông Điềm nghi ngờ giả mạo, bèn chạy vào can Phù Tô:

-“Nhà vua ở ngoài chưa lập thái tử, cho thần cầm quân 30 vạn giữ biên giới, công tử làm người cai quản, đó là trọng trách trong thiên hạ. Nay mới có một viên sứ giả tới đã tự sát ngay, chắc gì không phải là dối trá? Xin công tử tâu lại lần nữa rồi chết cũng chưa muộn“

 

Sứ giả của Hồ Hợi mấy lần giục, Phù Tô không theo lời Mông Điềm, bèn tự sát. Tướng Mông Điềm cho rằng bức thư ngụy tạo nên không chịu chết, liền bị sứ giả bắt giam và sau cũng bị Hồ Hợi xử chết.

 

Hồ Hợi lên ngôi vua, tức là vua Tần Nhị Thế. Gần 1 năm sau thì Trần Thắng và Ngô Quảng ở đất Sở khởi binh chống nhà Tần, phao tin Phù Tô vẫn còn sống, nhân danh giúp Phù Tô chống lại Hồ Hợi bất chính mà phất cờ khởi nghĩa chống nhà Tần. Phong trào do Trần Thắng, Ngô Quảng phát động cuối cùng làm nhà Tần sụp đổ 3 năm sau 206 TCN.

 

Lý Tư và Triệu Cao âm mưu giết Phù Tô vì vị tướng được yêu thích bởi Phù Tô là Mông Điềm, người mà họ không thích . Họ đã sợ rằng nếu Phù Tô được lên ngôi, họ sẽ bị mất quyền lực . Vì vậy nên Triệu Cao bèn cùng Lý Tư âm mưu phá hủy bức thư của Thủy Hoàng gửi cho công tử Phù Tô, đặt ra chuyện thừa tướng Lý Tư đã nhận được tờ chiếu của Thủy Hoàng ở Sa Khâu trước khi chết bảo lập Hồ Hợi làm thái tử; sau đó lại làm một bức thư khác gửi cho công tử Phù Tô và tướng Mông Điềm kể tội hai người, ra lệnh cho hai người phải chết.

 

Công tử Phù Tô vì một lòng trung hiếu nên đọc thư xong bèn tự vẫn, Mông Điềm thì nghi ngờ không chịu chết, bị bắt mang về giam ở Dương Châu.

Phù Tô trước khi chết còn mang lời dạy của Khổng Tử ra nói, không biết có thực Khổng Tử nói câu đó không hay do tụi hủ nho bịa đặt rồi gắn vào miệng cụ Khổng?

“ Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung. Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu“

 

“Bầy gian nịnh mặt người dạ thú

Đòi hiếu trung uế xú thiên triều

Hiền thần tủi nhục cô liêu

Khuất Nguyên chén rượu phiêu diêu nửa hồn“

 

Đọc trong sách sử àu có thấy ghi lại. Nước Sở luôn bị Tần ức hiếp. Sở Hoài Vương lại muốn liên hiệp với Tề. Tần Chiêu Tương Vương lên ngôi, liền viết thư cho Sở Hoài Vương, lời lẽ rất khiêm tốn, mời Sở Hoài Vương đến Vũ Quan thuộc tỉnh Thiểm Tây để họp và ký kết minh ước. Sở Hoài Vương nhận được thư, thấy rất khó xử: nếu không đi thì sợ Tần mất lòng, nếu đi lại sợ nguy hiểm, liền bàn bạc với các đại thần. Đại phu Khuất Nguyên liền t âu Hoài Vương:

- “Nưóc Tần tàn bạo như lang sói, chúng ta bị họ ức hiếp đã nhiều lần. Nếu đại vương đến đó, nhất định sẽ bị mắc lừa. Nhưng con của Sở Hoài Vương là công tử Tử Lan lại một mực khuyên sở Hoài Vương nên đi, và nói:

- “Vì chúng ta coi nước Tần là kẻ thù, kết quả đã chết bao nhiêu người, lại mất nhiều đất đai. Nay nước Tần muốn hoà hảo với ta, tại sao ta lại từ chối họ?“

 

 Sở Hoài Vương nghe theo lời công tử Tử Lan, liền đi sang Tần. Quả nhiên, sự việc diễn ra như Khuất Nguyên đã dự đoán, Sỏ Hoài Vương vừa đến Vũ Quan, liền bị binh mã của Tần mai phục từ trước, chặn mất đường về. Trong cuộc hội kiến, Tần Chiêu Tương Vương buộc Sở Hoài Vương phải cắt nhượng đất Kiềm Trung cho Tần. sở Hoài Vương không đồng ý, Tần Chiêu Tương Vương liền đưa sở Hoài Vương về giam lỏng tại Hàm Dương, yêu cầu đại thần nước Sở mang đất đai đến chuộc mới thả ra. Các đại phu nước Sở nghe tin quốc vương bị bắt, liền lập thái tử lên ngôi vua và cự tuyệt việc cắt nhượng đất đai. Đó là Khoảnh Tương Vương. Công tử Tử Lan được cử làm Lệnh Doãn. Sở Hoài Vương bị giam ở Tần hơn một năm, rất khổ sở, tìm cách trốn khỏi Hàm Dương, nhưng bị quân Tần đuổi theo bắt lại. Ông lo buồn sinh bệnh, chẳng bao lâu sau chết ở nước Tần. Người nước Sở rất bất bình về chuyện Sở Hoài Vương bị nước Tần ức hiếp, bỏ thân ở nước ngoài, Đặc biệt là Khuất Nguyên, càng căm uất, ông khuyên Sở Khoảnh Tương Vương chiêu tập nhân tài, xa rồi bọn tiểu nhân, khuyến khích tướng sĩ, thao luyện binh mã để báo thù cho đất nước và cho Sở Hoài Vương. Nhưng những lời khuyên của ông không những không có tác dụng gì, mà lại làm cho công tử Tử Lan và Cận Thượng căm ghét. Bọn người này ngày ngày vu cáo Khuất Nguyên với Sở Khoảnh Tương Vương:

- “Đại vương có nghe thấy lời kể tội của Khuất Nguyên không? Ông ta luôn nói với mọi người là đại vương đã quên mất môi thù với nước Tần, là kẻ bất hiếu, các đại thần không chủ trương chống Tần, là bất trung. Nước Sở sản sinh loại vua tôi bất hiếu bất trung đó thì làm sao mà không mất nước? Đại vương, lời lẽ gì đó thật là khi quân phạm thượng!”

 

Sở Khoảnh Tương Vương nổi giận, cách chức Khuất Nguyên và đày xuống vùng Tương Nam. Khuất Nguyên ôm ấp hoài bão cứu nước cứu dân và chỉ nghĩ cách phú quốc cường dân lại bị bọn gian thần bài xích, thì uất giận điên người. Sau khi đến Tương Nam ông thường đi ven bờ sông Mịch La (nay ở Đông bắc tỉnh Hồ Nam), vừa đi vừa cất lên lời ca ai oán. Những nông dân vùng đó biết ông là một đại thần yêu nước đều rất thương cảm. Có một ông lão đánh cá trên sông Mịch La, rất khâm phục nhân cách của Khuất Nguyên, nhưng không tán thành tình cảm sầu muộn của ông. Một lần, Khuất Nguyên gặp ông lão đánh cá đó. Ông lão nói với Khuất Nguyên:

- “Ngài là quan đại phu của nước Sở, tại sao lại đến nông nỗi này?”

 

Khuất Nguyên nói:

-“Rất nhiều người là kẻ bẩn thỉu, chỉ có ta là người sạch sẽ. Rất nhiều người đều say khướt, chỉ có một mình ta tỉnh táo, cho nên ta bị đuổi đến đây”.

 

 Ông lão không cho thế là phải, và nói lại:

- “Nếu ngài đã thấy mọi người là bẩn thỉu, thì không nên giữ cho được mình thanh cao. Nếu nhiều người đều say, thì ngài cần gì phải tình một mình!”

 

 Khuất Nguyên phản đối:

- “Ta nghe người ta nói rằng: Người mới gội đầu, thường hay chải tóc; Người mới tắm giặt, thường hay phủi bụi trên quần áo. Ta thà nhảy xuống sông, vùi xác trong bụng cá, chứ không thể nhẫn tâm thân sạch sẽ trong bùn nhơ, làm ô uế cả thân mình”.

Do Khuất Nguyên không chịu trôi nổi theo thói đời, nên tới năm 278 trước Công nguyên, vào ngày mồng năm tháng năm âm lịch, ông ôm một hòn đá, nhảy xuống sông Mịch La trẫm mình. Nông dân xung quanh được tin đó, đều bơi thuyền đi tìm cứu Khuất Nguyên. Nhưng nước sông mênh mông, không tìm đâu thấy xác ông. Mọi người mò lặn suốt ngày vẫn không có tăm hơi gì. Ông lão đánh cá rất buồn rầu, liền lấy cơm trong giỏ rắc xuống sông, coi như hiến cho linh hồn Khuất Nguyên.

 

“Bần sãi đây bồn chồn lo ngại

Ngẫm chuyện mình quan tái ba đào

Biết người liêm khiết thanh tao

Miếu thờ mộ phạm xiết bao kinh hoàng

 

Ngài khiển trách dám mang bình bát

Lại ngang nhiên dẫm nát cỏ hoa

Trước đền mai trúc nhạt nhòa

Ngộ đường Tây Trúc một tòa hương sen

 

Cửa công hầu bon chen điêu đứng

Khổng Khưu xưa tưng hửng Trọng Ni

Gía cơm túi áo nằn nì

Chư hầu các nước thầm thì nhỏ to

 

Bả công danh con cò lặn lội

Bất hiếu tam tội lỗi lắm ru

Tớ thày bốn bể vân du

Chồn chân mỏi gối âm u suối vàng

 

Thầm trộm nghĩ mơ màng miếu cổ

Cũng khó tin cổ độ trăng xoi

Phật Nho thiên hạ ngó coi

Phân tranh cao thấp thiệt thòi Giatô“

 

Ông tổ của Nho gia chính là ngài Khổng Tử cũng có khác chi phường giá áo túi cơm lang thang các nước chư hầu nhà Chu cùng đám học trò chỉ để mưu cầu được làm quan mà không nước nào trọng dụng cái tài mồm mép của ông.

 

Kia Lão Tử ô hô chẳng nói

Cứ lặng thinh xoi mói làm gì?

Cao Đài Hòa Hảo rầm rì

Tinh Lành ngào ngạt tu mi đạo Hồi

 

 Cao Đài là một tôn giáo độc thần. Tên gọi Cao Đài theo nghĩa đen chỉ "một nơi cao", nghĩa bóng là nơi cao nhất ở đó Thượng đế ngự trị; cũng là danh xưng rút gọn của Thượng đế trong tôn giáo Cao Đài, vốn có danh xưng đầy đủ là Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát. Để tỏ lòng tôn kính, một số các tín đồ Cao Đài thường gọi tôn giáo của mình là Đạo Trời.

 

Tín đồ Cao Đài tin rằng Thượng đế là Đấng sáng lập ra các tôn giáo và cả vũ trụ này. Tất cả giáo lý, hệ thống biểu tượng và tổ chức đều được "Đức Cao Đài" trực tiếp chỉ định. Và đạo Cao Đài chính là được Thượng đế trực tiếp khai sáng thông qua Cơ bút cho các tín đồ với nhiệm vụ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, có nghĩa là Nền đạo lớn cứu khổ lần thứ ba.

 

Cao Đài là một tôn giáo mới, dung hợp nhiều yếu tố từ các tôn giáo lớn. Thậm chí tôn giáo này còn thờ phụng một số nhà chính trị, nhà văn cận đại mà họ gọi là "Tam thánh đứng đầu Bạch Vân Động", bao gồm Tôn Dật Tiên, Victor Hugo và Nguyễn Bỉnh Khiêm.

 

Phật giáo Hòa Hảo là một hệ phái của Phật giáo chính thống, phát sanh do thời cuộc, mục đích hướng dẫn quần chúng Học Phật tu Nhân hành thiện, giải trừ mê tín dị đoan. Một tôn giáo nội sinh mang sắc thái thuần túy dân tộc, ảnh hưởng màu sắc Nam bộ, thích hợp với quần chúng bình dân.

 

Trên tòan lãnh thổ Việt Nam, ngoài Tam giáo đồng lưu, năm thế kỷ qua, sự có mặt của Kito giáo được tồn tại trong một thực th ể chặt chẽ cũng xác định một vị trí trong lòng dân tộc. Trong khi đó, Phật giáo tồn tại hàng ngàn năm trên mãnh đất màu mỡ, cũng phát triển qua nhiều hình thức tông môn chi phái, trong đó, Phật giáo Hòa Hảo là một trong những tôn giáo nội sinh thuần túy dân tộc tính, đâm chồi bén rễ sâu rộng trong khu vực miền Tây Nam bộ.

 

Về nội dung cơ bản của đạo Tin lành cũng gi ống như Công giáo nhưng về luật lệ, lễ nghi, cách thức hành đạo và cơ cấu tổ chức Giáo hội có nhiều thay đổi, ảnh hưởng tư tưởng dân chủ tư sản, nhấn mạnh ý chí cá nhân.

- Đạo Tin lành đề cao vị trí của kinh thánh, coi đó là chuẩn mực căn bản duy nhất của đức tin và sự hành đạo. Lấy kinh thánh làm giáo lý nhưng đạo Tin lành chỉ công nhận 36 trong tổng số 46 cuốn Cựu ước. Khác với Công giáo, đạo Tin lành không coi Kinh thánh là cuốn sách chỉ có một số giáo sĩ được quyền kê cứu, giảng giải mà tín đồ, giáo sĩ đạo Tin lành đều có quyền sử dụng, nói và làm theo Kinh thánh.

 

- Đạo Tin lành tin rằng Đức mẹ Maria sinh ra Chúa Giêsu một cách mầu nhiệm nhưng xem bà không phải là mẹ Thiên chúa và chỉ đồng trinh cho đến khi sinh ra Chúa. Tin có thiên sứ, các thánh tông đồ, các thánh tử vì đạo và các thánh khác nhưng không sùng bái và thờ lạy họ như trong Công giáo. Tin có Thiên đàng và Địa ngục nhưng không coi trọng đến mức dùng nó làm công cụ để khuyến khích và răn đe, trừng phạt con người.

 

- Nghi lễ đạo Tin lành khá đơn giản. Đạo không thờ tranh ảnh, hình tượng cũng như di vật. Thánh ca trở thành phương tiện diễn đạt hàng đầu. Tín đồ đạo Tin lành chỉ thừa nhận hai bí tích rửa tội và thánh thể song quan niệm và cách tiến hành nghi lễ đó cũng có nhiều nội dung khác với Công giáo.

 

- Tín đồ Tin lành xưng tội trực tiếp với Thiên Chúa (Công giáo phải thông qua Linh mục. Khi xưng tội, cầu nguyện tín đồ có thể ở nhà thờ, trước đám đông để sám hối, nói lên ý nguyện một cách công khai.

 

- Đạo Tin lành có một đặc điểm là không chấp nhận điều gì trái với Kinh thánh, không cho tín đồ thờ cúng tổ tiên, các lễ hội… là cái bị coi là khác điều chúa dạy. Vì lẽ đó những thành viên của nhiều dân tộc theo đạo Tin lành bị buộc phải từ bỏ tôn giáo, văn hóa truyền thống của dân tộc minh.

 

Hồi Giáo được bắt nguồn ngay từ những năm thế kỷ thứ 7 sau Công Nguyên bởi một người Muhammad hay còn gọi là Mohammed Ali. Ông ta cho rằng mình đã được thiên sứ tên Gabriel đến gặp mặt. Trong những lần đến thăm của thiên sứ kéo dài suốt 23 năm cho tới khi Muhammad qua đời, thiên sứ tự nhận tiết lộ cho Muhammad lời của Chúa được gọi là “Allah” trong tiếng Ả Rập và bởi người Đạo Hồi). Những điều tiết lộ được tạo thành quyển sách Kinh Thánh của Hồi Giáo gọi là Koran.

 

Điều tín ngưỡng căn bản của Đạo Hồi là Allah là Đức Chúa đích thực duy nhất và Muhammad là nhà tiên tri của Allah. Chỉ đơn giản bằng cách tuyên thề điều đó, một người có thể chuyển đổi sang Hồi Giáo. “Người Đạo Hồi” nghĩa là một người tuân phục theo Allah. Hồi Giáo có chỉ định rằng đây là tôn giáo đích thực duy nhất mà các tôn giáo khác được phát nguyên ra (bao gồm cả đạo Do Thái và Cơ Đốc).

 

Người Đạo Hồi lập nền tảng cho cuộc sống của họ trên 5 trụ cột sau:

 

1. Lời chứng của đức tin: "Không có thần thánh nào thực thụ ngoại trừ Thiên Chúa (Allah), và Muhammad là người Đưa Tin (Tiên Tri) của Thiên Chúa."

2. Cầu nguyện: mỗi ngày phải có năm lời cầu nguyện

3. Ban tặng: ban cho người nghèo khó, vì tất cả đều đến từ Allah

4. Ăn kiêng: ngoài việc ăn kiêng thỉnh thoảng, tất cả người Hồi Giáo phải ăn kiêng trong lễ kỷ niệm Ramadan

5. Việc hành hương cho Mecca (Makkah) phải được làm ít nhất một lần trong đời (vào tháng 12 của Lịch Hồi Giáo).

Năm nguyên t ắc này, khuôn khổ của sự vâng phục của người Hồi Giáo, được thực hiện hết sức nghiêm túc và theo đúng nghĩa đen của nó. Lối vào thiên đường của người Hồi Giáo dựa trên việc tuân phục của họ tới 5 trụ cột ơ bản này.

 

“Khắp tinh cầu xa xôi tín ngưỡng

Bà La Môn nghiệp chướng hãi hùng

Kỳ Na Ấn giáo trập trùng

Con đường khổ hạnh mịt mùng chúng sinh“

 

Bà lamôn là danh từ chỉ một đẳng cấp, một hạng người tại Ấn Độ. Thuộc về đẳng cấp Bà la môn là các tu sĩ, triết gia, học giả và các vị lãnh đạo tôn giáo. Dân chúng Ấn Độ rất tôn trọng đẳng cấp này.

 Bà lamôn gồm những Giáo sĩ, những người giữ quyền thống trị tinh thần, phụ trách về lễ nghi, cúng bái. Họ tự nhận mình là hạng cao thượng, sinh từ miệng Phạm Thiên thay Phạm Thiên cầm cương lãnh đạo tinh thần dân tộc, nên có quyền ưu tiên được tôn kính, và an hưởng cuộc đời sung sướng nhất. Thực chất: Ngũ thông là năm thứ thần thông, hành giả tu nơi non cao, rừng vắng, nhập vào đại định chứng đắc được ngũ thần thông: Đắc ngũ thần thông thành bậc tiên cao, tuy nhiên chưa phải là rốt ráo vì chưa cắt tuyệt luyến ái, còn ở trong tam giới, lục đạo.

- Sát đế ly là hàng vua chúa quý phái, tự cho mình sinh từ cánh tay Phạm Thiên, thay mặt cho Phạm Thiên nắm giữ quyền hành thống trị dân chúng.

 -Vệ xa là những hàng thương gia chủ điền, tin mình sinh ra từ bắp vế Phạm Thiên, có nhiệm vụ đảm đương về kinh tế trong nước (mua bán, trồng trọt, thu hoa lợi cho quốc gia).

- Thủ đà la là hàng tiện dân tin mình sinh từ gót chân Phạm Thiên, nên thủ phận với các giai cấp trên.

 -Ba ri a giống người cùng khổ, chủ yếu làm nghề gánh phân các nhà đổ ra đồng, bị coi như sống ngoài lề xã hội loài người, bị các giai cấp trên đối xử như thú vật, ti tiện, vô cùng khổ nhục, tối tăm, không được chạm tay, không giẫm lên cái bóng mà Thủ đà la để lại

 

 

Kỳ Na giáo là một tôn giáo của Ấn Độ, một tôn giáo có hệ tư tưởng ngoài hệ thống thánh điển Kinh Vệ đà

Kỳ na giáo là một trong những tôn giáo lâu đời trên thế giới. K ỳ na giáo do Mahavir sáng lập ra tại bắc Ấn Độ gần như là cùng thời với Phật giáo. Triết lý và phương thức thực hành của đạo dựa vào nỗ lực bản thân để đến cõi Niết Bàn. Trong một thời gian dài K ỳ na là tôn giáo của vương quốc Ấn Độ và được truyền bá rộng rãi ở tiểu lục địa Ấn Độ. Tôn giáo này đã suy yếu dần do sự phát lên mạnh mẽ của các tín đồ đi theo đạo Hindu và đạo Hồi.

 

Những người nhận ra được chân lý, muốn theo giáo đoàn làm tu sĩ phải thực hành 22 điều khổ hạnh như: kềm chế cơn đói, khát, chịu đựng sự khắc nghiệt của thời tiết nóng, lạnh, chấp nhận môi trường thiên nhiên cho muỗi đốt, ruồi bu, đối với cơ thể khống chế sự khát vọng về quyền lực, danh vọng, thù ghét, yêu thương và chối bỏ hoàn toàn nhục dục v.v.. và với tư tưởng:

 

Bất hại bắt nguồn từ tư tưởng, sau đó được bày tỏ qua lời nói và cuối cùng là hành động cho nên tu sĩ phải luôn ghi nhớ về các quy định sau:

 Cẩn trọng trong ngôn từ, suy tư, thận trọng khi đi đứng, tập trung khi nâng vật lên hoặc để vật xuống, khi ăn uống, phải quan sát thức ăn và nước uống, từ bỏ tất cả những sở hữu thế tục, để cho ngũ giác quan thỏa mãn là một tội lỗi, mỗi năm ẩn cư 3 tháng mùa mưa, chấp nhận thức ăn từ sự hỷ cúng của thế gian, mặc đồ khác biệt với xã hội, ăn chay tuyệt đối.

 - Những quy định cho người cho tại gia có 5 điều: Không tổn hại mạng sống hữu tình, không nói dối, không trộm cắp, không tà dâm, hạn chế tham đắm các sở hữu thế tục.

“Thân khẩu ý chứng minh thiền tập

Trí cao siêu ý nghiệp trọng coi

Tòa sen giác ngộ sáng soi

Giải trừ ngũ dục rong chơi hội bàn

 

Cõi niết bàn trần gian ngự trị

Bởi tâm linh thần trí anh minh

Ung dung tự tại do mình

Sợ chi bấn loạn thái bình hoan ca“

 

Kỳ na giáo chủ trương tự đày đọa mình sống khổ hạnh còn Phật giáo thì tu tập trí tuệ và tịnh thiền. Trước khi đạo Phật xuất hiện, truyền thống tôn giáo ở Ấn Ðộ đã có quan điểm về nghiệp, cụ thể là Kỳ na giáo. Thế thì quan điểm nghiệp của Phật giáo và Kỳ na giáo khác nhau như thế nào? Ðây là điểm mà chúng ta cần phải hiểu, để tránh khỏi sự hiểu lầm giữa hai tôn giáo. Kỳ na giáo là một trong sáu phái triết học Ấn Ðộ . trong kinh đức Phật thường gọi phái này là phái Ni kiền tử, về sau phát triển thành Kỳ na giáo, là một tôn giáo rất thịnh hành trong thời đức Phật còn tại thế. Kỳ na giáo cho rằng, lý do con người không được giải thoát vì sự trói buộc của nghiệp, con người muốn được giải thoát giác ngộ, cần phải diệt trừ nghiệp bằng cách tu tập khổ hạnh. Trên thực tế, tư tưởng này vốn là sự kế thừa tư tưởng về nghiệp của Bà la môn. Ni kiền tử xuất thân thuộc giai cấp Sát đế lợi, mẹ là một vị công chúa, em họ là vương phi, do vậy học thuyết của phái này mang ý nghĩa duy trì quyền lợi của giai cấp thống trị . Quan điểm của Kỳ na giáo và Phật giáo là hai quan điểm không giống nhau, nếu không muốn nói là hai quan điểm mang tính xung đột lẫn nhau. Trước hết chúng ta tìm hiểu quan điểm nghiệp của phái Kỳ na giáo.

 

Trong kinh Trung Bộ, Tiểu kinh Khổ Uẩn của phái Ni kiền tử đã trình bày quan điểm của mình như sau:

 

“Nếu xưa kia ngươi có làm ác nghiệp, hãy làm cho nghiệp ấy tiêu mòn bằng khổ hạnh khốc liệt này... Như vậy, chính nhờ sự thiêu đốt, sự chấm dứt các nghiệp trong quá khứ, sự không làm các nghiệp mới, do vậy không có sự tiếp tục trong tương lai...”.

 

Ðây là quan điểm tu tập của phái Kỳ na giáo. Họ cho rằng, sự tu tập khổ hạnh là phương pháp để tiêu diệt những ác nghiệp mà con người đã tạo ra trong quá khứ. Chính nhờ tu tập khổ hạnh, con người mới có thể thiêu đốt các nghiệp ác, là điều kiện cơ bản để con người đạt được hạnh phúc, vươn tới cảnh giới giải thoát giác ngộ. Họ cho rằng, hạnh phúc không thể đạt được hạnh phúc, chỉ có khổ đau mới đạt được hạnh phúc, như họ nói:

-“Hạnh phúc không thể thành tựu nhờ hạnh phúc, hạnh phúc phải thành tựu nhờ đau khổ. Hiền giả Gotama, nếu hạnh phúc có thể thành tựu nhờ hạnh phúc thời vua Tần Bà Ta La có thể đạt được hạnh phúc.

 

Ðức Phật không chủ trương hạnh phúc đạt được nhờ tu tập khổ hạnh, hay hạnh phúc nhờ hạnh phúc, là sự hưởng thọ những vật dục ở thế gian. Ðức Phật cho rằng, con người chỉ có thể đạt được hạnh phúc và giải thoát, khi người đó thành tựu giới, thành tựu thiền định và thành tựu trí tuệ. Giới là điều kiện cơ bản để hành giả có thể chế ngự những tham muốn thấp hèn ở thế gian; Thiền định là phương pháp huấn luyện nhiếp phục tâm buông lung của con người, vì tâm buông lung không định tĩnh là điều kiện phát sinh phiền não; Trí tuệ là kết quả của sự thành tựu giới và thiền định, là khả năng phân biệt giữa pháp bất thiện và thiện. Pháp bất thiện là pháp tạo ra sự đau khổ cho con người, làm chướng ngại con đường giải thoát, pháp thiện là pháp giúp cho con người thành đạt giải thoát, nhờ vai trò trí tuệ, hành giả không thực hành pháp bất thiện, thực hành pháp thiện, nhờ vậy người ấy được giải thoát giác ngộ. Xuất phát từ quan niệm như vậy, cho nên đức Phật không chấp nhận phương pháp tu tập khổ hạnh, nhưng ngài cũng không chấp nhận đời sống hưởng thọ dục vọng, vì khổ hạnh và hưởng thụ dục vọng chỉ mang lại khổ đau, không giúp ích gì cho việc thực hiện con đường giải thoát.

 

Ðể trả lời sự khác bi ệt này chúng ta căn cứ “Kinh Ưu Bà Ly” tường thuật câu chuyện giữa đức Phật và những người của phái Kỳ na giáo, trình bày quan điểm sự khác nhau về nghiệp như sau:

 

Thế Tôn hỏi:

-“Theo chủ trương của phái Ni kiền tử, có bao nhiêu sự trừng phạt (nghiệp) để không hành ác nghiệp, không tạo ác nghiệp?“

 

Ni kiền tử đáp:

“ Thưa Cù Ðàm, theo Tôn sư của tôi giảng dạy, có ba sự trừng phạt để không hành ác nghiệp, không tạo ác nghiệp. Ðó là sự trừng phạt bằng thân, bằng miệng và bằng ý”

 

Thế Tôn hỏi tiếp:

“Có sự khác biệt gì giữa thân phạt, khẩu phạt và ý phạt?“

 

Ni kiền tử đáp:

“Thưa Cù Ðàm, theo chúng tôi ba phạt này không giống nhau“

 

Thế Tôn hỏi tiếp:

“Trong ba phạt này, phạt nào được xem là quan trọng?“

 

Ni kiền tử đáp:

“Thưa Cù Ðàm, theo Tôn sư của chúng tôi cho rằng, thân phạt được xem là quan trọng, ý phạt được xem là nhẹ nhất”

 

Sau khi trình bày xong về quan điểm của mình, phái Ni kiền tử hỏi đức Phật:

-“Sa-môn Cù Ðàm chủ trương có bao nhiêu trừng phạt để không hành ác nghiệp, không tạo tác ác nghiệp?“

 

Thế Tôn trả lời“

-“Này Ni kiền tử, ta không giảng về “phạt” để không hành ác nghiệp, không tạo ác nghiệp. Ta chỉ giảng về “nghiệp” để không hành ác nghiệp, không tạo ác nghiệp”

 

Ni kiền tử hỏi:

“Theo Sa-môn Cù Ðàm chủ trương có bao nhiêu nghiệp?“

 

 Thế Tôn đáp:

-“Ta chủ trương có ba nghiệp để không hành ác nghiệp, không tạo ác nghiệp. Ðó là thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp”

 

-Ni kiền tử hỏi:

-“Có sự khác biệt gì giữa ba nghiệp này?“

 

Thế Tôn đáp:

-“Ba nghiệp này khác nhau”

 

 Ni kiền tử hỏi:

-“ Theo Sa-môn Cù Ðàm, trong ba nghiệp này, nghiệp nào được xem là quan trọng?“

 

-Thế Tôn đáp:

-“Trong ba nghiệp này, ý nghiệp được xem là nghiệp quan trọng nhất”

 

6.2.2020 Lu Hà

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét