Bình thơ Lu Hà- Giang Hoa
Vỡ Mộng
Vỡ Mộng
họa thơ Giang Hoa: Sang Thuyền
Ăn sương tiếng quạ khóc hồn tôi
Rặng liễu tang thương vẳng núi đồi
Đò vắng giai nhân chùm phượng vĩ
Trăng suông lữ khách cánh bèo trôi
Thẫn thờ chân bước tình hoa bướm
Ngơ ngẩn tay ôm mộng héo rồi
Nhang khói tro tàn bình rượu cũ
Hai vầng nhật nguyệt chẳng tròn đôi…!
Hai vầng nhật nguyệt chẳng tròn đôi…!
7.5.2016 Lu Hà
Là người Việt Nam yêu thích thơ phần lớn ai cũng biết bài
thơ vang bóng một thời của anh chàng vệ quốc quân Hữu Loan ngày xưa bởi mấy câu
như trăm ngàn mũi kim châm, đâm vào trái tim mình:
"Tôi về không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con
Đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
Thành bình hương
Tàn lạnh vây quanh
Tóc nàng xanh xanh
Ngắn chưa đầy búi
Em ơi!
Giây phút cuối
Không được nghe nhau nói
Không được trông thấy nhau một lần..."
Một bài thơ tự do ngôn ngữ dung dị bình dân rất mộc mạc
đơn giản mà làm cho không biết bao nhiêu người cảm động rơi nước mắt rồi thi
đua phổ nhạc ngâm thơ quả là một điều kỳ diệu. Riêng tại hạ đọc bài thơ này thấy
lòng mình nao nao xúc động nhưng tại hạ vẫn chê Hữu Loan nghệ thuật làm thơ còn
non kém. Nói thẳng ra là không biết làm thơ. Muốn là thi sĩ thật sự bắt buộc Hữu
Loan phải học làm thơ. Cửa ải đầu tiên là làm thơ đường luật. Còn thơ tự do chỉ
là một chi nhánh trường phái nhỏ nhoi khi chữ quốc ngữ đang phát triển người ta
không học chữ Hán chữ Nôm nữa. Như anh thợ nề muốn xây nhà phải biết kỹ thuật
đánh vôi vữa, tay cầm bay, cách xếp đặt hòn gạch ra sao thì mới có thể xây nổi
một tòa lâu đài. Nếu anh ta còn viết như thế này thì chỉ có một bài Màu Tím Hoa
Sim độc nhất vô nhị mà thôi. Hữu Loan chỉ có một cô vợ đột nhiên chết bất đắc kỳ
tử và chàng chỉ khóc một lần thành màu tím hoa sim. Hữu Loan không thể cưới vài
cô vợ và đều bất thình lình ra đi cả mà làm ra nhiều bài thơ Màu Tím Hoa Sim.
Tại hạ đã chuyển thể toàn bộ tự do của Hữu Loan sang song
thất lục bát từ năm 2010:
"...Tôi xin phép về làng thăm mộ
Mẹ tôi ngồi lã chã thương đau
Chiếc bình hoa cưới ngày xưa
Muội tàn bám lạnh âu sầu âm u
Thương mái tóc vẫn chưa tròn búi
Vội ra đi buồn tủi non ngàn
Ái ân chưa trọn trăng tuần
Để anh côi cút tấm thân phong trần..."
Giang Hoa có thẻ gọi là một kỳ nhân làm thơ, nhất là khoản
thơ đường luật. Một thể cực kỳ khó để dùng cảnh tả tình, tả tâm trạng con người
một cách thần bí sâu xa.
Nên tại hạ thấy khoan khoái trở về ngón nghề thợ làm thơ
này xưa mà Thày Thích Nguyên Tạng từ năm 2006 đã nhờ một nữ đệ tử của Thày chỉ
bảo rèn giũa cho. Tâm Quang tuân lệnh ủy thác của Thày giảng giải cho Lu Hà về
niêm luật làm thơ đuờng luật đó.
"Ăn sương tiếng quạ khóc hồn tôi
Rặng liễu tang thương vẳng núi đồi "
Ngày xưa Trương Kế bằng 4 câu thơ tứ tuyệt trong bài
"Phong Kiều Dạ Bạc" để lại cho thi nhân biết bao thương sầu hoài cổ:
"Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên,
Giang phong ngư hoả đối sầu miên.
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự,
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền."
Nguyễn Hàm Ninh ở nước ta, đã dịch bài thơ của Trương Kế
sang thể lục bát như sau:
"Quạ kêu, trăng lặn, trời sương,
Lửa chài le lói sầu vương giấc hồ.
Thuyền ai đậu bến Cô Tô,
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San."
Ý tại ngôn ngoại. Ý ở ngoài lời, không nói ra trực tiếp,
người nghe phải tự suy ra mà hiểu lấy.Nên khi đọc bài đường thi của Giang Hoa ,
tại hạ cảm thông với mối tình dang dở hay đã chết cóng từ lâu nên nhớ tới
Trương Kế mà trở lại bến đò xưa. Người cũ đâu còn mà chỉ nghe tiếng quạ ăn
suơng, bóng đêm mờ ảo đom đóm bay lập lòe phảng phất như có con ma ái tình trêu
ghẹo linh hồn mình. Giống như bài thơ cảm khái thi sĩ Lu Hà làm khi đọc bài thơ
Mả Cũ Bên Đường của Tản Đà:
"...Suối vàng thăm thẳm biết là ai?
Mả cũ không ai kẻ đoái hoài !
Trải bao ngày tháng trơ trơ đó
Mưa dầu, nắng dãi trăng mờ soi!
Chiều tà khí lạnh thoảng gai gai
Nhớn nhác nhìn quanh chẳng thấy người
Thi sĩ rùng mình theo cột sống
Mấy lời thăm hỏi gửi xa xôi ..."
"Đò vắng giai nhân chùm phượng vĩ
Trăng suông lữ khách cánh bèo trôi"
Khi trở về tìm lại người yêu xưa thì bậc giai nhân, mỹ nữ
không còn thấy nữa mà chỉ còn những chùm phượng vĩ lả tả rơi... Nàng đi đâu lấy
chồng tức sang thuyền kẻ khác hay nàng vĩnh viễn ra đi...? Đất trời bao la
thiên hạ mênh mông biết tìm đâu như bao số phận con người chỉ là cánh bèo
trôi...
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ? Cũng vầng trăng đó
ngày xưa đẹp biết bao : Trai ru gối hạc khom khom cật - Gái uốn lưng ong ngửa
ngửa ngửa lòng. Môi kề má ấp hương sáp nồng nàn thỏ thẻ cái oanh mà nay chỉ là
vầng trăng suông nhạt nhẽo vô vị mà thôi...
"Thẫn thờ chân bước tình hoa bướm
Ngơ ngẩn tay ôm mộng héo rồi "
Còn biết làm sao nữa cảnh vật đã nhiều đổi thay, chân bước
thấp bước cao lên thảm cỏ đẫm suơng lần theo lối mòn sỏi đá đến căn nhà nhỏ khi
xưa. Ôn lại dấu ấn kỷ niệm xưa phảng phất đâu đây từ gốc chuối, khóm cúc tần,
hàng rào dâm bụt, hoa buớm còn đâu ngẩn ngơ như ôm giấc mộng trái tim héo tàn…
Một khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan.
"Nhang khói tro tàn bình rượu cũ
Hai vầng nhật nguyệt chẳng tròn đôi…!"
Nàng đã đi lấy chồng theo kẻ khác mà phụ tấm lòng ta hay
nàng đã chết rồi? Hồn nàng giờ ở nơi đâu? Đêm nay có quay về tìm ta không? Để
còn bao điều lời trăn ý trối lúc lâm chung không kịp nói ra? Chết về thể xác
hay chết trong tim trong lòng ta? Thơ nhiều ẩn ý mới hay.
Chỉ biết rằng thực tại chỉ là đám tro tàn lơ lửng bay. Nợ
đời trả hết nhé từ đây. Nửa hồn tôi lạc lối trời mây. Hai ta như hai vầng nhật
nguyệt chẳng tròn đôi. Hết ngày thì đêm, nếu là trăng cũng chẳng tròn nửa ôm gối
chiếc nửa soi dặm trường. Mặt trời cũng chẳng tròn mây đen bao phủ như con gấu
đen ăn mặt trời ngày nhật thực. Than ôi! Còn lại chỉ là mộng ba sinh!
Nguyên tác bài xướng:
Sang Thuyền…
Sang thuyền bỏ bến quặn lòng tôi
Nán lại nhìn qua cảnh ngõ đồi
Có phải hồn xuân buồn lạnh lẽo
Hay là bóng hạ lửng lờ trôi
Tràn vơi suối ngọc bờ nghiêng đổ
Múc cạn vầng trăng mảnh vỡ rồi
Cảm ái duyên nồng se mộng lỡ
Nên giờ cánh nhạn vẫn chờ đôi ...
06.05.2016
Thơ: Giang Hoa
Bây giờ tại hạ sẽ bàn tới bài thơ xướng của Giang Hoa đã
làm Hà mỗ xúc động. Đề bài thơ " Sang Thuyền..." làm chúng ta nhớ tới
bài "Lỡ Bước Sang Ngang " của Nguyễn Bính ngày xưa. Một bài lục bát
dài viết như kể chuyện. Xin trích 4 câu đầu:
"
“Em ơi em ở lại nhà
Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương
Mẹ già một nắng hai sương
Chị đi một bước trăm đường xót xa.
Cậy em, em ở lại nhà..."
Sang ngang chỉ người con gái đi lấy chồng bên kia sông.
Câu ván đã đóng thuyền, hoa có chủ là những thành ngữ con gái đã hứa hôn rồi.
"Sang thuyền bỏ bến quặn lòng tôi
Nán lại nhìn qua cảnh ngõ đồi "
Sang thuyền bỏ bến tình xưa đã làm quặn đau lòng người thiếu
nữ. Người tình quân có còn ở đó hay chàng giận hờn bỏ nhà bỏ cửa gĩa từ mẹ cha
mà ra đi biền biệt không muốn chứng kiến cảnh người yêu đi lấy chồng, trâm cài
dải yếm pháo hồng kiệu hoa kim bôi hợp cẩn nhất bái thiên địa nhị bái cao đường
phu thê tam bái...
Sang thuyền phải chăng là kết thúc một cuộc tình? Không! Vẫn
chưa xong bởi một chuỗi dấu chấm lửng dài vô tận mà tác gỉa cố ý hé lộ cho
chúng ta thấy mà đoán gìa đoán non. Vậy là háo hức đọc hết bài thơ soi rọi nghiền
ngẫm từng câu từng chữ để cùng nhịp thở giao hòa cộng hưởng với tâm hồn thi
nhân.
Nán lại nhìn qua cảnh núi đồi là biểu hiện tâm lý nuối tiếc
xót xa. Thường các cô dâu đi lấy chồng tâm trạng vui vẻ bằng lòng mãn nguyện
thường dõi mắt bờ bên kia sông xem họ mạc nhà trai đứng đón mình có đông không?
Hoan hỉ không?
"Có phải hồn xuân buồn lạnh lẽo
Hay là bóng hạ lửng lờ trôi"
Đời người con gái mỏng manh như cánh hoa: Mùa xuân hoa nửa,
mùa thu đưa tiễn muà đông cánh tàn. Xuân hạ là tiết trời đẹp nhất của đời hoa.
Nhưng than ôi! Lại là: Hồn xuân lạnh lẽo, bóng hạ lững lờ trôi. Rõ ràng tả tâm
trạng chả vui sướng gì khi nghe lời cha mẹ em đi lấy chồng...?
"Tràn vơi suối ngọc bờ nghiêng đổ
Múc cạn vầng trăng mảnh vỡ rồi"
Suối ngọc nhiều hàm ý. Có thể là suối ngọc có thật ở Xã Tiến
Xuân, huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội mà tác gỉa từng đi tham quan, có thể là
cảnh Đà Lạt có suối lãng quên, có hồ than thở, có thể là bến đào nguyên chỉ nơi
họ hẹn của các cặp giai nhân tài tử là cõi thiên thai, là cảnh Động Hồ...
Một hình ảnh tượng trưng cho tình yêu trai gái giờ tràn đầy
nước mắt châu lệ tuôn rơi . Vì ai múc cạn nước Động Hồ, lạch đào nguyên làm cho
vầng trăng tan vỡ? Cũng ví như một cuộc tình say đắm tan vỗ mất rồi. Câu thơ buồn
khô thê lương vô cùng.
"Cảm ái duyên nồng se mộng lỡ
Nên giờ cánh nhạn vẫn chờ đôi ..."
Trời ơi! Em đã sang thuyền, em đi lấy chồng, kiệu rước vu
quy, phu thê giao bái thề nguyện kim lang mà cảm ái duyên nồng se mộng vỡ?
Cái duyên mới này kết chỉ se tơ đã làm vỡ tan đi hoài mộng
ái ân loan bồng phượng bế vu sơn đỉnh giáp rồng mây hội mưa...?
Nên giồ cánh nhạn vẫn chờ đôi. Lỡ bước sang ngang như thơ
Nguyễn Bính và nay Giang Hoa mô tả lại thật thuơng cảm biết chừng nào. Em vẫn
là con chim lạc đàn cô đơn trong cát bụi hồng trần...! Quả là một bài đường thi
hay của một tay bút cự phách .
7.5.2016 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét