Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Hiện Tượng Thơ Rỏm Hoàng Quang Thuận Phần 62



Trích: Tam Cốc

Nước mòn vách núi hẻm ĐÁ vôi
Biển cả ngàn xưa đã XA rồi
Ngô ĐỒNG uốn LƯỢN theo vách núi
Sông soi bóng nhạn cánh chim trời


Hoàng quang Thuận

Muôn thuở thì vẫn cứ là cậm cạnh, thơ này thì khó mà ngẩng mặt nhìn trời xanh được cứ tăm tối mãi thôi. Đọc thơ thì biết thừa cha đẻ của nó chỉ là hạng tiểu nhân tầm thường kém cỏi vô học bất tài Dù có là giáo sư tiến sĩ này nọ chỉ là thứ đồ hư danh làm đỏm mà thôi. Tôi cứ phải đếm mỏi cổ mãi, bài này phạm 4 lỗi cơ bản không thể ba trợn ba trạo cãi lý đây là thơ hiện đại, cải tiến cho phù hợp với bước tiến của thời đại, thơ đường biến thể biến cách để đạt đến đỉnh cao của trí tuệ cao siêu thượng hạng.

Ngay cây ngô đồng mọc đạu tràn trên vách núi đá vôi cũng vô lý, nên phân biệt ngô đồng và vông đồng hay cây thầu dầu. Ngô đồng cây to cao tán rộng, lá rộng hoa thường màu tím nhưng không phải ngô đồng cho ta bắp ăn đâu. Ngô đồng uốn lượn theo vách núi là ngoa ngữ.

Sông soi bóng nhạn cánh chim trời? Sông nào có thể soi bóng nhạn được? Chỉ có cánh nhạn soi bóng dưới dòng sông hay tương tự trăng soi đáy nước, trăng soi hồ nước v. v... Chỉ có 4 câu tủn mủn mà viết không nên hồn, chả ra cái thể thống gì cả? Mục đích thơ này chỉ để hủ bại ngu dân là chính, nhằm thực hiện chính sách: ngu để trị, dân càng ngu thì quan chức càng béo bở vớ bẫm, trúng mánh, ăn to.

Xin có thơ sau:


Tình Nghĩa Ba Hang

Văn Lâm Ninh Hải Huyện Hoa Lư
Hang động thần tiên mộng cố đô
Xa gần náo nức về Tam Cốc
Bác cả cô hai hỡi chú ba

Ngày xưa sóng vỗ thành hang đá
Biển cả mênh mông khuất bóng tàn
Tùng trúc xanh tươi càng uốn éo
Sườn non thung lũng đẹp vô vàn

Dòng sông phiá trước sầu chẳng nói
Thấp thoáng buồm nâu chở nổi buồn
Công chuá Phất Kim trầm giếng ngọc
Nghìn thu bàng bạc đóa trăng non

thơ làm nhân đọc 4 câu thơ tự do của Hoàng quang Thuận: Tam Cốc
28.8.2012 Lu Hà


Trích: Bến Đò

Văn Lâm Đình Các bến đò xưa
Các QUAN phủ PHỤC đến SÂN chùa
Thái VI đền THƯỢNG vua TRẦN ngự
Nghìn năm hoang phế bãi lau thưa

Hoàng quang Thuận

Bốn câu bằng cái lỗ mũi cũng nhét vào đâý những 6 lỗi cơ bản phạm đường qui.

Các quan phủ phục đến sân chùa? Đã phủ phục thì làm sao mà đến được hở giời? Không lẽ cứ phủ phục gầm mặt xuống đất rồi cứ bò dần đến sân chùa? Viết như vậy có khác chi ám chỉ Vua Trần là một bạo chúa hôn quân, vì Ngài đã coi thường nhân cách thể diện của văn võ bá quan?

Thái Vi đền thượng vua Trần Ngự? Tức là vua trần ngồi ở sân thượng, hay bệ cao trên đền Thái Vi sau đó thì nghìn năm hoang phế bãi lau xưa. Một câu thơ vô cảm tối nghĩa
Vì cái chỗ vua ngồi đó mà làm cho ngàn năm hoang phế bãi lau thưa? Chưa chắc là bãi lau thưa nếu như ngàn năm thì bây giờ là một rừng lau rậm rạp. Bởi vì không có cách nào để ghép vần cho hợp với chữ xưa, chùa nến quẳng bừa chữ thưa vào? Làm cho thơ thiếu lôgích trí tuệ cảm xúc.

Theo tôi: Lĩnh vực kinh tế, tiền tài, ngân hàng, hay công trình khoa học gì đó có thể ăn cắp hoặc mua bản quyền được chứ văn chương thơ phú có phải trò đùa dễ chơi đâu nếu anh không có kiến thức, không có khả năng thật sự. Tinh vi láu cá như ông Hồ dám nhận tập ngục trung nhật ký là cuả mình cuối cùng vẫn bị thiên hạ moi ra sự thật, trước sau cũng vẫn bị lộ vì văn chương là lĩnh vực rất khó gỉa mạo, dối trá. Làm thơ mà mù tịt, nếu ai hỏi ý nghĩa bài thơ của mình như anh chàng Trịnh công Sơn hay Phạm Duy gì đó về bài hát nào đó do chính mình sáng tác ra. Phạm Duy còn thật thà chính tôi không rõ nhưng thấy chữ đó hay nên cho vào. Còn anh chàng Trịnh công Sơn có sẵn nghề mật vụ chỉ điểm thì ranh mãnh trí trá hơn: tôi không giải thích để thử trí thônh minh của các bạn trẻ.

Xin có thơ sau:

Bến Văn Lâm

Đình Các Thái Vi xưa náo nhiệt
Hàng năm lễ hội bến Văn Lâm
Văn võ bá quan chầu phủ phục
Hải hà xã tắc nặng tình thâm

Ngày nay quang cảnh sao buồn thế
Lau lách mọc dầy cỏ uá hôi
Chim chóc lao xao tìm bến đậu
Bao phen trần thế hạt sương rơi!

Còn đâu xa gía vua Trần đến
Chiêng trống hò reo bốn mặt quân
Cờ treo đèn kéo không còn nữa
Khắc khoải mây trời giọt chứa chan!

thơ làm nhân đọc 4 câu thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Bến Đò
28.8.2012 Lu Hà



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét