Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015

Hiện Tượng Thơ Rỏm Hoàng Quang Thuận Phần 69




Trích: Làng Việt Cổ

Cây chuối cây môn Làng Việt Cổ
Nằm bên núi đá mọc ngàn xưa
Cạnh suối ông già ngồi đẽo gỗ
Cày tre dây bện với người bừa

Hoàng quang Thuận


May mắn hiếm hoi có bài này tôi nên xếp vào dạng thơ mới; vì Thuận hay vua Trần viết như vậy là ổn theo phép niêm câu 1 niêm câu 2 và câu 3 niêm câu 4.

Nhưng đáng tiếc lại là một bài thơ cực kỳ vô nghĩa câu chữ không ăn khớp nhí nhố đầy mâu thuẫn thiếu tính lôgich thông thoáng, thơ bí rì rì đến khó thở. Một bài thơ bâng quơ nhạt nhẽo nhàm chán quá mức tưởng tượng của các anh Phèo cô Nở. Tả như vậy vẫn chưa toát thấy cái cổ xưa, chỉ là một bản làng bình thường khắp cả 3 miền đất nước, đi đâu cũng thấy có cảnh này ở các vùng núi.

Này nhé mâu thuẫn vô lý tối nghĩa bởi các chữ: Cạnh suối ông già ngồi đẽo gỗ? Để làm gì? để làm cái cày tre dây bện, lẫn lộn giữa cây gỗ và cây tre, sau đó với người bừa? Ai bừa bên bờ suối, đã là bờ suối trong rừng sâu liệu đủ là một cánh đồng chưa? Chỉ có sông lớn mang phù sa bồi đắp ra những cánh đồng nhưng với một con suối nhỏ cũng tạo ra một cánh đồng? Khó tin lắm. Bởi vì Thuận dùng chữ với không phải chữ cho, mà cày khác với bừa. Nên nhớ cái cày chỉ có một lưỡi rộng bản và cái bừa có nhiều răng. Bởi vì Thuận đầu óc tăm tối nên trên có chữ xưa và dưới nhét đại chữ bừa vào cho xong, thiếu suy nghĩ. Thơ thế cũng bảo thơ? Khỉ ơi là khỉ.

Tôi xin có thơ sau:

Làng Người Việt Cổ Đại

Làng Việt cổ xưa nhất nước Nam
Có chừng khoảng độ bốn nghìn năm
Ở xã Gia Sinh vùng Bái Đính
Cảnh quang hiu hắt gió âm thầm

Khoai lang chuối bắp nhiều rau quả
Vườn rộng ngỗng ngan ngóng cổ cao
Góc hè ông cụ ngồi đan xọt
Móm mém bà già cất tiếng chào

Mười ngón chân xòe khô nứt nẻ
Dân cư trông mặt rất hiền lành
Việc nông đồng áng quen lam lũ
Một khoảng trời riêng chẳng bận mình.

thơ làm nhân đọc 4 câu thơ tự do của Hoàng quang Thuận: Làng Việt Cổ
30.8.2012 Lu Hà


Trích: Chùa Am Cổ

Chùa Am sát vách bên hông núi
Đường VÀO đá LÁT cảnh HOANG sơ
Nhũ đá hơi sương đường mát lạnh
Tượng PHẬT uy NGHIÊM bệ ĐÁ thờ

Lơ thơ lau trắng động am tiên
Ngồi TRÊN bệ ĐÁ Đức ÔNG thiền
Ao Giải ngày xưa nơi HÀNH tội
Nghiệp CHƯỚNG giải TRỪ những oan khiên

Hoàng quang Thuận

Đếm được 12 lỗi cơ bản. Nghĩ mà thương xót cho vua Trần đang ở Phật Quốc hay nơi tiên cảnh, hay linh hồn Ngài còn phảng phất đâu đó miền không gian cảnh giới nào bị ông Thuận vu khống thơ này là do Ngài làm ra chứ không phải do ông Thuận làm.

Chùa am sát vách bên hông núi? Câu thừa sát vách còn bên hông núi. Đây chỉ là ngôi am chùa tận dụng cái hang do thiên nhiên tạo ra và làm chùa luôn.

Đường vào đá lát cảnh hoang sơ - Nhũ đá hơi sương đường mát lạnh? Cả hai câu rời rạc tối nghĩa vì đường vào lại nhũ đá. Ta hỏi nhũ đá ở đâu? Trong vách hang hay lởm chởm ở trên đường như san hô vỏ sứa? Viết như vậy có phải vô lý tối nghĩa hay không?

Rồi bỗng nhiên tượng Phật uy nghiêm bệ đá thờ? Tượng ở đâu trong hang động hay ở trên đường lát đá? Câu văn lộn xộn gò ép vần tuỳ tiện.

Lơ thơ lau trắng động am tiên ? Hơi một tí là nhét chữ tiên vào đây? Ông này nghiện mùi tiên hay sao ấy như anh chàng Phèo nghiện mùi hôi nách của cô Nở? Này nhé: nơi đây ngày xưa có một cái ao nuôi con Giải, vua Đinh Tiên Hoàng dùng để hành tội phạm nhân, quẳng xác vào cho Giải ăn thịt mà ôngThuận cứ thần tiên bồng lai ở đây? Thần tiên thiên đường mãi nó đã trở thành thông lệ cho những câu cửa miệng nhàm chán theo thói quen cộng sản.

Hai câu sau lại nói ra là cảnh rùng rợn chết chóc thì còn thần tiên cái con khỉ gì? Một bài thơ lộn xộn vô cảm đầy mâu thuẫn của người có trí tuệ chỉ số IQ ( Intelligent quo'te) dưới mức trung bình.

Xin có thơ sau:

Ao Giải Am Chùa Cổ

Thiên nhiên kiến tạo am chùa cổ
Cảnh vật hoang sơ lạnh cả người
Heo hút treo leo sương núi phủ
Hang sâu thăm thẳm giọt mưa rơi!

Bên trong ao Giải xưa hành tội
Mười thế kỷ qua truyện đã rồi
Nghiệp chướng tiêu trừ bằng tượng Phật
Cô hồn rên rỉ khắp muôn nơi

Nhũ đá rêu xanh tường mát lạnh
Sư ông chĩnh chện lắng tâm thiền
Lốc cốc mõ khuya cơn gió thốc
Dế giun đàn hạc mãi triền miên

thơ làm nhân đọc 2 khổ thơ tự do của Hoàng quang Thuận: Chuà Am Cổ
30.8.2012 Lu Hà



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét