Trung Hiếu Nghĩa Hiệp
“ Video 30“
Tôi thấy cụ Nguyễn đình Chiểu xây dựng hình tượng nhân vật Hớn Minh này rất giống với nhân vật Lỗ Đạt tức Hoa hòa thượng Lỗ Trí Thâm bên Tàu do cụ đọc truyện Thủy Hử nghĩa là “Bến Nước“ của nhà văn Thi Nại Am bằng chữ Hán, thời đó vào đầu thế kỷ 19 cả Tàu và Việt Nam chưa có tiểu thuyết kiếm hiệp võ lâm của Kim Dung nên hình ảnh các nhà sư trong Thiếu Lâm tự theo phiên âm la tinh gọi là Shao Lin còn vắng bóng.
Ông vốn làm chức Đề hạt ở Đông Kinh, được mô tả là người lực lưỡng, mặt tròn tai lớn, mũi thẳng mồm vuông, hai bên mép có một hàng râu xoăn xoăn, mình cao tám thước khoảng 2,4 mét, xăm trổ hoa, vai rộng đầy ôm, cách ăn mặc ra dáng một tay quan võ. Ông quen biết với Sử Tiến, Lý Trung, Chu Thông, vì giết Trấn Quan Tây Trịnh Đồ nên bị truy nã, phải cắt tóc đi tu trên núi Ngũ Đài Sơn, làm môn đệ của trưởng lão Trí Chân.
Ông có sức khỏe cường tráng, nhổ bật gốc dương liễu ở trước chùa Trấn Quốc. Lâm Xung thấy thế rất mến, hai người kết làm bạn. Lỗ Trí Thâm làm nhiều ơn nghĩa đối với Lâm Xung. Sau này ông cùng Thanh Diện Thú-Dương Chí, Thao Đao Quỷ-Tào Chính cướp chùa Bảo Châu trên núi Nhị Long Sơn, chiêu nạp hảo hán. Về sau tất cả cùng lên Lương Sơn Bạc. Sau khi bắt sống Phương Lạp, ông và Võ Tòng muốn ở luôn tại chùa Lục Hòa để tu. Võ Tòng sau sống ngoài 80 tuổi, Lỗ Trí Thâm chết tại chùa này chỉ một thời gian ngắn sau khi thắng Phương Lạp.
Một tối hai người đang ngủ say thì Lỗ Trí Thâm nghe thấy tiếng sóng triều tín trên sông Tiền Đường, tưởng là quân địch liền chạy ra, gặp các sư, được giải thích cho về sóng triều tín, ông mới nhớ lại 4 câu thơ mà sư phụ ông-trưởng lão Trí Chân đã nói cho ông:
”Phùng Hạ nhi cầm-Gặp Hạ thì bắt-ông đã bắt sống tướng Hạ Hầu Thành của Phương Lạp; Ngộ Lạp nhi chấp-Gặp Lạp thì trói-ông đã bắt trói Phương Lạp; Thính triều nhi viên, Kiến tín nhi tịch-Nghe tiếng triều tín, đến lúc viên tịch), rồi ông viên tịch (chết) ngay tối hôm đó.
Gặp chuyện bất bình chẳng tha
Lỗ Trí Thâm vốn tên Lỗ Đạt, làm chức quan nhỏ dưới trướng Tiểu Chủng kinh lược tướng công ở Vị Châu, đảm nhiệm chức đề hạt ở Kinh Lược phủ. Một buổi, khi nghe được cha con Kim Thúy Liên kể chuyện bị tay ác bá Trấn Quan Tây Trịnh Đồ ép hại. Kim Thúy Liên bị ép bán thân gả làm vợ lẽ do không thể trả nợ chạy chữa cho cha. Nghe nói đến đây, Lỗ Trí Thâm nổi cơn thịnh nộ, đưa 2 cha con ít tiền lộ phí và hứa sẽ xử lý việc này.
Trịnh Đồ có mở một loạt hàng bán thịt tại Đông Kinh, Lỗ Trí Thâm liền đến để tìm chuyện với mục đích, dạy Trịnh Đồ một bài học. Lỗ Trí Thâm lần lượt làm khó Trịnh Đồ bằng nhiều yêu cầu oái oăm như bắt Trịnh Đồ tự thái hàng cân thịt toàn nạc hoặc toàn mỡ, không chịu nổi yêu cầu vô lý.Trịnh Đồ trước quan lại vốn rất mềm mỏng, lễ phép. Trịnh Đồ phản kháng liền bị họ Lỗ cho một bạt tai. Nhịn không nổi, Trịnh Đồ lấy dao ra sống chết với Trí Thâm. Tuy nhiên, với võ nghệ cao cường, Lỗ Trí Thâm nhanh chóng đánh bay dao, khống chế Trịnh Đồ, đè Trịnh Đồ xuống vừa đấm vừa mắng, không ngờ, do quá mạnh tay, Trịnh Đồ vong mạng dưới tay Trí Thâm. Biết chuyện chả lành, Trí Thâm bỏ trốn, sau bị truy nã, nhiều tỉnh.
Bỏ trốn truy nã, Lỗ Trí Thâm tình cờ gặp lại cha con Thúy Liên, hiện đang trong phủ của Triệu viên ngoại. Để giúp Lỗ Trí Thâm, Triệu viên ngoại giới thiệu Lỗ Đạt đến tự viện Văn Thù ở núi Ngũ Đài xuống tóc làm hòa thượng. Trí Chân trưởng lão đọc câu kệ tặng Pháp danh, rằng:
- “Linh Quang một điểm, giá trị ngàn vàng. Phật Pháp rộng lớn, ban tên Trí Thâm”. Ông đã có nơi an thân, mai danh ẩn tính sống qua ngày.
Tuy nhiên, Trí Thâm ở trong chùa khó giữ thanh quy Phật môn, sau cùng đã đại náo Ngũ Đài sơn, Trí Chân trưởng lão đành phải để ông đi đến chùa Đại tướng Quốc ở Biện Lương, Đông Kinh, khi chia tay, sư phụ tặng bốn câu kệ nói:
- “Ngộ Lâm nhi khởi, ngộ Sơn nhi phú. Ngộ Thủy nhi hưng, ngộ Giang nhi chỉ”. Lâm tức chỉ Lâm Xung; Sơn là nói đến Nhị Long sơn, nơi Lỗ Trí Thâm làm đầu lĩnh; Thủy ám chỉ vùng đầm lầy Lương Sơn; Giang ắt nói đến Tống Giang, vậy câu này có nghĩa là gặp Lâm Xung thì bắt đầu, đến Nhị Long sơn thì giàu có. Bước vào vùng Lương Sơn thì hưng thịnh, đến khi gặp Tống Giang là kết thúc. Khi tới chùa Tướng Quốc, Lỗ Trí Thâm phụ trách việc trông coi vườn rau. Một hôm, để thu phục bọn lưu manh, Trí Thâm đã nhổ bật gốc cây dương liễu, qua đây tình cờ gặp được Lâm Xung, hai người kết nghĩa huynh đệ.
Một hôm, Tống Giang và các tướng chỉ đưa theo một ít quân mã tuỳ tòng cùng đi với Lỗ Trí Thâm. Đến chân núi Ngũ Đài, Tống Giang sai dựng trại cho quân sĩ nghỉ ngơi rồi cho người lên chùa báo tin. Tống Giang và các tướng đều thay mặc thường phục, đi bộ lên núi. Vừa đến trước cổng chùa đã nghe bên trong tiếng trống dóng chuông khua, rồi các sư đều ra cổng ngoài đón tiếp, chắp tay vái chào Tống Giang, Lỗ Trí Thâm và các đầu lĩnh cùng đi.
Tống Giang mời Trí Chân trưởng lão ngồi ghế thượng tọa rồi thấy hương làm lễ bái kiến. Các đầu lĩnh xếp hàng cùng lạy. Lễ xong, Lỗ Trí Thâm lại bước lên dâng hương lạy chào riêng. Trí Chân trưởng lão nói:
“Đồ đệ ra đi đã mấy năm nhưng tính hay đốt nhà giết người xem ra vẫn chưa bỏ được”
Hôm ấy, anh em Tống Giang ngủ đêm ở chùa Ngũ Đài sơn. Ngày hôm sau, trước lúc chia tay, Trí Chân trưởng lão lại tặng Lỗ Trí Thâm bốn câu kệ, nói:
-“Phùng Hạ nhi cầm, phùng Lạp nhi chấp. Thính triều nhi viên, văn tín nhi tịch”. Thực tế, gặp Hạ thì bắt, ông đã bắt sống tướng Hạ Hầu Thành của Phương Lạp; gặp Lạp thì trói – ông đã bắt trói Phương Lạp; khi nghe tiếng sóng triều cũng là lúc viên tịch Lỗ Trí Thâm lạy nhận bài kệ, đọc đi đọc lại mấy lần để ghi nhớ trong tâm.
Một ngày kia, Lỗ Trí Thâm nghỉ lại tại chùa Lục Hòa ở Hàng Châu, trong đêm đột nhiên bị tiếng sóng trên sông Tiền Đường làm cho giật mình tỉnh giấc, ông tưởng là tiếng trống trận đang vang lên, vội nhặt cây Thiền trượng lên muốn chạy ra ngoài giết chóc, liền bị tăng nhân trong chùa ngăn lại, nói với ông đây là tiếng sóng triều bên sông. Lỗ Trí Thâm vừa nghe những lời này xong, đột nhiên nhớ đến lời kệ mà Trí Chân trưởng lão tặng ông năm xưa: “Thính triều nhi viên, văn tín nhi tịch”. Liền lập tức đốn ngộ, sau khi để lại một câu kệ liền ngồi tọa hóa, câu kệ này viết rằng: “Bình sinh chẳng tu thiện quả, chỉ thích giết người phóng hỏa. Chợt tỉnh tháo tung dây thừng vàng, tới đây giật phăng chiếc khóa ngọc. Tiền đường nghe sóng triều vang dội, mới tỉnh ra rằng ta là ta.
Kính Sơn Đại Huệ thiền sư cuối cùng chỉ vào quan tài của Lỗ Trí Thâm mà rằng: “Lỗ Trí Thâm, Lỗ Trí Thâm! Khởi thán tự rừng xanh. Hai con mắt phóng hỏa, một mảnh tâm sát nhân. Bỗng đi theo thủy triều, quả nhiên tìm không ra. Ồ! Thân được giải thoát khắp trời đều là bạch ngọc, khiến cho mặt đất thành hoàng kim”. Hai câu sau “thân được giải thoát khắp trời đều là bạch ngọc, khiến cho mặt đất thành hoàng kim” là thần tích xuất hiện khi một người đã giác ngộ, là Phật mới có được vinh diệu này. Vì vậy Lỗ Trí Thâm sau khi chết đã được giải thoát, trở thành Đấng Giác Ngộ.
Khi tới chùa Tướng Quốc, Lỗ Trí Thâm phụ trách việc trông coi vườn rau. Một hôm, để thu phục bọn lưu manh, Trí Thâm đã nhổ bật gốc cây dương liễu, qua đây tình cờ gặp được Lâm Xung, hai người kết nghĩa huynh đệ.
Lâm Xung gặp nạn, bị thích chữ lên mặt và đày đến Thương Châu, Lỗ Trí Thâm đi theo suốt dọc đường âm thầm bảo hộ. Khi đến khu rừng Dã Trư, quân áp giải là Đổng Siêu, Tiết Bá muốn mưu hại Lâm Xung. Lỗ Trí Thâm kịp thời ra tay, đã cứu Lâm Xung một mạng, sau đó một mạch hộ tống Lâm Xung thẳng đến Thương Châu ngoài bảy mươi dặm. Lỗ Trí Thâm vì vậy mà bị Cao Cầu bức hại, phải chạy trốn lần nữa.
Sau khi đánh bại Phương Lạp, Lỗ Trí Thâm ngồi thiền qua đời, Lâm Xung buồn bã mà bị bệnh cảm gió, Tống Giang cho người chữa mãi không khỏi, bèn để Lâm Xung ở lại chùa Lục Hòa, giao cho Võ Tòng chăm sóc. Nửa năm sau thì Lâm Xung qua đời.
“Nhà sư trẻ hân hoan hội kiến
Trong trung quân tráng kiện oai phong
Tinh binh pháo lệnh thong dong
Một rừng gươm giáo quốc phòng uy nghi
Trước cửa thành kiên trì dụ địch
Hỏa tiễn bay trúng đích kinh hoàng
Thần Long Họa Hổ nghênh ngang
Hớn Minh vỗ ngựa chùy phang quá đà
Lũ man di kêu la oai oái
Đôi chùy đồng phó soái tung hoành
Hai tên tướng cướp hư danh
Bốn bề khói lửa tan tành ngói mây
Bỗng Cốt Đột cùng bầy yêu quái
Tung búa rùi hăng hái lạ lùng
Thân hình cổ quái nguyên nhung
Miệng hô thần chú hãi hùng cốt tinh
Không khinh xuất Hớn Minh lùi lại
Lục Vân Tiên từng trái phóng ra
Máu dê máu chó sát ma
Một hồi chống cự phép tà tiêu tan
Tướng Qua Oa bỏ tàn quân chạy
Ải Ô sào lửa cháy lan ra
Vân Tiên đâu dễ chịu tha
Đại đao chém tới đầu ma rụng liền“
Lục vân Tiên giống như nhân vật Lâm Xung, một người rất nặng tình nghĩa thủy chung rất mực. Lục vân Tiên được Hớn Minh giúp sức như Lâm Xung được Lỗ Trí Thâm tương trợ bảo vệ. Hai tướng Tiên và Minh của quân Sở đã chém đầu các tướng giặc Qua Oa biết cả pháp thuật tà đạo kêu ma gọi quỷ phù phép một cách dễ dàng.
“Treo đầu giặc tòn ten cổ ngựa
Tối mịt mùng rừng bứa cỏ gai
Ngọn đèn leo lắt nhà ai
Ô truy lần tới một hai cậy nhờ
Nàng Nguyệt Nga đợi chờ đằng đẵng
Ba năm trời cay đắng xót xa
Đêm nay dưới ánh trăng ngà
Lòng càng thểu não thương cha nhớ chàng
Nhờ lão bà cưu mang che chở
Chốn biên thùy chăng chớ mãi sao
Ngóng trông bầy quạ nghẹn ngào
Đêm nay Chức Nữ đêm nào Ngưu Lang“
Sau khi chém chết chủ tướng giặc cầm đầu đôi quân xâm lược tên là Cốt Đột cắt lấy thủ cấp treo dưới cổ ngựa, Lục vân Tiên đi lạc đường vào rừng vùng ải Ô Sào thì vô tình gặp nàng Kiều nguyệt Nga đang ở trong một căn lều nhỏ với bà lão chính là mẫu thân của chú Tiểu Đồng trung thành của mình. Thật là:“ phúc bất trùng lai họa vô đơn chí”. Điều may mắn thì đến bất ngờ và không có đến lần thứ hai, còn họa vô đơn chí thì ngược lại ám chỉ sự xui xẻo đến bất ngờ và liên tục. Ý nói họa đến liên tục nhiều hơn phúc đến.
“Bỗng có khách qua đàng thăm hỏi
Đứng đầu hồi tiếng nói nghe quen
Nàng càng kín cửa cài then
Lão bà mở cửa mon men ra ngoài
Tôi triều đình đặc sai dẹp giặc
Xin cụ cho tạm giấc đêm nay
Bà càng bối rối sợ thay
Nhìn trên bức vách ô hay chính mình
Chàng sinh nghi tấm hình ai vẽ
Con gái già non trẻ họa ra
Hỏi tên mới biết Nguyệt Nga
Bàng hoàng giây phút tôi là Vân Tiên
Thế mới biết thuyền quyên thục nữ
Trai anh hùng duyên nợ gì đây
Khúc nhôi kể lại đã đầy
Vợ chồng đoàn tụ vui vầy trăng thu
Chốn rừng xanh vi vu gió thổi
Chẳng gối loan nóng hổi làn da
Vân Tiên cùng với Nguyệt Nga
Ngại ngùng chi nữa lão bà cáo lui ”
5.1.2020 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét