Thứ Ba, 22 tháng 8, 2017

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 7



( Hương Say Nửa Vời, Én Giục Nàng Xuân, Lưỡi Tầm Sét)

Thật là thú vị không ngờ ngâm thơ Tao Đàn lại có dip nở hoa kết trái rầm rộ như lúc này, ngay trên mạng Facebook. Thiết tưởng đây cũng là dịp để cho người Việt Nam nói chung và người Việt hải ngoại nói riêng có dịp tiêu dao , tiêu khiển, thưởng lãm về sự trong sáng của tiếng Việt Nam. Ngâm thơ Tao Đàn vốn dĩ là kiểu chơi thơ tình tự, thỏ thẻ tâm hồn lúc
canh khuya vắng vẻ, nỉ non giãi bày về những hoài niệm xa xăm nhớ nhung yêu thương, tình yêu trai gái cha mẹ ông bà tổ tiên và quê hương xứ xở. Ngày xưa lúc sinh thời thi sĩ Đinh Hùng hay Bùi Giáng thường gọi là miền cố quận. Xin chân thành cám ơn nghệ sĩ đã diễn tả đúng tâm trạng cảnh giới tâm hồn thơ của tôi. Để tri ân nữ nghệ sĩ và mở rộng tấm lòng ưu ái với tha nhân một món quà tặng tinh thần nhân dip đêm Noel mừng Chúa giáng sinh. Tôi sẽ lần lượt bình giảng ý nghĩa của 3 bài thơ.

“Hương Say Nửa Vời“

tri ân Trần Thu Hà ngâm thơ

Chữ nửa đã trở thành một hình tượng trong nền thơ ca âm nhạc Việt Nam như nưả hồn thuơng đau, nửa vầng trăng khuyết, nửa đời, nửa chừng xuân, nửa kiếp trần ai, rồi hương say nửa vời, tức là mùi thơm của hương hoa không trọn vẹn lơ lửng lửng lơ. Tôi nhớ cố thi sĩ Hồ Dzech đã miêu tả trạng trái cảm xúc này bằng bài thơ nhan đề là: “Ngập Ngừng…“ Tôi đã cảm tác thành bài thơ: “Lưỡng Lự Lửng Lơ…“. Vậy sau khi đọc bài thơ này các bạn sẽ hình dung ra phần nào cái tâm trạng chỉ có một nửa và một nửa như thế nào?

Lưỡng Lự Lửng Lơ

Nếu trót hẹn thì em đừng đến
Để lòng anh quanh quẩn trong sân
Nôn nao rạo rực bần thần
Ngó trông điếu thuốc cháy dần tàn tro

Anh thầm nói gớm sao nhớ thế
Em ngập ngừng nưã nhé đi em
Hơi tình âm ỉ êm đềm
Rơm vàng bén lưả men thêm cồn cào

Nếu không có dạt dào lưu luyến
Buổi sơ đầu thể hiện chi đâu
Mong manh nắng luạ phơi màu
Lửng lơ con bướm âu sầu cỏ cây

Cứ lần lưã đắng cay tình ái
Cho ngày mai tê tái em ơi!
Phù du bèo bọt nổi trôi
Tương lai vô định chân trời xa xôi

Tình chỉ đẹp khi đời dang dở
Tình mất vui no đủ dư thưà
Hàng hiên lã chã cơn mưa
Nhớ người trằn trọc cũng vưà năm canh

Càng lưỡng lự đầu xanh héo uá
Cứ lửng lơ con cá bơi xuôi
Ngàn năm... hờ hững... không thôi
Thuyền trôi không đỗ chơi vơi bến nào...?

cảm tác từ thơ Hồ Dzech: Ngập Ngừng
11.10.2012 Lu Hà

“Anh sẽ viết thêm bài bình giảng
Tri ân em ngâm tặng tình thơ
Nửa hồn nặng gánh trăng mơ
Trái tim đẫm lệ lòng tơ tưởng lòng“

Anh tức là tôi tác giả của các bài thơ đã được Thu Hà diễn ngâm. Các bạn thử nghĩ xem sinh ra làm một thằng thi sĩ. Trời đã trao cho nó, phó thác cho nó một sứ mạng, một nhiệm vụ đặc trách là làm thơ. Thơ làm ra mà chả ai ngâm, không phải vì là thơ viết dở hoặc quá hay hay quá đặc sắc mà thiên hạ lại hẹp hòi không dám ngâm. Vì sợ ngâm lên là nâng Lu Hà lên là điều không nên trong hoàn cảnh xã hội tâm thức tri thức còn hạn hẹp trăm nghìn rào cản thể chế, chính trị, thế giới quan nhân sinh quan, tập thể, cá nhân bề bộn phức tạp, sợ hồn thơ Lu Hà đè bẹp các thi sĩ khác? Hay vì  vấn đề tài chính. Muốn ai ngâm phải chi tiền. Vì sao chi tiền? Vì háo danh vì tiếng tăm, hay thơ không phù hợp với trình độ thị hiếu người nghe và người ngâm? Lu Hà cũng là một con người cũng rất biết yêu, biết sống, da diết với tha nhân.

Tại sao thơ mình làm ra không cảm hóa được trái tim nhân thế? Phải chăng mình là giống người từ hành tinh khác lạc lối tới đây nên chả ai hiểu ngôn ngữ của mình? Nay có cô em Thu Hà cũng là một con người đặc biết có tấm lòng với thơ, cô hiểu anh Lu Hà và lời thơ của anh, cô thích nên cô ngâm đơn giản là thích là cảm xúc thế thôi. Vì tấm chân thành đặc biệt cao cả khác người này nên thi sĩ Lu Hà mới cảm động. Vì cảm động nên mới ngồi miệt mài viết bình giảng chứ không để cô em ngâm thiên hạ nghe ào ào như nước đổ đầu vịt, đổ lá khoai tránh tình trạng đàn gảy tai trâu. Nghe thơ rồi đọc bình giảng mới thấm mới sướng. Nếu ai đó, còn vì đầu óc kém cỏi trí năng  qúa thấp không đọc nổi vì dài quá mà chỉ thích xem tranh xem hình thôi thì đi ra chỗ khác chơi. Ai bắt cứ phải ngồi nghe như kiểu ép học tập cải tạo? Cứ tự do thoải mái chớ nên miễn cưỡng.

Thật là bộc bạch tấm chân tình với cô em. Anh Lu Hà đã sống nửa đời người rồi, nửa hồn vẫn còn nặng gánh tình gánh thơ. Trái tim gìa ửng máu đẫm lệ mà lòng nhớ lòng.
Nên mới có chuyện: Anh sẽ viết thêm bài bình giảng tri ân em ngâm tặng bài thơ. Anh Lu Hà cũng đứng tuổi rồi chứ có phải ngô nghê như mấy anh học trò vớ vẩn bị nàng Hồ Xuân Hương mắng cho:
“Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ
Lại đây cho chị dạy làm thơ
Ong non ngứa nọc châm hoa rữa
Dê con buồn sừng húc dậu thưa!“

Lu Hà này thuộc loại ong gìa dê gìa. Ong đã châm là nọc cắm lút thật sâu, rút ra là đứt ruột lăn quay ra chết ngay. Thuộc loại dê mộng húc đổ đình chùa bật cả gốc đa, cây sồi tung gốc lên chứ đâu thèm húc dậu thưa.

“Nghe tiếng nhạc xuôi dòng nước chảy
Hạt mưa bay cay đắng ngân hà
Ngàn sao soi khắp sa bà
Trầm luân bể khổ người ta tủi hờn“

Thật là kéo hòa âm. Thu Hà dã sử dụng nhạc làm nền để ngâm thơ réo rắt như kiểu dạ cổ hoài lang. Hình như có tiếng đàn bầu, sáo nhị sao mà réo rắc  thế như một bài tay mềm mãi nhỏ bé mân mệ bóp trái tim người vậy? Xin nhớ là bóp trái tim chứ không phải bóp vú đâu nhé. Đừng mang cái tâm ma ra mà tưởng tượng. Nhạc thuần Việt chả có Tây đen, Tây trắng, Tây đỏ chi hết, gào thét giãy dụa giật cục nhảy choi choi  múa may quay cuồng, như lên cơn động kinh sài giật mà tôi thường thấy trên màn hình mà các bạn trẻ hay hát ở vũ truờng, trên sân khấu. Nhạc này nghe mãi, tai không điếc cũng thành điếc. Tuổi trẻ có lẽ màng nhĩ tai còn dày nên không sợ rách. Chứ các cụ nhà mình màng nhĩ vốn đã bị nhăn nheo nên các cụ không khoái nghe nhạc Tây.

 Tôi lúc thời trẻ cũng không thích nhảy nhót, có luyện vài miếng võ để phòng thân thôi chứ vũ trường, sàn nhảy chưa hề bén mảng tới. Cung nhạc trong khi ngâm rất mềm mại như xuôi theo dòng nước chảy vậy. Lại cảm thấy như có hạt mưa bay phảng phất buồn buồn cay đắng nửa đời trầm luân theo lời thơ ngâm thơ tới giải Ngân Hà. Còn Ngân Hà là gì thiết tưởng chả có gì lạ. Nhưng tôi cũng nói sơ qua : Ngân Hà, còn gọi là sông Ngân hay Thiên Hà. Một thiên hà (galaxy) trong hệ mặt trời. Trong tiếng Việt bắt nguồn từ Tàu. Vào những đêm trời quang nhìn lên bầu trời ta có thể thấy một dải màu trắng bạc kéo dài do rất nhiều ngôi sao tạo thành.

Sa bà còn gọi là ta bà. Theo quan điểm Phật giáo, “cõi ta bà” chẳng khác gì quán trọ, nhân loại sống trong cõi này đều giả tạm, vô thường, không thật. Suốt cả cuộc đời chúng ta xoay vòng với sinh, lão, bệnh, tử, bị tiền tài, danh vọng chi phối, bức bách thật khổ não.

Sa ba còn là cõi người ta. Như cụ Nguyễn Du :
“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”

Trầm luân nghĩa chìm đắm trong cảnh khổ. Cụ Nguyễn Du viết trong Kiều:“Ra tay tế độ vớt người trầm luân“ Nên người ta mới sầu não tủi hồn

“Cơn giông tố chập chờn biển cả
Thuyền ra khơi nghiêng ngả mái chèo
Quê nhà rặng liễu hắt heo
Chiều lam khói tỏa chân đèo ngẩn ngơ“

4 câu này là một sự đối cảnh, đới ý, đối tình ví như so sánh cuộc đời thi sĩ Lu Hà và nghệ sĩ Thu Hà: Giông tố, biển cả, tuyền đời thuyền tình ra khơi nghiêng ngả của người lữ khách thập phương đối với người thục nữ thuyền quyên ở quê nhà, rặng liễu hắt heo, chiều lam khói tỏa chân đèo ngẩn ngơ.

“Thương bướm trắng bơ vơ bờ suối
Đóa hoa sầu lúc buổi hoàng hôn
Tà dương lảo đảo cánh chuồn
Rèm buông cửa đóng nỗi buồn tương tư“

Khổ này tả tâm trạng buồn. Đọc lên đã thấy buồn chỉ muốn nói chữ tà dương là chỉ ánh mặt trời lặn. Toàn là ý hoàng hôn xế chiều ý muốn nói nỗi buồn thời gian. Năm hết tết đến.

„Gà chiếp chiếp hững hờ bóng tối
Mẹ tìm con gió thổi mây bay
Cung đang dang dở cho hay
Phòng the em gái hương say nửa vời… !“

Bốn câu kết nhuần nhị rất dễ hiểu, cung dàn dang dở chỉ cuộc tình duyên không trọn vẹn suôn sẻ. Phòng the em gái hương say nửa vời thật là đúng với hoàn cảnh hiện tại của nghệ sĩ Thu Hà, thiết tưởng cũng chả cần giải thích dài dòng.

“Én Giục Nàng Xuân“
thơ tri ân Thu Hà ngâm thơ

Én giục nàng xuân một cái tiêu đề xem chừng ngộ quá phải không các bạn?
Chim én rất giống giống chim yến. Tại sao tôi không viết : Chim yến giục nàng xuân?
 Chim yến và chim én thường sống lẫn lộn với nhau, chúng có nhiều đặc điểm rất giống nhau về màu sắc, hình dạng, nếu nhìn chúng bay lượn, có nhiều người thường không biết cách phân biệt 2 loại chim này.

Chim yến: có lông màu nâu đen, mỏ chim yến thường nhỏ hơn chim én, đuôi của chim yên cũng chẻ ngắn hơn chim én..
Chim én: Cánh dài, nhọn, gần như thẳng nhưng ngắn và rộng hơn, vẫn bay lượn trên bầu trời ở tầm thấp nhưng bay chậm hơn so với các loại chim yến. Chim yến sống định cư bầy đàn thuờng ngoài hoang đảo vách núi đá. Chim én tôi coi là dân du mục, mùa đông gía lạnh tìm miền ấm áp. Mùa xuân én trở về. Én là tượng trưng cho mùa xuân. Người ta thường nói: Một con chim én không thể làm nên nổi một mùa xuân. Nhưng chim én lại báo hiệu cho ta mùa xuân sắp hoặc đã tới. Tôi đã thấy chim én đó là nàng Thu Hà, một con chim én ngâm thơ tôi, sao không thể là một điềm báo cho mùa xuân tiếng ngâm thơ của thi sĩ Lu Hà nhỉ?

“Thơ bốc hơi màn sương mây trắng
Giọng ca ngâm cay đắng xót xa
Nghẹn ngào sóng vỗ giang hà
Ngàn sao lấp lánh ngọc ngà thủy chung“

Thơ bốc hơi thành màn suơng mây trắng hay là hơi thở giọng ngâm của Thu Hà nâng tâm hồn tôi bay cao. Giọng ca ngâm mà nhiều năm tôi chờ đợi mong mỏi, thật là buồn phải không? Ngót bốn ngàn bài thơ tình đủ các thể loại mà chả ai ngâm cho. Họ chỉ chen chúc tranh nhau ngâm những bài thơ cũ rích hay của ai đó mà họ cảm thấy thân quen gần gũi.Của đáng tội và thật kỳ lạ 4 bốn ngàn bài thơ mà vỏn vẹn chỉ có 4 mống ngâm và phổ nhạc cho, mỗi người đúng 1 bai. Nay bỗng dưng Thu Hà  như một thiên thần bươn bả rẽ đám đông xôn xao lố nhố vô tích sự cho Lu Hà và tiến tới ngâm thơ cho Lu Hà có phải là thần kỳ không? Gỉa dụ chả có ai nghe thì đã sao , ngâm cho Lu Hà nghe cho Lu Hà cảm động cho trái tim Lu Hà rỉ máu cho ngọn lửa lòng tình thơ của Hà thỉ sĩ bốc cháy và hăng say sáng tạo nhiều hơn nữa làm cái vốn văn hóa tinh thần để lại cho các thế hệ con cháu ngàn đời sau. Lu Hà khác hẳn với suy nghĩ của ông Xuân Diệu thà một phút huy hoàng rồi chết. Lu Hà không cần một phút huy hoàng,

mà muốn làm một linh hồn thần linh vĩnh cửu với núi sông tình người Việt Nam và nhân loại.
Thật là cảm động: Nghẹn ngào sóng vỗ giang hà- Ngàn sao lấp lánh ngọc ngà thủy chung.
Vậy Thu Hà rõ ràng là có một tâm hồn trái tim cao cả dành cho Lu Hà rồi. Cô ngâm thì không phải vì tiếng tăm đồng tiền là thị hiếu nhu cầu khách hàng thị trường sân khấu kinh doanh có kiếm đuợc nhiều lời lãi không mà hoàn toàn vì cảm xúc tấm lòng tình yêu nghệ thuật chân chính.

“Lạc cảnh giới chập chùng biển cả
Thuyền ái tình vội vã ra khơi
Cột buồm lảo đảo chơi vơi
Chim say cá nhảy lả lơi dáng hồng“

Cảnh giới là ngôn ngữ nhà Phật Lu Hà tôi muợn tạm. Cảnh giới Phật trang nghiêm viên mãn thiền tịnh. Cảnh giơi của tôi là thể động. Động gì? Động xuân động tình mà vẽ bức tranh toàn mỹ: Thuyền ái tình vội vã, cột buồm lảo đảo, chim say cá nhảy lả lơi với mỹ nhân tiên nữ của lòng tôi…

“Trái tim gọi dòng sông bến lứa
Phẩm tiên chờ chan chứa ngóng trông
Nôn nao ô thước cầu vồng
Ngưu Lang Chức Nữ mặn nồng thiết tha“

Trái tim, dòng sông, bến lứa, lửa đò, phẩm tiên chờ đợi, cầu vông, chim quạ, Ngưu Lang, Chức Nữ là một viễn cảnh một giấc mộng mùa xuân của ái tình, thiết tưởng cũng dể hiểu dễ xúc động. Điển tích này qúa quen thuộc với người Việt .
“Kìa cố quận chôn nhau cắt rốn
Lũy tre xanh nơi chốn sinh ra
Ngược xuôi muôn dặm trăng tà
Tao đàn hội ngộ Hằng Nga mỉm cười “
Để tránh miên man lạc đề, tôi không chủ truơng bình thơ tôi hay mà chỉ có mục đích giải nghĩa câu chữ. Bốn khổ thơ này đã nói rõ cái điều cần nói . Chỉ riêng chữ cố quận nghĩa là quê huơng. Ngày xưa lúc sinh thời cụ Bùi Giáng cũng nghiện chữ cố quận, Tản Đà chữ ta. Tao Đàn là hội ngâm thơ đặc trưng Nam Bộ  ngày xưa do cố thi sĩ Đinh Hùng lập ra chuyên ngâm thơ trên đài phát thanh Sài Gòn chủ đề tình yêu, tình tự quê hương.

“Đàn én giục vui tươi xuân đến
Mỹ nhân lòng xao xuyến làm sao
Tơ vương cát sĩ vườn đào
Liễu thanh mơn mởn hoa chào bướm bay…!“

Bốn khổ này là tâm trạng của thi nhân hạnh phúc mãn nguyện khi thơ mình làm ra có người ngâm trong khi mình còn tại thế. Ngộ nhỡ mai này mình chết đi thì  chuyện ngâm thơ chả có ý nghĩa gì với mình vì mình có còn sống đâu mà nghe? Còn chuyện thơ mình có gía trị, có ý nghĩa với nhân thế hay không là chuyện của ngày mai không thể biết. Mình cần sống tốt và vui trong hiện tại. Qúa khứ là chuyện dĩ vãng tương lai không thể biết vậy chỉ có hiện tại là đáng qúy đáng trân trọng cho một tâm hồn thi nhân mà thôi.



“Lưỡi Tầm Sét“
Cảm hứng với nghệ sĩ Trần Thu Hà

Lưỡi tầm sét được gọi là búa trời. Sét hóa đá hay đá hóa thủy tinh, là một loại thủy tinh tự nhiên được hình thành từ thạch anh, cát, silicon hoặc đất khi sét đánh xuống và di chuyển vào trong lòng đất. Nghệ sĩ Thu Hà nói em sẽ ngâm thơ anh cảm hứng từ Đinh Hùng, nhưng truớc hết em còn ngâm thơ của nhiều người khác nữa. Câu nói đó tôi thấy có một sức mạnh kinh thiên động địa như một tiếng sét trên trời giáng xuống vậy. Nhờ sét mà sỏi đá thành thủy tinh, nhờ giọng thơ ngâm của Thu Hà mà tâm hồn thơ Hà thi sĩ chắp cánh bay cao.

“Lưỡi tầm sét thiên lôi giáng xuống
Cả trần gian luống cuống giật mình
Xôn xao vệ nữ ái tình
Nỗi niềm say đắm thiên đình ban cho“

Thiên lôi là chức quan coi giữ cổng trời, một vị thần làm ra sấm sét. Nhưng phải thực thi theo lệnh thiên đình tối cao là Ngọc Hoàng. Nhân gian có câu: Thiên lôi chỉ đâu đánh đấy. Thiên lôi rất mê các vật làm bằng kim loại lúc trời mưa gió ngoài đồng, ông hay giáng búa vào các vật đó, người nào đó ngớ ngẩn đứng  bên cạnh sẽ bi một dòng điện cục mạnh phóng xuống chết cháy ngay. Tiếng sét ái tình cũng có nghĩa là tình yêu bất ngờ.

Khổ thơ trên theo một lô gich: Lưỡi tầm sét của thiên lôi-trần gian luống cuống giật mình- Trái tim nóng bỏng vì thấy xuất hiện vệ nữ ái tình- chàng thi sĩ sung sướng say đắm hạnh phúc như nhờ ơn mưa móc phúc lộc từ thiên đình sai cả tiên nữ giáng trần ngâm thơ cho.

„Hồn ngây ngất trăng thơ lạc lối
Lu Hà vui thầm gọi Đinh Hùng
Lắng nghe sóng biển chập chùng
Điệu ru muôn thuở thủy cung dạt dào“

Vì Thu Hà nói: Em sẽ ngâm bài  nào đó trong chùm thơ Lu Hà và Đinh Hùng. Cụ thể là 10 bài thơ tôi đã cảm hứng cảm tác cảm đối khi đọc thơ Đinh Hùng. Lu Hà tôi thấy như mình trong một giấc mộng đẹp thầm gọi anh Đinh Hùng, bác Đinh Hùng hay cụ Đinh Hùng ơi!
Chắc chắn giọng ngâm thơ của nàng Thu Hà sẽ hòa vào cùng sóng biển như một điệu ru muôn thuở dạt dào dưới đáy thủy cung luôn có các nàng tiên cá hát múa cho ngài Long Vương nghe.

“Trần Thu Hà nghẹn ngào giọt lệ
Để ngàn thu vạn kỷ sầu tương
Tao đàn xao xuyến dặm trường
Trái tim nóng bỏng cung thương má đào“

Nước Việt Nam ta có 4 ngàn năm văn hiến mà lại không có chữ viết riêng. Tiếng Việt rõ ràng khác tiếng Tàu. Tôi ví dụ: Một năm có bốn mùa, nhưng đẹp nhất vẫn là mùa xuân thì người Tàu nói: I nén yểu sư chi, nả ý chi ua mấn tâu sử khoan…

4 ngàn năm cứ lẽo đẽo học mãi chữ Hán. Đến cụ Nguyễn Du vẫn còn:
Bất tri tam bách dư niên hậu- thiên hạ hà nhân khấp Tố Như. Sao không viết hụỵch toẹt ra: Ba trăm năm nữa sao biết được-Thiên hạ ai người khóc Tố Như?
Mãi sau naỳ một số sĩ phu xấu hổ qúa, cảm thấy nhục nhã qúa mới bày ra cái anh chữ nôm. Đại để cũng từ gốc chữ Tàu, anh chế ra một đám râu ria nguệch ngọặc và anh đọc ra toàn âm Việt. Nhờ vậy mà ta mới có Truyện Kiều, Chinh Phụ Ngâm hay Cung Oán Ngâm Khúc có thơ lục bát, song thất lục bát.

Một trăm năm gần đạy, nhờ có các Cha cố đạo Pháp mang chữ quốc ngữ tới và  ngày nay thi sĩ Lu Hà làm thơ bằng tiếng Việt. May mắn có nghệ sĩ Thu Hà hiểu đời hiểu chuyện không bị bám víu mãi vào cái tinh thần tập thể mà biết trân trọng những cảm xúc cá nhân riêng tư thầm kín. Ngày  xưa chữ viết học lỏm người ta, thơ phú cũng loanh quanh tủn mủn mãi 4 câu tứ tuyệt, bát cú đường thi. Vì vậy mấy ai làm thơ dám viết tên mình gọi thẳng tên người mình qúy mến nhớ thương trân trọng. Lạc hậu u mê tăm tối đến mức có ngưòi kêu ca: Thơ Lu Hà nặng cái tôi quá, lúc nào cũng nói về mình sao không nói về ông Trần Chí Phèo, bà Lê Thị Nở,  anh Đoành Văn Nổ, cô Nguyển Thị Mão hay nói lên tiếng nói tập thể ai cũng thấy mình có phần xôi thịt mỡ màng trong đó. Hơi một tí tôi yêu thế này, tôi buồn thế kia, tôi khổ thế nọ…. Nói nhiều về cái tôi tức là ích kỷ xấu xí. Họ lạc hậu ngu xuẩn đến mức coi chuyện làm thơ không phải là tiếng nói tiếng nấc của những linh hồn cá thể mà coi thơ như miếng ăn vật chất phải được chia đều. Nên thơ chỉ dám viết chung chung èo uột thiếu hình bóng nhân vật để đến nỗi học gỉa, triết gia, nhà văn nhà thơ Paul Nguyễn Hoàng Đức phải lên tiếng trong rất nhiều bài luận văn phê bình văn học Việt Nam.

Trần Thu Hà chính là tên người nghệ sĩ ngâm thơ tôi đó. Trần Thu Hà ngâm thơ tôi mà nghẹn ngào giọt lệ nhớ tới thi sĩ Đinh Hùng thật là có trước có sau uống nước nhớ nguồn ăn kẻ nhớ người trồng cây, ăn cơm nhớ người cày cấy.

“Nụ hoa bưởi thì thào trong gió
Bướm hồng xinh biết biết tỏ chi ai
Nôn nao rặng liễu chương đài
Thanh âm cao vút canh dài hoài vương…!“

Hoa bướm là hình ảnh tượng trưng cho tình yêu khác giống, liễu chuơng đài là chỉ tên người thiếu phụ đẹp có tiếng hát giọng ngâm cao vút sầu cảm hoài vuơng trằn trọc nỉ non suốt cả canh dài.

“Trời mưa gió quê huơng yêu dấu
Ngọn lửa lòng đau đau đáu chờ mong
Ngược xuôi gồng gánh long đong
Dừng chân thư thả bên dòng thơ ngâm…!“

Theo tôi là 4 câu thơ đẹp rất dễ hiểu xin miễn giải thích dài dòng. Tự đọc lên tự thẩm thấu lấy. Còn cứ trơ trơ như gỗ đá như người máy không tim không óc thì tôi cũng chịu. Tôi làm thơ không có trách nhiệm phải viết cho tất cả hàng triệu người hiểu. Ví như một tòa tháp tôi không quan tâm đến đống sỏi đá dưới chân tháp mà quyền thư do cá nhân, tôi ngẩng mặt chiêm ngưỡng hạt kim cuơng lấp lánh lóng lánh hấp dấp tâm hồn tôi giáng cố mà  bay cao tới hạt kim cương

22.12.2016 Lu Hà








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét