Thứ Năm, 14 tháng 10, 2021

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 153

 

Trung Hiếu Nghĩa Hiệp

“ Video 24“

 

Kiều nguyệt Nga với tất cả tâm hồn trái tim nàng đã dành trọn vẹn cho chàng Lục vân Tiên, nàng biết rõ ràng Lục vân Tiên không  hề yêu Võ thể Loan, vì mối nhân duyên này là do cha chàng xếp đặt. Ông cụ đồ họ Lục vì quá yêu thương đứa con trai độc nhất của ông mà ông đích thân chọn vợ cho con trai. Sẵn có Võ Công cùng là bạn học ngày xưa, là môn đệ vạn bối của thày Khổng- Mạnh nên ông nghĩ người quân tử không lẽ ăn ở hai lòng, ông không hề biết Võ Công bên Hàn Giang là một điền chủ tham lam bóc lột hà hiếp dân nghèo thậm tệ. Một kẻ xanh vỏ đỏ lòng tiền hậu bất nhất gian xảo. Khi con trai ông bị mất tích, nghe thiên hạ đồn đoán thì bên nhà họ Võ trở mặt, trong khi đó nàng Kiều nguyệt Nga lại sang xin ông nhận nàng là con dâu, dù chỉ là tượng trưng. Nàng xin thay chàng Lục vân Tiên chăm sóc phụng dưỡng ông. Nay phải đi cống Ô Qua theo lệnh triều đình nàng để lại vàng bạc tiền của để Lục ông tĩnh dưỡng tuổi già, thật là chu đáo cảm động vô cùng.

 

“Ai cũng khen người con dâu thảo

Cha dưỡng già lễ giáo gia phong

Đủ tiền đau ốm dự phòng

Ba thu dồn lại sầu đong não nùng“

 

Kiều thái Công đã lên chức Thái Khanh cai quản cả một vùng rộng lớn từ Hà Khê. Hàn Giang và cả Đông Thành, đã cho lính đến tận nhà triệu mời Lục ông tới phủ. Khi nhận ra bức tranh vẽ con trai mình của nàng Kiều nguyệt Nga thì Lục ông đã hiểu ra đôi trẻ yêu nhau từ lâu mà mình lại hấp tấp mai mối với Võ thể Loan, ông kể lại hết sự tình con trai mình mắc nạn, nghe đồn đã chết rồi. Nhưng nàng Kiều vẫn chưa tin Lục vân Tiên đã chết, linh tính cho biết chàng vẫn còn sống. Nhưng cái tin bất hạnh này đã làm nàng nhuốm bệnh. Cụ Nguyễn Đình Chiểu mô tả như sau:

 

“Nguyệt Nga nhuốm bệnh thở than

Năm canh luỵ ngọc xốn xang lòng vàng

Nhớ khi thề thốt giữa đàng

Chưa nguôi nỗi thảm, lại vương lấy sầu

Công đà chờ đợi bấy lâu,

Thà không cho gặp buổi đầu thời thôi.

Biết nhau chưa đặng mấy hồi,

Kẻ còn người mất, trời ôi là trời!

Thuở xưa giữ dạ ghi lời,

Thương người quân tử biết đời nào phai?“

 

Đối với cụ Nguyễn Du tôi không dám đề nghị sửa lại thơ nhiều. Nhưng với cụ Nguyễn đình Chiểu tôi thấy thơ mộc mạc nông dân quá. Khi Nguyệt Nga đã nhuốm bệnh thì lòng nào còn xốn xang nữa kia chứ? Mà thơ không được vần lắm, nỗi lòng nàng sẽ héo hắt rầu rĩ thê lương. Vậy tôi xin đề nghị đoạn thơ này nên viết là:

 

“Nguyệt Nga ngất xỉu mơ màng

Năm canh tiều tụy dở dang lỡ làng

Hồn xưa dưới ánh trăng vàng

Giữa đàng thề thốt thiếp chàng bấy lâu

Tương tư gieo nặng mối sầu

Thà không quen biết buổi đầu thì thôi

Gặp nhau chưa thỏa mấy hồi

Kẻ còn người mất than ôi hỡi trời

Thiếp nay tạc dạ ghi lời

Lòng nào phụ bạc cảnh đời tàn phai?“

 

Người ta thường nói, quốc gia lâm nguy thất phu hữu trách. Đúng ra phải mang quân ra chống trả giặc ngoại xâm thì triều đình lại nghe lời sàm tấu của tên Hán gian cấu kết với giặc, vì thù riêng đã đẩy nàng Kiều nguyệt Nga đi triều cống cho giặc. Một kế sách bẩn thỉu hèn mọn vô cùng.

 

“Cũng bởi tại binh nhung tràn tới

Lũ sài lang soi mói Đồng Quan

Triều đình văn võ hai ban

Sở Vương lưỡng lự luận bàn ra quân“

 

Đồng Quan một ải quan trọng hiểm yếu ở bên Tàu, nằm ở phía đông của Quan Trung, phía bắc Tần Lĩnh, nam sông Vị và sông Lạc, đông của núi Hoa Sơn và giữa 3 tỉnh Sơn Tây, Thiểm Tây và Hà Nam. Trong lịch sử Trung Hoa, Đồng Quan là một vị trí chiến lược do tầm quan trọng địa lý của nó. Trong thời Tam Quốc, ở đây đã diễn ra trận Đồng Quan nổi tiếng giữa triều đình nhà Hán do Tào Tháo chỉ huy với các thế lực cát cứ ở Tây Lương do Mã Siêu và Hàn Toại chỉ huy. Như cụ Nguyễn đình Chiểu theo sách xuân thu chiến quốc thì Đồng Quan thuộc lãnh thổ nước Sở.

 

“Có ngờ đâu gian thần sàm tấu

Tham bạc vàng cửa hậu vào ra

Thông đồng với lũ giặc Oa

Giả vờ cống nạp Nguyệt Nga cho rồi

 

Nào sắc nước hương trời nghiêng ngả

Gái Trung Hoa ẻo lả men say

Hai mươi tống tiễn trọn ngày

Thuyền hoa đợi sẵn sang ngay xứ người

 

Kiều Nguyệt Nga chơi vơi do dự

Năm mươi con thể nữ đứng hầu

Quân quan dày đặc chân cầu

Kim Liên hớt hải biển sâu sóng gầm

 

Dìu Kiều Lão tình thâm phụ tử

Bước lên thuyền tư lự xót xa

Rưng rưng ngấn lệ nhạt nhòa

Tiễn con về nước Qua Oa mịt mù

 

Đừng bịn rịn tòng phu trọn vẹn

Hai phương trời nghèn nghẹn vầng trăng

Buồn dâng tới tận cung Hằng

Sương rơi đầu ngõ cát đằng dây leo

 

Ấy hồn trẻ hắt heo ngọn cỏ

Gió heo may lúc tỏ khi mờ

Sen vàng bảng lảng như mơ

Cuốc kêu khắc khoải dật dờ bóng con

 

Dù xa nước lòng son chói lọi

Nhớ quê hương mòn mỏi cha già

Các quan thương cảm bên rìa

Lo toan quốc sự chau tria phận mình

 

Việc quốc gia xót tình phụ tử

Buồm giong lên thứ tự xếp hàng

Tiền hô hậu ủng quan lang

Thuận buồm xuôi gió thênh thang lên đường

 

Mười ngày tới ải Đồng sóng dữ

Bầy hải âu rền dứ trăng sao

Mạn thuyền đàn cá lao xao

Ngọn đèn hiu hắt nghẹn ngào Nguyệt Nga

 

Quân hầu cận gật gà xiêu vẹo

Nằm ngổn ngang chồng chéo lên nhau

Nhẹ nhàng vén bức rèm châu

Bất ngờ lao xuống biển sâu một mình

 

Cùng ống quyển tấm hình liều mạng

Kim Liên kêu chạng vạng canh ba

Quan quân thể nữ thét la

Mênh mông mặt nước người đà thấy đâu?”

 

Kiều Nguyệt Nga uất ức căm hận cha con nhà Thái Sư và Trịnh Hâm ép mình phải triều cống cho lũ cướp biển ngoại bang, nên trong lúc thừa dịp mọi người trên thuyền mệt mỏi ngủ say nàng đã lao mình xuống  vùng cửa biển tuẫn tiết theo chồng. Đám quan quân sứ giả nước Sở đành phải dùng ngay nàng Kim Liên hầu gái, tỳ nữ của kiều Nguyệt Nga thay thế vào chân Vương phi cho quốc vương Ô Qua.

 

“Ai vạch lá tìm sâu mà kể

Sẵn Kim Liên thay thế Nguyệt Nga

Trá hôn về nước Qua Oa

Trộm long tráo phụng thuận hòa cả đôi

 

Chúng nhìn nhau một hồi mưu tính

Đốc quan đành bi kịnh chẳng may

Dưới trên kín miệng đúng ngày

Kiệu hoa rước phụng tới ngay bệ rồng“

 

Muốn biết tính mạng Kiều nguyệt Nga sống chết ra sao xin đón nghe video 25 sẽ rõ.

 

3.1.2020 Lu Hà

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét