Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015

Hiện Tượng Thơ Rỏm Hoàng Quang Thuận Phần 49



Vua Lê Đại Hành

Chân mệnh đế vương thủa lọt lòng
Rồng vàng đã ấp ở bên trong
Lê Hoàn Thập Đạo mang chân khí
Trên VAI nặng GÁNH vận NON sông

Vua Đinh tiên đế đã băng hà
Để YÊN xã TẮC với TRIỀU ca

Vận nước lâm nguy tôn MINH chủ
Thái HẬU vua LÊ lại MỘT nhà

Phá Tống bình Chiêm Lê ĐẠI Hành
Ngàn năm còn mãi với SỬ xanh
An dân dựng nước đầy mưu lược
Hào lũy thung sâu dựng trường thành

Hoàng quang Thuận

Đếm cả bài phạm 13 lỗi phạm đường qui. Ông này không biết làm thơ mà cứ viết nhắng nhít lên gieo vần lưng bậy bạ theo kiểu nghe thì lọt tai bởi những âm như: trôi, rồi, thôi, lôi, rôi v. v... Ông bất kể đến tính lôgich liên kết bố cục tổng thể hợp lý cân đối cả toàn bài. Thơ ông nên xếp vào loại thơ tự do, mặc dù ông cũng cố ép một khổ 3 vần bằng và một vần trắc. kẻ ngu si thì tưởng là tứ tuyệt vì nó hao hao như vậy chứ thật ra khộng phải vậy. Một sự giả trá trắng trợn chỉ có thể bíp được cả một khối người ù ù cặc cặc háo danh ăn theo và a dua.

Chân mệnh đế vương thuở lọt lòng ? Nghe như một đoạn văn cuả Kim Dung trong chuyện trưởng chứ thơ phú quái gì?
Rồng vàng đã ấp ở bên trong? Trong ổ gà hay trong tử cung của bà mẹ ông Lê Đại Hành hở giời? Ông ấy sinh ra trong cảnh nghèo khổ bần hàn.
Lê Hoàn thập đạo mang chân khí? Thập đạo là 10 đạo luyện công chưởng, chân khí kinh mạch có từ còn đỏ hỏn khi chưa vỡ bọng cứt? Đọc thơ này nghe nó ngô nghê thế nào ấy. Thật ra:Thập đạo tướng quân Lê Hoàn (941 - 1005) - Đó là tước vị trước khi Người lên ngôi hoàng đế, là vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lê. Ông xuất thân trong một gia đình nghèo khổ. Lớn lên, theo Nam Việt vương Đinh Liễn dẹp loạn 12 sứ quân, Lê Hoàn lập được nhiều chiến công hiển hách, được phong chức Thập đạo tướng quân khi vừa tròn 30 tuổi.

Vào năm 979, khi nhà Đinh gặp biến cố, Lê Hoàn cùng triều thần bảo vệ ấu chúa lên ngôi trong lúc giặc Tống phương Bắc đang lăm le xâm chiếm đất nước. Trong tình thế cần người tài đức điều khiển ba quân, Sau khi bàn thảo cùng các vị đại thần, Thái hậu Dương Vân Nga khoác áo long cổn cho Lê Hoàn đồng suy tôn lên ngôi hoàng đế. Lê Hoàn lên ngôi, đặt niên hiệu là Thiên Phúc, ban tước Vệ Vương cho Đinh Toàn và lãnh đạo toàn quân đánh giặc..

Trên vai mang nặng vận non sông? Non sông có vận gì? Luôn bị thằng Tàu nó nhòm ngó hay vận nhược tiểu?

Vua Đinh tiên đế đã băng hà- Để yên xã tắc với triều ca? Câu thơ như một bài vè , bài đồng dao trẻ mục đồng hát chơi chứ có phải là thơ đâu?

Vận nước lâm nguy tôn minh chủ như kiểu anh hùng lục lâm tôn một người lên làm lão đại, một băng đảng, một minh chủ ... Bố khỉ thơ mới chẳng phú.

Thái Hậu vua Lê lại một nhà? Nghe như hai băng đảng hợp nhau nó mất đi cái tình người, tình yêu, tình tri kỷ hồng nhan, viết thế mà cố viết lấy được.

Thôi chán quá, đủ rồi tôi không muốn phân tích tiếp nưã. Xin có thơ sau cho sớm chợ.



Hổ Oai Tướng Quân Lê Hoàn

Hổ oai tuớng quân hẳn Lê Hoàn
Thái Hậu Vân Nga tuyệt mỹ nhân
Khoác áo long bào ra chiến trận
Chi Lăng giặc Tống máu tuôn tràn

Tây Kết Bạch Đằng khét tiếng vang
Ba quân thế mạnh khí rồng vàng
Bình Chiêm Đại Việt yên bờ cõi
Tri kỷ tri âm thiếp với chàng

Mười vạn quân Tàu chết thảm thay
Giang sơn bền vững lại từ đây
Vương hầu công bá nào ai đó
Tủi hận bao lần chịu đắng cay.

thơ làm nhân đọc 3 khổ thơ tự do của Hoàng quang Thuận: Vua Lê Đại Hành
25.8.2012 Lu Hà


Trích: Thái Hậu Dương Vân Nga

Hương lửa đang nồng Trâm vỡ tan
Con còn thơ dại giặc NGỌẠI bang
Thế NƯỚC lòng Dân trời binh lửa
Có hiểu lòng ta hỡi ĐINH Hoàng

Hậu thế nghĩ gì ngôi Thái hậu
Vân Nga đâu tiếc tấm thân vàng
Vì nước an dân trao NGÔI báu
Lê Hoàn dậy sóng thắng lân bang

Hoàng quang Thuận

Đếm được 5 lỗi cơ bản. Vẫn là lối diễn tả như kịch tấu hề ở màn kép màn phụ chứ không phải là thơ. Buồn cuời nhất: Lê Hoàn dậy sóng thắng lân bang. Như vậy nổi sóng lên là tháng lân bang như kiểu thắng giặc lạ, tàu lạ, thù lạ?

Thật giữa Đinh Tiên Hoàng và Dương Vân Nga đâu có phải là hương lưả nồng nàn gì cho cam? Thơ viết xuyên tạc lịch sử.

Đinh Tiên Hoàng có con trưởng là Đinh Liễn, nhưng ông lại lập con út Hạng Lang làm Thái tử. Vì vậy đầu năm Kỷ Mão 979, Đinh Liễn tức giận sai người giết Hạng Lang. Theo chính sử, tháng 11 (âm lịch) năm đó, một viên quan là Đỗ Thích, mơ thấy sao rơi vào miệng, tưởng là điềm báo được làm vua nên đã giết chết cả Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn. Đinh Tiên Hoàng làm vua được 12 năm, thọ 56 tuổi. Ông được táng ở sơn lăng Trường Yên.

Các nhà nghiên cứu có đặt giả thiết là hành động của Lê Hoàn có sự trợ giúp của Dương Vân Nga. Trong bối cảnh cung đình của nhà Đinh lúc ấy có 3 hoàng tử, trưởng là Liễn, thứ là Toàn, út là Hạng Lang. Liễn là con trưởng, có nhiều công lao; Hạng Lang lại được vua yêu nên đã lập làm thái tử dù mới lên 4 tuổi, khó có thể bộc lộ những phẩm chất cao siêu hơn Đinh Liễn. Tiên Hoàng lại có những 5 hoàng hậu; có thể đã xảy ra cuộc đua ganh giữa 5 hoàng hậu về tương lai của ngôi thái tử. Trong cuộc đua ganh này, Dương hậu đã chọn Lê Hoàn làm chỗ dựa. Sau sự kiện Đinh Liễn giết Hạng Lang, Đinh Tiên Hoàng không xử phạt Đinh Liễn mà vẫn dự định để Liễn nối nghiệp. Có thể điều này làm phật ý Dương hậu khi bà cho rằng trước đã đặt Hạng Lang trên Liễn thì nay Liễn cũng phải ở dưới Toàn; và Dương Hậu đã cùng Lê Hoàn hành động? Nhưng dù sao chăng nữa sau khi vua Đinh chết tôi thấy mối tình của Dương Vân Nga với thập đạo tướng quân Lê Hoàn cũng đẹp đôi. Ngoài Lê Hoàn ra không ai đủ tài sức chống chọi với 10 vạn quân Tống.

Vây xin có bài thơ:


Tuyệt Thế Giai Nhân

Quốc sắc thiên hương bậc nữ lưu
Ngàn năm hậu thế khóc Vân Nga
Đài trang kiệt nữ nhìn thấu tận
Long bào gửi gắm mặt sơn hà

Lửa hồng rừng rực nghĩa tào khang
Gió chướng phân đôi nửa lỡ làng
Hồn chàng tức tưởi theo mây gió
Con trẻ thơ ngây sự bẽ bàng

Hiểm hoạ ngàn cân treo sợi tóc
Kẻ thù bắc Tống lại xâm lăng
Chọn người dũng tướng trao ngôi báu
Vương miện tiếc chi đoá ngọc vàng

Nội tặc giặc ngoài quyết dẹp tan
Thù nhà nợ nước bóng trăng ngàn
Suối vàng tiên đế tròn yên giấc
Danh tiếng muôn đời hỡi thế nhân...!

thơ làm nhân đọc 2 khổ thơ cuả Hoàng quang Thuận: Thái Hậu Dương Vân Nga
25.8.2012 Lu Hà



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét