Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2024

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 174

 

Truyện Tình Hai Họ Dương Hà

cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 17

 

“Cơn gió thổi liễu xanh lả lướt

Đàn dơi bay lũ lượt theo nhau

Lập lòe đom đóm trước sau

Vẳng đâu tiếng hát bạc màu đá vôi

 

Dương Từ bỗng bồi hồi tâm dạ

Chốn thâm sơn hoa lá cỏ cây

Sớm khuya muông thú vui vầy

Thị phi chẳng có tháng ngày thảnh thơi

 

Vung cán búa tìm nơi ẩn náu

Xa lánh người trần cấu bon chen

Củi khô chi kể sang hèn

Thuận mua vừa bán bõ bèn gì đâu?

 

Này những kẻ công hầu vương bá

Phường con buôn xảo trá điêu ngoa

Thèm thuồng tiền bạc xuýt xoa

Trắng râu thủ đoạn xa hoa bạc đầu

 

Dương Từ cũng sa châu rớm lệ

Xin lão Tiều hãy kể tôi nghe

Phải chăng ông cống ông nghè

Vị thần trong miếu nho nhe hạng nào?“

 

Dương Từ vốn dĩ là một thương gia và cũng là một văn sĩ đời Tấn, đang lúc buôn bán làm ăn giàu có thì vợ già sinh con, hai đứa trẻ song sinh mà làm cho ông thấy khó hiểu. Bản tính ham hiểu biết thích tìm tòi nên chàng xuống tóc đi tu, nhưng vẫn chưa yên tâm mà quyết lên non cao rừng thẳm để tầm sư học đạo. Trên đường lên núi thì chàng gặp một ngã tiều phu bên một tòa miếu cổ và hỏi thăm trong miếu đang thờ ai? Thì ngã Tiều phu trả lời đó là ngài Mẫn Tử Khiên vang danh thiên hạ.

 

“Ngài Hiếu Tử tài cao trọng trách

Thuở thiếu thời đức hạnh nhân từ

Tứ Khoa đều đỗ thiên tư

Gần xa nức tiếng chân như mọi nhà

 

Nhị thập tứ đời ca ngợi mãi

Khắc thành bia vững trãi lâu bền

Miếu này thờ Mẫn Tử Khiên

Mủi lòng mẹ ghẻ thảo hiền thương cha

 

Con áo rách giận bà vợ kế

Muốn đuổi đi hai trẻ ngây thơ

Cùng cha khác mẹ bơ vơ

Ăn theo đày tớ nằm chờ trăn trâu

 

Mẫn tử Khiên không sầu dạ oán

Còn xin cha đừng bận lòng chi

Hai em nhỏ dại biết gì

Nhà tranh vách nát rầm rì gió mưa

 

Lão vuốt râu kế thừa tổ phụ

Hơn ba mươi đời cháu đích tôn

Chán chường thế sự chui luồn

Tiều phu kiếm củi vui buồn gió trăng

 

Dương Từ nghe mọi đằng rành rẽ

Dòng trâm anh chẳng lẽ dửng dưng

Sân Trình cửa Khổng lừng khừng

Noi theo nghiệp tổ danh lừng bốn phương?

 

Lão trượng mới tỏ tường sau trước

Thời buổi này dễ rước họa vào

Tương khi nhuộm đỏ máu đào

Thiên luân đạo lý ngả nào mà đi?

 

Kẻ xu nịnh ngu si đểu giả

Bậc chân nhân vàng đá phôi phai

Bây giờ còn có mấy ai?

Trung ngôn nghịch nhĩ hiền tài đảm đương“

 

Tiếc thay lão tiều phu cũng là cháu đích tôn hơn ba mươi đời của Mẫn Tử Khiên cũng chán đời ô trọc muốn học bảy vị thất hiền trong rừng trúc mà cam chịu cảnh bần hàn thanh tao kiếm củi qua ngày. Sử sách có ghi quan đại phu họ Qúi thao túng quyền lực nước Lỗ, nghe nó Mẫn Tử Khiên là bậc hiền tài nên cũng học theo cách Lưu Bị đến tận lều tranh để cầu Gia Cát Lượng, nhưng không được. Họ Qúi mời Tử Khiên ra làm quan lớn ấp Phí là ấp ăn lộc họ Qúi nhưng họ Qúi lại lấn át cả vua nên Tử Khiên từ chối và bảo với sứ giả rằng:

-Xin sứ giả hãy về khéo léo thay tôi từ chối lời mời này, nếu còn đến nữa thì tôi sẽ trốn lên sông Vân ẩn dật. Sông Vân là con sông gianh giới giữa Lỗ và Tề. Ý Tử Khiên nếu còn ép quá thì ông sẽ vượt biên sang nước Tề tỵ nạn chính trị. Mẫn Tử Khiên được đời sau tôn vinh là Lang Gia Công ông đã đỗ đầu tứ khoa có trong sách luận ngữ gồm: Đức hạnh, chính sự, ngôn ngữ và văn học.

 

 

 

Truyện Tình Hai Họ Dương Hà

cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 18

 

“Bởi thiên hạ bốn phương tám hướng

Cuộc can qua chấp chưởng tranh dành

Đất đai ác bá lợi danh

Mua quan bán tước học hành gì đâu?

 

Bầy cơ hội chụm đầu co cụm

Lũ sâu đo đàn đúm chia nhau

Kỷ cương tôn miếu nát nhàu

Đỏ lòng xanh vỏ xám màu lương tâm

 

Giòng ô trọc mưu thâm kế độc

Giống sài lang hang hốc họ hàng

Vương tôn quý tử điếm đàng

Thôn trang trộm cướp xóm làng xác xơ

 

Lê dân khóc bơ phờ tang tóc

Hà chính càng khó nhọc lầm than

Hổ mang chẳng sợ thế gian

Khói hương nghi ngút bần hàn mả hoang“

 

Dưới chính sách cai trị độc tài bá tánh lê dân rất khổ để đến nỗi có cảnh ngộ hổ mang chẳng sợ thế gian, khói hương nghi ngút bần hàn mả hoang là ý thơ mô tả về Khổng Tử gặp một người đàn bà khóc chồng bên mả. Sách lễ ký có chép khi Khổng Tử qua núi Thái sơn thấy một người đàn bà đang khóc bên một ngôi mộ. Khổng Tử sai Tử Lộ đến hỏi thì người đàn bà đó đáp rằng:

-Trước bố chồng tôi đã chết vì hổ, rồi cả đến chồng con tôi cũng bị hổ vồ xé xác, nên chôn cả ở đây.

Khổng Tử bảo sao không dời đi chỗ khác thì người đàn bà đó trả lời:

-Vì sống ở nơi đây chính sách của quan trên không hà khắc như ở các nơi khác.

Khổng Tử quay lại nói với các học trò:

-Các con biết đấy chính sách hà khắc như sưu cao thuế nặng chiếm đoạt đất đai của nông dân, triệt đường sinh sống của người ta còn dữ hơn cả hổ.

 

“Đời tam đại mơ màng lịch sử

Hạ Thương Chu gìn giữ tôn nghiêm

Nửa vầng trăng khuyết lưỡi liềm

Ngàn thu giá lạnh nỗi niềm khổ đau“

 

Trong lịch sử Tàu thời Nghiêu Thuấn và đời tam đại Hạ-Thương-Chu nổi tiếng là an lạc thịnh vượng.

 

“Phân chó sói úa màu mây khói

Hỏa phong đài buốt nhói biên cương

Đau lòng sĩ tử can trường

Thương người chinh phụ quê hương mỏi mòn“

 

Theo đậu dương tạp trở thì phân chó sói đem đốt, khói bốc lên thẳng, nên người xưa lấy đó làm kinh nghiệm dọc theo biên giới người ta hay đặt nhiều hỏa phong đài để báo tin khi có giặc xâm phạm bờ cõi.

 

“Thúc Quý phải trèo non lội suối

Nơi rừng sâu còm cõi thu đông

Lý y phong thủy tinh thông

Bàn dân thiên hạ ngóng trông nhân tài“

 

Thúc Qúy còn gọi là Thúc Mậu theo trường Phái Loan Đầu lấy hình thế, bố cục làm chính. Chú ý nhận biết nơi khởi đầu và kết thúc, dừng tụ của sơn mạch, thủy lưu. Tìm kiếm phát hiện hình mạo hướng bối của long hổ triều ứng, để định huyệt vị tọa hướng, chú: Địa Lý Ngũ Quyết

Phái này do Dương Quân Tùng tự là Thúc Mậu đời Đường khởi xướng. Họ Dương về cuối đời sống ở Giang Tây, môn đệ của ông phần lớn là người Giang Tây, nên còn có tên là phái Giang Tây - hay còn gọi là Diêu Phái.

 

Phái Hình thế còn gọi là phái Loan đầu, vì học thuyết này chú trọng hình dạng của núi sông, nên có tên như vậy. Thuyết này về sau hình thành nên lý luận Hình pháp.

Phái Hình thế (Giang Tây hay Loan đầu) với Dương Quân Tùng là tổ sư, lần lượt truyền cho Tăng Văn Sán, Lại Văn Tuấn, Ngô Cảnh Loan, Mục Vũ. Trước tác của phái này hiện còn rất nhiều, tiêu biểu là Hám long kinh, Nghi long kinh, Thập nhị trượng pháp của Dương Quân Tùng, Táng thư người đời nhà Tống mượn danh Quách Phác, Thôi quan thiên của Lại Văn Tuấn. Lý luận của phái Giang Tây chú trọng quan sát giới tự nhiên, tiến hành tổng kết quy nạp rất nhiều hình thế sông núi, kết tinh nhiều kinh nghiệm hợp lý. Thuyết này lấy âm trạch làm chủ, dương trạch thường mượn dùng các thuyết của âm trạch song vẫn chú trọng đến hình dáng của nhà ở và sự phối hợp về hình thức trong không gian. Phái Giang Tây từ đời Đường, Tống trở đi, lưu truyền khá rộng, đời nhà Minh, nhà Thanh có sút giảm, nhưng vẫn được xã hội tiếp thu rộng rãi, có ảnh hưởng rất sâu rộng.

 Ngoài ra còn Phái Lý pháp, còn gọi là Lý khí, tức hệ thống lý luận phong thủy do phái Phúc Kiến nêu ra nên còn có tên là phái Phúc Kiến.

Thuyết này khởi đầu sớm nhất ở Mân Trung tức là Phúc Kiến ngày nay. Đến Vương Cấp thời nhà Nam Tống thì rất thịnh hành.

 

Trường phái này lấy la bàn làm công cụ chính, chủ yếu căn cứ vào cái lý của âm dương, ngũ hành, bát quái, cửu tinh, Hà Lạc mà tính toán. Nhấn mạnh âm sơn âm hướng, dương sơn dương hướng, để xác định quan hệ sinh khắc, phán đoán cát hung.

Phái này chú trọng tìm hiểu nguyên lý trạch pháp, dương trạch chia ra 24 lộ, phân biệt âm dương, xác định hưu cữu (cát hung) âm trạch cũng thường luận về cát hung của tọa hướng, chủ yếu sử dụng cách phán đoán trừu tượng là chính, chứ không quan tâm nhiều đến hình dáng cụ thể của nhà, đất, sông núi, cho nên còn gọi là "ốc trạch pháp". Thuyết này về sau phát triển thành học thuyết Lý pháp. Phái Phúc Kiến ít nhân tài, trước tác cũng không nhiều, có chăng thường là mượn tên của người đời trước, khó biết đích xác là của ai. Từ đời Minh, Thanh trở đi, phái này suy dần, chỉ lưu truyền rộng rãi ở vùng Chiết Trung, ảnh hưởng kém hơn hẳn phần Giang Tây.

 

“Dương Từ hỏi trần ai ngang trái

Thiếu gì nghề cứ phải tiều phu?

Lều tranh gió thổi vi vu

Rừng sâu giá lạnh âm u hãi hùng

 

Lão trượng cười tận cùng tắc biến

Cực âm dương tái hiện vô thường

Dùng dằng cửa thánh treo gương

Mỏi lòng rồi lại chán chường hỏa tai

 

Như voi cọp mấy ai dám sánh

Chẳng dại gì nên tránh xa ra

Khoe khoang chi nữa đôi ngà

Giáo gươm đâm thủng lớp da bọc ngoài

 

Nhờ lưỡi búa dao dài sắc bén

Lộc trời cho tráng kiện dẻo dai

Lo gì hoạn nạn khứ lai

Cá cơm rượu thịt một hai vui vầy

 

Vung cán búa củi đầy nặng gánh

Phủ ngưỡng câu nỡ tránh né sao?

Cúi mình thể tử dạt dào

Ngẩng lên chín chữ nghẹn ngào mẹ cha!

 

Cuộc đàm luận giữa hai danh sĩ thật là chí lý, một người là tiều phu đốn củi tìm chốn sơn lâm ẩn dật một người là tỳ kheo cà sa bình bát đi khất thực nay đây mai đó chu du thiên hạ. Thú vị ở hai câu thơ cuối theo sách Mạnh Tử thiên Lương Huệ Vương có câu:

“ …phủ túc dĩ súc thê tử, ngưỡng túc dĩ sự phụ mẫu“ Nghĩa là cúi xuống đủ để nuôi vợ con,ngẩng lên để đủ thờ cha mẹ, công ơn cù lao chín chữ của phụ mẫu.

 

11.3.2020 Lu Hà

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét